(HBĐT) - Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10. Luật gồm 16 chương, 171 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Xin giới thiệu một số điểm mới cơ bản của luật.
Luật quy định 7 nguyên tắc bảo vệ môi trường:
- BVMT là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- BVMT là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển KT-XH bền vững.
- Hoạt động BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu phải gắn với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển. BVMT gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Hoạt động BVMT phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
- BVMT phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển KT-XH; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho BVMT; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động BVMT bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn với BVMT khu vực và toàn cầu.
Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường:
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động BVMT.
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về BVMT, xây dựng văn hóa BVMT. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, BVMT di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật BVMT.
- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng BVMT khu dân cư…
(Còn nữa)
Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)
Theo lời khai tại cơ quan điều tra của Phan Quốc Việt, Công ty Việt Á đã "bắt tay” với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là hơn 500 tỷ đồng; số tiền "hoa hồng" mà Việt Á chi cho các "đối tác" gần 800 tỷ đồng.
(HBĐT) - Ngày 7/1, TAND tỉnh mở phiên tòa phúc thẩm theo đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Đinh Văn Thưởng (SN 1991), thường trú tại xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) sau khi bị TAND huyện Kim Bôi đưa ra xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ về hành vi chống người thi hành công vụ.
(HBĐT) - Viện KSND tỉnh vừa phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần 1 đối với đối tượng Nguyễn Viết Minh (sinh năm 1977), trú tại thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm (Hà Nội) về tội "mua bán trái phép chất ma túy”.
Chiều 6/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã bắt khẩn cấp 2 nghi can gây ra vụ cướp máy tính bảng của 2 trẻ em là con công nhân đang học online ở phòng trọ.
(HBĐT) - Những năm qua, việc thực hiện công tác tư pháp ở xã Dũng Phong (Cao Phong) có nhiều chuyển biến rõ nét. Cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và giải quyết tốt các thủ tục hành chính liên quan đến tư pháp cho Nhân dân.
Nội dung
(HBĐT) - Lực lượng Công an tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, chủ động tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, triệt phá nhiều tụ điểm, đường dây hoạt động cờ bạc với quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao... Nhờ đó, tình hình hoạt động của tội phạm và tệ nạn cờ bạc, số đề trên địa bàn tỉnh được kiềm chế, không còn công khai như trước.