(HBĐT) - Sau vụ án liên quan đến sự cố y khoa trong chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh do TAND thành phố Hoà Bình đưa ra xét xử, mới đây, dư luận xã hội lại hướng sự chú ý đến vụ trục lợi tiền BHYT do chính những nhân viên y tế tại đơn vị này thực hiện.


Đều là những người có chuyên môn giỏi

Ngày 24/9/2019, TAND thành phố Hòa Bình kết thúc phiên tòa xét xử, tuyên án đối với 8 bị cáo là các y, bác sỹ, cán bộ y tế công tác tại BVĐK tỉnh về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 281, Bộ luật Hình sự năm 1999, nay là Điều 356 - Bộ luật Hình sự năm 2015, trục lợi hơn 273 triệu đồng từ quỹ BHXH.

Theo đó, trong khoảng thời gian từ tháng 1 - 12/2017, Nguyễn Thị Thanh Hải, Trưởng khoa Sơ sinh đã chỉ đạo bác sỹ Nguyễn Thanh Hường, Phó trưởng Khoa ra y lệnh kéo dài 214 ngày điều trị của 55 hồ sơ bệnh án đã ra viện và Trần Thị Lan Anh, điều dưỡng trưởng lập phiếu chăm sóc với 82 ngày của 38 hồ sơ bệnh án. Sau đó, Trần Thị Lan Anh trực tiếp thu gom thuốc dôi dư sau khi nâng khống hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân để mang đi bán, gây thiệt hại cho quỹ BHXH tỉnh trên 116 triệu đồng.


Với hành vi trục lợi tiền BHXH hơn 273 triệu đồng, 8 y, bác sỹ và nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã phải nhận hình phạt thích đáng.

Cùng với đó, tại Khoa Nội tổng hợp, Phó trưởng Khoa Tô Thanh Huyền đã trực tiếp lập, nâng khống 7 hồ sơ bệnh án với 74 ngày. Ngoài ra, đối tượng này còn ra chỉ định cận lâm sàng và ra y lệnh để cho các điều dưỡng viên: Bùi Thị Diệu Thuần, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Phạm Thị Bắc lập, nâng khống 42 ngày của 4 hồ sơ bệnh án. Sau khi thực hiện hành vi gian dối, Nguyễn Thị Thanh Thảo và Phạm Thị Bắc đã lấy thuốc và trực tiếp mang đi bán cho người khác. Việc làm này của các bị cáo đã gây thiệt hại trên 157 triệu đồng cho quỹ BHXH tỉnh.

Với hành vi phạm tội nêu trên, tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử TAND thành phố đã tuyên phạt tổng cộng 104 tháng tù cho các bị cáo. Trong đó, các bị cáo đóng vai trò cầm đầu, chỉ đạo thực hiện như Tô Thanh Huyền và Nguyễn Thị Thanh Hải bị tuyên phạt 15 tháng tù. Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 12 - 14 tháng tù. 4 bị cáo: Nguyễn Thị Thanh Thảo, Phạm Thị Bắc, Bùi Thị Diệu Thuần, Đồng Thu Hoài cho hưởng án treo.

Điều đáng nói là cả 8 bị can trong vụ án đều là những cán bộ được đào tạo cơ bản, được đánh giá có năng lực, chuyên môn giỏi, như Nguyễn Thị Thanh Hải đã được đào tạo bác sỹ chuyên khoa II... Do vậy, việc mất những cán bộ này là một điều đáng tiếc đối với ngành Y của tỉnh nói chung và BVĐK tỉnh nói riêng.

Thủ đoạn cực kỳ tinh vi

Trao đổi xung quanh vụ việc này, đồng chí Phạm Ngọc Sơn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: Dù BHXH luôn bố trí tổ giám định BHYT trực tiếp theo dõi việc lập bệnh án ra - vào viện; cấp phát thuốc theo BHYT cho các bệnh nhân điều trị tại BVĐK tỉnh, nhưng cũng không thể phát hiện hành vi nâng khống số ngày điều trị và vật tư y tế của các đối tượng này. Bởi vì các đối tượng này đã thực hiện thủ đoạn cực kỳ tinh vi. Chỉ đến khi lực lượng An ninh điều tra vào cuộc thì mới có thể làm rõ hành vi trục lợi tiền BHYT của các nhân viên y tế này.

Trong đó, với thủ đoạn lập khống tờ điều trị để hợp thức hoá 387 ngày điều trị của 100 bệnh nhân, các y, bác sỹ và nhân viên y tế tại Khoa Sơ sinh đã trục lợi tiền giường nằm điều trị và lấy thuốc, vật tư y tế bán ra ngoài, sau đó thanh toán với BHXH. Qua đó, đã gây thất thoát hơn 116 triệu đồng của Quỹ BHXH tỉnh. Còn ở Khoa Nội tổng hợp thì bằng thủ đoạn nhờ các bệnh nhân mượn thẻ BHYT của người khác, bác sỹ Tô Thanh Huyền, Phó trưởng Khoa đã làm giả phiếu khám bệnh, kết quả nội soi, siêu âm, X-Quang; kê khống thời gian điều trị, kê khống thuốc, vật tư y tế; các điều dưỡng Phạm Thị Bắc, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Đồng Thu Hoài, Bùi Thị Diệu Thuần, Đinh Thị Lê kê khống phiếu chăm sóc để hợp thức hoá việc nâng khống ngày điều trị, thuốc, vật tư y tế mang đi bán ra ngoài. Quá trình điều tra, xác định BHXH tỉnh đã thanh toán cho 21 hồ sơ do Khoa Nội tổng hợp lập với số tiền 201.219.570 đồng. Trong đó, chi phí thực tế cho các bệnh nhân là 43.833.755 đồng, gồm tiền thuốc, vật tư, giường nằm, xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh, phẫu thủ thuật, thăm dò chức năng. Số tiền còn lại do các đối tượng lập khống 241 ngày điều trị cho bệnh nhân để trục lợi BHYT là 157.385.815 đồng. Như vậy, số tiền các đối tượng này trục lợi từ việc nâng khống số ngày điều trị để lấy tiền giường, tiền thuốc và vật tư y tế gấp gần 4 lần so với số tiền chi phí thực tế cho các bệnh nhân.

Nói về vấn đề này, đồng chí Phạm Ngọc Sơn lý giải: Trên thực tế, quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH vẫn có những kẽ hở để các đối tượng lợi dụng trục lợi từ quỹ BHXH. Vụ việc trên là một ví dụ điển hình. Dù tại thời điểm đó, BVĐK tỉnh đã có phần mềm điện tử quản lý bệnh viện, nhưng bộ phận giám định không được Bệnh viện cung cấp user nên không thế tiếp cận thông tin, nên việc kiếm soát bệnh nhân ra - vào rất khó khăn. Ngoài ra, thực hiện chính sách BHYT đối với trẻ dưới 6 tuổi, có tính chất đặc thù nên bộ phận thanh tra, kiểm tra của BHXH hầu như không thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đối với Khoa Sơ sinh. Do vậy, các đối tượng đã lợi dụng những kẽ hở đó để trục lợi quỹ BHXH.

Cũng theo đồng chí Phạm Ngọc Sơn, để ngăn ngừa tình trạng này tái diễn, BHXH tỉnh đã có văn bản đề nghị Sở Y tế tăng cường công tác thanh tra, quản lý Nhà nước về BHYT tại cơ sở khám, chữa bệnh có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT, hoặc có chi phí gia tăng bất thường để chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý kịp thời... Cùng với đó, BHXH cũng đã yêu cầu phòng chức năng tăng cường kiểm tra đột xuất trong và ngoài giờ hành chính đối với bệnh nhân điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh ký hợp đồng với BHXH...


P.V


Các tin khác


Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục