Ngày 14/12, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (gọi tắt là Tổng Công ty Cửu Long, thuộc Bộ Giao thông Vận tải), Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh và các đơn vị có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương.


Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Phiên tòa xét xử 20 bị cáo, trong đó có bị cáo Đinh La Thăng (giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải từ tháng 8/2011 - 2/2016) bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cùng hầu tòa với tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" như bị cáo Đinh La Thăng còn có 6 bị cáo từng là lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải gồm: Nguyễn Hồng Trường (giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải giai đoạn tháng 4/2007 - 8/2017), Nguyễn Chí Thành (nguyên Phó vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải), Lê Trung Cường (chuyên viên Vụ Tài chính); Dương Tuấn Minh, Dương Thị Trâm Anh (nguyên Tổng giám đốc và Giám đốc Tổng công ty Cửu Long), Nguyễn Thu Trang (nguyên Phó trưởng phòng Đầu tư và quản lý đấu thầu, Tổng Công ty Cửu Long).

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc”, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng) bị truy tố về hai tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi"; 12 bị cáo còn lại bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".


Bị cáo Nguyễn Hồng Trường (nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải giai đoạn tháng 4/2007 - 8/2017) được đưa đến phiên tòa. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Tại phiên tòa này, Hội đồng xét xử triệu tập nhiều tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong đó, đáng chú ý có đại diện Bộ Giao thông Vận tải - bị hại trong vụ án, đại diện Bộ Tài chính, đại diện các Công ty Cửu Long, Yên Khánh, Thái Sơn, Công ty Cổ phần BOT Việt Trì, Công ty Cổ phần BOT và BT Quốc lộ 20, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1,… Tham dự phiên tòa có hơn 20 luật sư bào chữa.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Do vậy, việc bán quyền thu phí là bán tài sản của Nhà nước và số tiền thu được từ việc bán quyền thu phí là tài sản của Nhà nước. Bộ Giao thông Vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao là đơn vị chủ trì xây dựng Đề án bán quyền thu phí, thực hiện việc chuyển giao quyền thu phí để hoàn trả ngân sách Nhà nước kinh phí đã đầu tư cho dự án.

Khi triển khai thực hiện, bị cáo Đinh La Thăng là Bộ trưởng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, có vai trò quyết định đến việc bán quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Tuy nhiên, xuất phát từ động cơ cá nhân, thông qua mối quan hệ quen biết từ trước, bị cáo Đinh La Thăng đã gọi điện thoại trực tiếp cho bị cáo Dương Tuấn Minh (Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cửu Long) để giới thiệu đưa bị cáo Đinh Ngọc Hệ (Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn) tiếp cận đề án, sau đó tạo điều kiện cho công ty của Hệ trúng đấu giá quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Từ đó, bị cáo Đinh Ngọc Hệ đã lợi dụng mối quan hệ này để xây dựng hồ sơ gian dối tham gia mua đấu giá quyền thu phí. Sau khi trúng đấu giá quyền thu phí, bị cáo Đinh Ngọc Hệ đã tiếp tục thực hiện các hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Các bị cáo Nguyễn Hồng Trường, Dương Tuấn Minh, Dương Thị Trâm Anh, Nguyễn Chí Thành, Lê Trung Cường, Nguyễn Thu Trang là các cán bộ dưới quyền của bị cáo Đinh La Thăng. Do biết mối quan hệ cá nhân giữa bị cáo Đinh La Thăng và Đinh Ngọc Hệ nên khi được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đã làm trái các quy định về bán đấu giá tài sản Nhà nước, từ đó để Đinh Ngọc Hệ lợi dụng chiếm đoạt tài sản.


Bị cáo Đinh Ngọc Hệ (nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng) được đưa đến phiên tòa xét xử. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN.

Cáo trạng xác định, hành vi làm trái nêu trên của Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường và đồng phạm là điều kiện dẫn đến hậu quả để Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm thực hiện các hành vi gian dối, bắt đầu từ việc lập hồ sơ giả năng lực của Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An để tham gia đấu giá đến việc che giấu việc kiểm soát doanh thu thu phí của Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan chức năng, từ đó chiếm đoạt, gây thất thoát hơn 725 tỷ đồng của Nhà nước.

Dự kiến, phiên tòa xét xử đến ngày 25/12.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Phát hiện, xử lý 10 vụ, 17 đối tượng vi phạm về quản lý kinh tế, tham nhũng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Công an tỉnh, tính từ ngày 15/12/2019 đến nay, lực lượng Công an tỉnh đã phát hiện 10 vụ, 17 đối tượng vi phạm về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng, so với cùng kỳ năm 2019 nhiều hơn 2 vụ. 

Tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Chung 5 năm tù về tội ''Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước''

Ngày 11/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Giải quyết khiếu nại - tố cáo: Tập trung xử lý các vụ việc phức tạp, kéo dài

(HBĐT) - Trong năm 2020, công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (KNTC) trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, ngay từ cơ sở. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài được tập trung giải quyết dứt điểm, qua đó hạn chế bức xúc trong Nhân dân.

Xã Bình Thanh: Đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở

(HBĐT) - Xã Bình Thanh (Cao Phong) có 694 hộ, với 2.791 nhân khẩu, sinh sống ở 5 xóm. Trên địa bàn xã có tuyến đường Bình Thanh - Thung Nai nối từ TP Hòa Bình, mở ra cơ hội phát triển KT-XH, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ANTT. Thời gian qua, xã nghiêm túc xây dựng nghị quyết, kế hoạch triển khai công tác giữ gìn ANTT, tạo được kết quả trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng kiềm chế gia tăng, phát sinh tội phạm

(HBĐT) - Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Tỉnh ủy về đấu tranh với tội phạm đánh bạc, trong năm 2020, các đơn vị chức năng Công an tỉnh và Công an các địa phương đã phát hiện, bắt giữ 125 vụ, 530 đối tượng đánh bạc, thu giữ trên 1,6 tỷ đồng. Trong đó, đã phá 4 đường dây, ổ nhóm, bắt 24 đối tượng sử dụng công nghệ cao để đánh bạc với tổng số tiền giao dịch trên 1 tỷ đồng/ngày.

Tập huấn Luật Dân quân tự vệ và Luật Lực lượng dự bị động viên

(HBĐT) - Ngày 8/12, tại nhà văn hóa phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình), UBND TP Hòa Bình tổ chức tập huấn Luật Dân quân tự vệ (DQTV), Luật Lực lượng dự bị động viên (DBĐV) năm 2019. Tham gia lớp tập huấn có trên 100 cán bộ thuộc Ban CHQS thành phố; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban CHQS các phường, xã; Trưởng tự vệ, phụ trách tự vệ các sở, ngành, đoàn thể tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục