(HBĐT) - Phường Phương Lâm là địa bàn trung tâm của TP Hòa Bình, kết cấu hạ tầng đang được chỉnh trang, đầu tư, nâng cấp. Trên địa bàn, các loại hình thương mại, dịch vụ phát triển sôi động nên phát sinh những vấn đề quản lý trật tự đô thị (TTĐT) cần giải quyết.


Lực lượng chức năng ra quân giải tỏa hành lang an toàn giao thông chợ Nghĩa Phương (TP Hòa Bình).

Đồng chí Đỗ Minh Khánh, Phó Chủ tịch UBND phường Phương Lâm cho biết: Phường đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố về lập lại TTĐT; tăng cường quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn. Phường là đơn vị đầu tiên thành lập tổ quản lý TTĐT, giúp công tác quản lý TTĐT, xử lý các vi phạm đã có nhiều chuyển biến. Trong tháng 2 vừa qua, phường đã tuyên truyền, nhắc nhở 1.500 lượt hộ kinh doanh, hộ gia đình; gửi 64 thông báo yêu cầu chấm dứt hành vi buôn bán, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Tuyến đường Điện Biên Phủ cơ bản không còn tình trạng căng, dựng lều bạt ảnh hưởng đến TTĐT. Đặc biệt là nhận thức của cán bộ và nhân dân về thực hiện các quy định TTĐT có chuyển biến tích cực. Phường tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của thành phố để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TTĐT trên địa bàn.

Là trung tâm tỉnh lỵ, thành phố Hòa Bình đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc về đô thị cần giải quyết. Thành phố có 19 đơn vị hành chính (12 phường, 7 xã) với tỷ lệ đô thị hóa năm 2022 đạt 78,3%. Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội, giao thông, nhà ở, xây dựng, môi trường của thành phố phức tạp hơn so với các huyện trong tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/ 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố có từ 13 đơn vị hành chính cấp xã lên 19 đơn vị. TP chú trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai để đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, "sáng - xanh - sạch - đẹp” theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TH.U, ngày 21/6/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hòa Bình.

Thành phố vừa ban hành đề án thí điểm tổ chức, sắp xếp hoạt động công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai trên địa bàn. Đề án phân định trách nhiệm của Công an thành phố, Đội TTĐT, UBND các phường, xã trong công tác quản lý TTĐT, quản lý đất đai, vệ sinh môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật. UBND thành phố phân công Công an thành phố chủ trì thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đỗ đậu xe lấn chiếm lòng đường, hè phố; Đội TTĐT thực hiện công tác đảm bảo TTĐT (lấn chiếm lòng đường, hè phố, hành lang an toàn giao thông để họp chợ, buôn bán, kinh doanh...) trên các tuyến đường chính. UBND các phường, xã chủ trì thực hiện đảm bảo trật tự xây dựng, TTĐT tại các tuyến đường trên địa bàn các phường, xã (trừ các tuyến đường chính thuộc trách nhiệm của Đội TTĐT thành phố), quản lý đất đai và vệ sinh môi trường. Bố trí kinh phí hỗ trợ lực lượng Công an thành phố trong công tác phối hợp với Đội TTĐT, UBND phường, xã đảm bảo TTĐT là 200 triệu đồng/năm. Hỗ trợ UBND các phường, xã kinh phí hoạt động đô thị theo phân cấp đơn vị hành chính từ 150 - 250 triệu đồng/năm, tùy theo phân loại cấp xã, phường. 

UBND thành phố giao Đội TTĐT thành phố chịu trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về công tác đảm bảo TTĐT ngay khi mới phát sinh từ cơ sở; phân công cụ thể cán bộ phụ trách theo địa bàn các phường, xã. Chủ trì phối hợp với Công an thành phố, UBND các phường, xã tổ chức ra quân các tháng, các đợt cao điểm giải toả các tụ điểm lấn chiếm lòng đường, hè phố, hành lang an toàn giao thông để làm mái che, mái vẩy, lều lán, hàng quán, họp chợ kinh doanh bán hàng hóa, đặt biển quảng cáo, để vật liệu xây dựng...

Công an thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm như: Điều khiển mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, chở quá số người quy định, không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, dừng, đỗ xe trái quy định; các phương tiện giao thông vi phạm dừng, đỗ, đón trả khách không đúng nơi quy định, phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu không chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

UBND các phường, xã thành lập Tổ xử lý vi phạm về quản lý đô thị, quản lý đất đai và vệ sinh môi trường (hoặc Tổ phản ứng nhanh). Chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai và vệ sinh môi trường. Chủ trì tổ chức giải toả các trường hợp lấn chiếm lòng đường, hè phố làm mái che, mái vẩy, lều lán, hàng quán, họp chợ kinh doanh bán hàng hóa, đặt biển quảng cáo, để vật liệu xây dựng..., gây mất trật tự an toàn giao thông. Chủ tịch UBND các phường, xã hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu không kịp thời kiểm tra, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, quản lý đất đai và vệ sinh môi trường trên địa bàn mình; không có biện pháp ngăn chặn vi phạm để dẫn đến những hậu quả khó khắc phục.


L.C



Các tin khác


Bắt nguyên Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 90.02D

Công an tỉnh Hà Nam vừa bắt tạm giam Nguyễn Văn Tuấn về tội "Giả mạo trong công tác".

Phá thành công chuyên án, bắt 2 đối tượng vận chuyển trái phép 8 bánh heroin

Chiều 27/5, Công an tỉnh Điện Biên cho biết, Công an huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vừa phá thành công chuyên án, bắt quả tang 2 đối tượng mang quốc tịch Lào, có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ gồm 8 bánh heroin và 1 khẩu súng quân dụng.

Công an xã Toàn Sơn: Ghi dấu trong lòng Nhân dân

(HBĐT) - Từ khi Công an chính quy về cơ sở, tình hình an ninh, trật tự (ANTT) tại xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm pháp luật giảm hẳn, người dân thụ hưởng cuộc sống yên bình. Một trong những đột phá về giải pháp đó là chuyển trọng tâm chủ động đảm bảo ANTT, lấy người dân là trung tâm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ (VK, VLN) và công cụ hỗ trợ (CCHT), công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành T.Ư liên quan lĩnh vực quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT được triển khai thực nghiêm túc; toàn tỉnh đã tổ chức hơn 1.260 buổi tuyên truyền luật tại các cơ sở với trên 316.900 người dân tham gia; 655 buổi vận động cá biệt cho 6.603 đối tượng, hộ gia đình nghi vấn tàng trữ, sử dụng trái phép VK, VLN, CCHT, trong đó có sự tham gia của 589 người có uy tín ở các địa phương; tiến hành ký cam kết không tàng trữ, sử dụng VK, VLN, CCHT cho 128.895 người; gửi tin nhắn tuyên truyền chấp hành các quy định của Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN và CCHT, Nghị định số 137 về quản lý, sử dụng pháo đến 170.000 đầu số thuê bao di động trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức 302 hội nghị “Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân”

(HBĐT) - Trong 5 năm qua (2018 - 2023), lực lượng Công an toàn tỉnh đã tổ chức được 302 hội nghị "Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân”; phát 2.882 phiếu lấy ý kiến góp ý của cơ quan, ban ngành và quần chúng nhân dân tại các điểm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Khen thưởng các tập thể, cá nhân triệt phá vụ mua bán, vận chuyển 14 kg ma túy

Chiều 26/5, Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triệt phá đường dây vận chuyển 14 kg ma túy tổng hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục