(HBĐT) - Cuối năm 1963 đầu năm 1964, trước nguy cơ sụp đổ của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam. Đầu năm 1964, Mỹ đã tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược đối với cả 2 miền Nam - Bắc. Thực hiện kế hoạch đó, tháng 8/1964, quân Mỹ đã dựng lên "sự kiện vịnh Bắc Bộ”, lấy cớ ném bom phá hoại miền Bắc. Ngày 5/8/1964, Mỹ đã cho máy bay ném bom tấn công vào hầu hết các vị trí trọng yếu, chính thức dùng không quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

Trên địa bàn tỉnh, ngày 3/5/1965, máy bay Mỹ đã bắn phá khu vực km 90, quốc lộ 12A thuộc xã Ngọc Lương (Yên Thủy) mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại vào địa bàn tỉnh. Tiếp đó, các trục đường, bến phà và các kho tàng đã trở thành mục tiêu bắn phá của máy bay Mỹ. Trước tình hình đó, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã chủ động chiến đấu chống lại không quân Mỹ. Phong trào bắn máy bay bay thấp được các nơi sôi nổi hưởng ứng và lập được thành tích xuất sắc. Ngày 31/5/1965, dân quân xóm Lục, xã Liên Hòa (nay là Yên Nghiệp - Lạc Sơn) đã bắn rơi 1 chiếc máy bay phản lực F4H, loại tối tân nhất của Mỹ lúc đó bằng súng trường. Chiến công này đã mở đầu cho phong trào bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh của Quân khu 3. Sau chiến thắng này, ngày 29/4/1966, dân quân xã Trung Thành (Đà Bắc) đã phục kích bắn rơi 1 máy bay F101 bằng súng trường; tiếp đó, ngày 20/7/1966, dân quân xã Thu Phong (Cao Phong) đã bắn hạ 1 máy bay bằng súng trường...

Năm 1967, địch liên tục đẩy mạnh đánh phá các mục tiêu trọng yếu trên địa bàn tỉnh. Trước những thủ đoạn thâm độc đó, quân và dân trong tỉnh đã chủ động tìm địch để đánh, vừa thực hành chiến thuật bảo vệ mục tiêu, vừa cơ động phục kích hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội chủ lực chiến đấu dũng cảm, mưu trí. Cùng với chiến đấu hiệu quả, nhân dân các dân tộc trong tỉnh còn tập trung chi viện sức người, sức của cho chiến trường. Tại các địa phương đã dấy lên phong trào thi đua tình nguyện tòng quân. Đến cuối năm 1968, toàn tỉnh đã có 123 bà mẹ, người vợ, ông bố viết đơn bằng máu cho chồng, con đi chiến đấu. So với cuộc kháng chiến chống Pháp, thanh niên trong tỉnh tham gia nhập ngũ tăng gấp 10 lần. Con em các dân tộc tỉnh vào chiến trường chiến đấu lập nhiều chiến công xuất sắc. Trong gần 4 năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân lần thứ nhất của Mỹ, quân và dân trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực và độc lập tác chiến hàng trăm trận, bắn rơi 37 máy bay các loại.

Để cứu vãn nguy cơ thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”, ngày 6/4/1972, Mỹ đã huy động máy bay, tàu chiến tập trung đánh phá miền Bắc lần thứ 2. Trong lần này, Mỹ đã sử dụng một lực lượng máy bay chiến đấu hiện đại, máy bay chiến lược B52 ném bom, bắn phá mang tính hủy diệt. Trên địa bàn tỉnh, từ tháng 5/1972, máy bay địch đánh phá ngày càng gia tăng. Trong năm 1972, địch đánh phá ở 43 điểm trên địa bàn 8 huyện, hủy diệt cơ sở kinh tế, văn hóa, đường giao thông và kho tàng quân sự. Trong năm 1972, không quân Mỹ đã đánh phá 117 lần. Chúng ném xuống 821 quả bom phá, 25.960 quả bom bi, 79 quả tên lửa, gần 100 quả bom hóa học, bom xuyên và hàng vạn viên đạn pháo 20 mm, gây tổn thất lớn về người và tài sản của nhân dân.

Biến đau thương thành hành động, ngày 21/8/1972, dân quân xã Lạc Long (Lạc Thủy) đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay không người lái; Đại đội du kích Cù Chính Lan vừa hoàn thành nhiệm vụ tại Quảng Trị trở về, tham gia chiến đấu, bắn rơi tại chỗ 1 máy bay phản lực F4H của Mỹ. Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972, quân và dân trong tỉnh bắn rơi 3 máy bay Mỹ. Kết thúc cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại 2 lần của Mỹ, LLVT tỉnh đã độc lập và phối hợp chiến đấu 835 trận, bắn rơi 49 máy bay. Trong năm 1973 – 1974, tỉnh ta tiếp tục hoàn thành vượt mức nhiệm vụ động viên tuyển quân. Bước sang năm 1975, toàn tỉnh có 90% thanh niên trong độ tuổi từ 18 - 25 đăng ký sẵn sàng lên đường vào Nam chiến đấu. Trong chiến đấu, nhiều con em nhân dân Hòa Bình đã chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công xuất sắc được phong tặng và truy tặng danh hiệu anh hùng LLVTND.

 

                                                       Mạnh Hùng

Các tin khác


Tiếp bước truyền thống “gái Vạn Mai, trai Tòng Đậu”

(HBĐT) - Có thể nói, thế hệ trẻ của huyện Mai Châu hôm nay ít ai biết và hiểu rõ nghĩa của cụm từ "gái Vạn Mai, trai Tòng Đậu”. Nhưng mọi người đều biết rằng nghĩa bao quát của cụm từ đó là chỉ những chàng trai anh dũng, kiên cường, những cô gái trung hậu, đảm đang được biết đến trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của dân tộc ngay trên vùng đất Mai Châu.

Tăng cường giáo dục chính trị, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng

(HBĐT) - Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh luôn xác định công tác giáo dục chính trị tư tưởng (GDCTTT) là hoạt động trọng yếu, góp phần trực tiếp xây dựng phẩm chất chính trị tư tưởng, quan điểm, lập trường của mỗi CB, CS. Đây cũng là cơ sở để không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Tọa đàm gặp mặt cán bộ nguyên là lãnh đạo và cán bộ MTTQ từng qua quân ngũ

(HBĐT) - Ngày 11/8, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức tọa đàm gặp mặt các đồng chí nguyên là lãnh đạo MTTQ qua các thời kỳ và cán bộ MTTQ đã từng là quân nhân. Đây là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống LLVT tỉnh Hòa Bình (16/8/1947 – 16/8/2017). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, các đồng chí nguyên là lãnh đạo MTTQ và các cán bộ MTTQ đã từng qua quân ngũ thuộc MTTQ các huyện, thành phố.

Xóm Mè - dấu ấn tình quân dân trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thượng tá Nguyễn Phú Oai, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Kỳ Sơn cho biết: Để các làng, xóm được yên vui, LLVT huyện xác định phải xây dựng thế trận lòng dân vững chắc với nội dung cốt lõi là giữ vững niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN. Điều này đòi hỏi phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh để giải quyết kịp thời các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân, giữ vững sự ổn định về chính trị, TTATXH trên địa bàn. Với kinh nghiệm xây dựng thành công mô hình làng, bản văn hóa quốc phòng và an ninh ở 3 xóm: Nội (xã Độc Lập), Mon (xã Phúc Tiến) và Quốc (xã Phú Minh), trong năm 2017, LLVT huyện tiếp tục xây dựng mô hình này ở xóm Mè (xã Yên Quang). Trong đó, tập trung vào 2 tiêu chí xây dựng NTM gồm: môi trường (số 17) và ANTTXH (số 19). Mô hình này bắt đầu thực hiện từ ngày 4/1 và hoàn thành vào ngày 17/5/2017 đã đem lại cho xóm Mè những sự đổi thay tích cực.

Điểm tựa cho phong trào toàn dân kháng chiến

(HBĐT) - Năm 1947, thực hiện lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến” của Trung ương Đảng và Bác Hồ, nhân dân xã An Bình (Lạc Thủy) sớm hoà vào cuộc kháng chiến với khí thế khẩn trương, sôi sục. Là địa bàn được ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu II (sau đổi thành Liên khu III), Tỉnh uỷ Hà Nam và Ban cán sự Đảng huyện Lạc Thuỷ chọn là địa điểm để xây dựng khu căn cứ kháng chiến. Do vậy, trên địa bàn xã có nhiều cơ quan, đơn vị của Trung ương, quân đội về đóng chân trên địa bàn như ở thôn Đồng Bầu có xưởng sản xuất địa lôi, lựu đạn, súng phóng đạn Bazoka; thôn Đồng Bông có xưởng sản xuất thuốc súng; thôn Đại Thắng có xưởng sản xuất súng... Trong điều kiện đó, Đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân xã An Bình xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là mang hết sức mình để bảo vệ các cơ quan, đơn vị đóng quân.

Bằng vũ khí thô sơ, LLVT tỉnh thắng thực dân Pháp ngay trận đầu ra quân

(HBĐT) - Ngày 15/4/1947, thực dân Pháp tiến công tái đánh chiếm Hòa Bình. Tuy vậy, có ít người biết, ngay ngày đầu tiên trong cuộc tiến đánh đó, quân Pháp đã vấp phải sức kháng cự mãnh liệt và nhận lấy những thất bại đầu tiên trên mảnh đất Hòa Bình kể từ sau khi quân và dân trong tỉnh hưởng ứng lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục