(HBĐT) - Không phải đường xa, đi lại khó khăn mà với cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHCVTTXH), Công an huyện Mai Châu thì những thiếu thốn về máy móc, thiết bị phục vụ việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), người dân còn hạn chế trong việc tiếp cận, kết nối, giải quyết các TTHC trên môi trường mạng mới là những rào cản lớn trong thực hiện Đề án 06 ở địa phương.


Công an xã Kim Bôi (Kim Bôi) thực hiện việc đăng ký xe mô tô cho người dân thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Đề án lớn, nhiều phần việc khó

Trung tá Hà Đức Vượng, Đội trưởng Đội Cảnh sát QLHCVTTXH, Công an huyện Mai Châu chia sẻ: Huyện có trên 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí hạn chế. Do vậy, khi triển khai thực hiện Đề án 06/CP về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn.

Theo Thiếu tá Bùi Hải Hà, Đội phó Đội Cảnh sát QLHCVTTXH, Công an huyện Lạc Sơn, huyện cũng đối mặt với nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện Đề án 06/CP trên địa bàn, đó là trình độ dân trí, khả năng tiếp nhận, ứng dụng CNTT của một bộ phận người dân, nhất là ở những xã vùng cao, đặc biệt khó khăn. Thiếu tá Bùi Hải Hà cho biết: Mặc dù được tuyên truyền sâu rộng, lực lượng Công an huyện, Công an xã sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi, tích cực hỗ trợ người dân, tuy nhiên, việc triển khai DVCTT vẫn gặp khó. Rào cản lớn nhất để Đề án 06 đi vào cuộc sống là sự chú tâm của người dân. Người dân không chú tâm sử dụng DVCTT để giải quyết những TTHC có liên quan. Thực tế hầu hết người dân ở huyện làm nông nghiệp, ít có điều kiện đi ra ngoài, ít có giao dịch hành chính. Hơn nữa, trình độ nhận thức, dân trí không đồng đều phần nào tác động, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện đề án.

Không chỉ ở các huyện, ngay như TP Hòa Bình là nơi người dân có trình độ dân trí cao, thường xuyên tiếp cận, sử dụng CNTT thì quá trình triển khai thực hiện đề án cũng vẫn vướng mắc. Thượng tá Đỗ Anh Tuấn, Phó Trưởng Công an TP Hòa Bình chia sẻ: Công an phường Tân Hòa là đơn vị được chọn để thực hiện mô hình điểm "DVCTT theo Đề án 06”. Tuy vậy, đây là đề án có khối lượng công việc lớn, nhiều phần việc khó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ phải có trình độ CNTT, nắm chắc các văn bản luật trên nhiều lĩnh vực như Luật Cư trú, Luật Đất đai, Luật Hộ tịch, Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Xử lý vi phạm hành chính... Bên cạnh đó, đây là đề án hoàn toàn mới, lần đầu tiên được thực hiện, văn bản hướng dẫn nhiều. Trong khi yêu cầu về tiến độ, hiệu quả công việc đặt ra phải hoàn thành dứt điểm theo từng giai đoạn. Do vậy, quá trình thực hiện ở mỗi cấp phát sinh những khó khăn, vướng mắc.

Nắm chắc từng phần việc, giải quyết khó khăn ngay từ cơ sở

Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 06 tỉnh, thời gian qua, Công an tỉnh đã thành lập các tổ công tác gồm các đơn vị chức năng trực tiếp về từng huyện, thành phố nắm bắt tình hình thực tế, kịp thời lắng nghe, giải đáp, giúp đỡ cơ sở tháo gỡ khó khăn trên tinh thần "giúp cơ sở nắm chắc từng phần việc; giải quyết khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở”. Các tổ công tác đã tiếp nhận, lắng nghe hàng trăm ý kiến, kiến nghị từ cơ sở, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại như công tác làm sạch dữ liệu dân cư, quản lý cư trú; việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC qua cổng DVCTT; công tác đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm an toàn các trang thiết bị được cấp phát... Hướng dẫn các địa phương, cơ sở ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nắm chắc, hiểu sâu về nội dung, ý nghĩa, sự cần thiết của đề án cần thường xuyên bám nắm cơ sở để trực tiếp tuyên truyền, giúp đỡ người dân trên tinh thần "cầm tay chỉ việc”, "người biết hướng dẫn người chưa biết”, "mỗi gia đình có ít nhất từ 1 - 2 người thực hiện thành thục việc tạo lập danh tính điện tử”... nhằm từng bước thực hiện xác thực thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng cổng DVCTT.

Với nỗ lực vượt khó không ngừng, trong tháng 5, tỉnh đã tích hợp được 983 DVCTT trên Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Việc tích hợp, cung cấp DVCQG được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành việc cung cấp 11/15 dịch vụ công thiết yếu theo tinh thần của Đề án 06/CP, bao gồm xác nhận số chứng minh nhân dân khi được cấp thẻ căn cước công dân (CCCD); cấp lại, đổi thẻ CCCD; khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú; đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; thủ tục làm con dấu mới và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; đăng ký khai sinh; đăng ký kết hôn; đăng ký khai tử; giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cũng trong tháng 5, toàn tỉnh tiếp nhận 2.427 hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC trên cổng dịch vụ công. Trong đó, đã giải quyết 2.150 hồ sơ. Đáng nói, trong tháng 5, Công an tỉnh đã hoàn thành và thực hiện việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết, trả kết quả đối với các TTHC đăng ký xe mô tô cho Công an cấp xã, đăng ký xe ô tô cho Công an cấp huyện trên cổng DVCTT...

Mạnh Hùng


Các tin khác


Báo động tình trạng phạm tội trong thanh, thiếu niên

(HBĐT) - Ngay sau khi Công an huyện Lạc Sơn gọi hỏi răn đe, giáo dục đối với 6 trường hợp là học sinh vi phạm quy định về đảm bảo TTATGT đường bộ khi tụ tập điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến quốc lộ 12B gây bức xúc trong dư luận xã hội. Công an các huyện, thành phố đã khẩn trương nắm tình hình, rà soát, gọi hỏi răn đe, giáo dục các đối tượng thanh, thiếu niên, học sinh có hành vi điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng trên đường gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Hai tội danh mà ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long bị khởi tố được quy định ra sao trong Bộ luật Hình sự?

Theo Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, hai tội danh mà cựu Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị khởi tố được quy định tại Điều 219 và Điều 356 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét đối với ông Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc và Nguyễn Thanh Long

Ngày 7/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam ông Chu Ngọc Anh, ông Nguyễn Thanh Long và ông Phạm Công Tạc, đều liên quan đến vụ Việt Á.

Khắc phục khó khăn triển khai hiệu quả phân cấp đăng ký phương tiện

(HBĐT) - Tính đến hết ngày 2/6, tức 12 ngày sau khi thực hiện Thông tư số 15 của Bộ Công an, trong đó cho phép người dân làm đăng ký xe ô tô, mô tô, xe gắn máy tại Công an cấp huyện, xã, toàn tỉnh có 202 xe ô tô đăng ký mới và chuyển đến, trong đó, cấp tỉnh thực hiện 85 trường hợp, cấp huyện 117 trường hợp. Cũng trong khoảng thời gian trên, toàn tỉnh có 562 xe mô tô đăng ký mới, song thực hiện tại Công an xã chỉ có 50 phương tiện, chiếm 8,8%, trong khi số xã đủ điều kiện thực hiện đăng ký xe máy là 31, chiếm 20% số đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh.

Huyện Cao Phong: Nhiều giải pháp thi hành án dân sự hiệu quả

(HBĐT) - Động viên, thuyết phục để đương sự tự nguyện thi hành án (THA) được coi là "một mũi tên trúng nhiều đích” được cán bộ, chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Cao Phong vận dụng sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Việc làm này giúp đơn vị giải quyết nhanh chóng nhiều vụ việc, hạn chế phải tiến hành cưỡng chế làm ảnh hưởng đến phát triển KT-XH, tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Vụ người Việt bị sát hại ở Osaka: Tòa án ra phán quyết 12 năm tù giam

Cơ quan công tố tỉnh Osaka đã chỉ ra các bằng chứng rõ ràng rằng bị cáo đã cố tình tấn công khi nạn nhân hoàn toàn không kháng cự, sau đó đẩy nạn nhân trong tình trạng kiệt sức xuống sông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục