Thương mại điện tử đang trở thành xu thế tất yếu bởi những lợi ích mang lại nhưng đi liền đó là nhiều bất cập; trong đó, nổi bật là việc trà trộn kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chống hàng giả trên mạng không thể "tay không bắt giặc". Ảnh minh họa: TTXVN
Điều này đã và đang đặt ra nhiều thách thức mới cho lực lượng quản lý thị trường trong đấu tranh phòng, chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng việc ngăn chặn vi phạm trên môi trường mạng cần có nguồn nhân lực, nhất là công cụ, phương pháp phù hợp chứ không thể "tay không bắt giặc”.
Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2023, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2023 tăng 25% so với 2022, đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% doanh thu bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam trong năm 2023 đã đạt gần 61 triệu người và ước tính mỗi người chi tiêu cho mua sắm 336 USD/năm.
Thế nhưng, đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho đối tượng lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cùng đó, lợi dụng thương mại điện tử để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuyên truyền và phổ biến sản phẩm cấm, sản phẩm xâm phạm đến chủ quyền, an ninh quốc gia… Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động.
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường - phụ trách chỉ đạo điều hành chung các công tác của Tổ thương mại điện tử (Tổng cục Quản lý thị trường) cho biết: Tính đến hết năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thực hiện kiểm tra gần 3.000 vụ việc, xử phạt trên 20 tỷ đồng.
Năm 2022, thực hiện thanh tra, kiểm tra 784 vụ, xử lý 449 vụ, phạt tiền gần 6 tỷ đồng, trị giá hàng hóa gần 11,5 tỷ đồng, chuyển hồ sơ 2 vụ sang cơ quan Cảnh sát điều tra liên quan đến những hành vi vi phạm về thương mại điện tử. Trong năm 2023, lực lượng đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng, trị giá hàng hóa gần 6 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ban hành 14 văn bản yêu cầu chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, website/ứng dụng thương mại điện tử rà soát gỡ bỏ sản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật. Kết quả đã gỡ bỏ 23.359 sản phẩm và chặn 6.254 gian hàng vi phạm.
Đáng lưu ý, nhiều vụ việc bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội nổi cộm đã bị triệt phá như: Ansan Cosmetics - Tp. Hồ Chí Minh; TS Việt Nam - Hà Nội; Menshop79 -Hà Nội; 145 Hoàng Diệu - Lào Cai; Vụ Bản - Nam Định; chuyển cơ quan điều tra vụ việc Mailystyle ở Hà Đông, Hà Nội…
Mặt khác, nhiều đối tượng còn lợi dụng thương mại điện tử bán sản phẩm cấm lưu hành, sản phẩm gắn bản đồ thể hiện sai lệch chủ quyền, biên giới quốc gia. Điển hình như vụ việc đồ chơi có hình bản đồ cắm cờ thế giới; hình lưỡi bò của Trung Quốc (thu giữ 30 thùng hàng và 2 bao tải chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ); vụ việc đồng 2 đô Australia có hình cờ vàng (Lazada gỡ bỏ 30 sản phẩm và khóa 8 gian hàng; Sendo gỡ bỏ 6 sản phẩm và khóa 2 gian hàng; Shopee khóa 27 gian hàng và khoảng 700 sản phẩm).
Ngoài ra, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế… cung cấp thông tin, rà soát và xử lý hàng trăm website, ứng dụng vi phạm mỗi năm. Đồng thời, chuyển hồ sơ để công an xử lý nhiều vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự để làm rõ và có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại quy mô lớn.
Theo bà Phạm Thị Minh Phương, Tổ trưởng Tổ Thương mại điện tử, Tổng cục Quản lý thị trường, sau 2 tháng chính thức hoạt động, Tổ Thương mại điện tử của Tổng cục Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 9 vụ vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử với tổng số tiền phạt, trị giá hàng tịch thu, tiêu hủy gần 2 tỷ đồng. Đáng lưu ý, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính gần 615 triệu đồng; trị giá hàng hóa tịch thu trên 1 tỷ đồng; trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy gần 200 triệu đồng.
Để đẩy lùi vấn nạn hàng giả trên thương mại điện tử, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho hay, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung các quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, khuyến khích thương mại điện tử Việt Nam phát triển theo hướng bền vững.
Ngoài ra, Bộ tăng cường phối hợp rà soát, trao đổi và cung cấp thông tin giữa Bộ Công Thương và các Bộ Công an, Bộ Tài chính… về các đối tượng lợi dụng website và ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng cấm để xử lý.
Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức các hội thảo, hội nghị tuyên truyền, cảnh báo và phổ biến chính sách pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt, xây dựng các giải pháp, trang bị công cụ, thiết bị và các hệ cơ sở dữ liệu tập trung các bộ ngành cho phép kết nối, chia sẻ thông tin trong phát hiện sớm; đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, hàng hóa nhập lậu và chống thất thu thuế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, cần xây dựng hệ thống quản lý không gian mạng, hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ, rủi ro cho chuyển đổi số xuyên suốt; thống nhất từ Trung ương tới quản lý thị trường các địa phương để kịp thời xử lý các sự cố, các vụ việc vi phạm.
Đặc biệt, đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tại "Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 và Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT ngày 22/3/2021 của Tổng cục Quản lý thị trường Phê duyệt Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sỡ hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025.
"Có thể nói, trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ nói chung và trên không gian mạng nói riêng, người tiêu dùng phải thực sự là "mắt xích" quan trọng. Điều này không chỉ bảo vệ quyền lợi của chính người tiêu dùng mà còn góp phần làm lành mạnh thị trường hàng hóa, bảo vệ nền sản xuất trong nước”, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường bày tỏ.
Theo TTXVN
Ngày 14/6, tại hội trường xét xử Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Tiến Thành (SN 1978), trú tại xóm Cá, xã Ngổ Luông (Tân Lạc), nguyên Phó Hiệu Trưởng trường TH&THCS Ngổ Luông bị Tòa án nhân dân tỉnh xử phạt về tội "trộm cắp tài sản”.
5 năm qua (2018 - 2023), thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT), Công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Qua đó góp phần đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Theo thống kê, lưu lượng giao thông trên tuyến quốc lộ (QL) 6 đoạn qua Hòa Bình bình quân 3.500 lượt xe ô tô/ngày. Thời điểm lễ, Tết, cuối tuần có thể tăng lên tới hàng chục nghìn lượt/ngày. Lưu lượng xe lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT), đặc biệt trên các đoạn đường đèo dốc, quanh co khi có mưa, sương mù, trơn trượt...
Mở rộng quy mô triển khai Chiến dịch Con rồng Mekong năm 2024, Hải quan Việt Nam đặt mục tiêu tăng cường các hoạt động chia sẻ thông tin, hợp tác điều tra sau bắt giữ để phát hiện sớm các đường dây xuyên quốc gia buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy và động thực vật hoang dã.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Phú Yên cho biết, đơn vị đang điều tra, truy tìm thủ phạm giả danh nhân viên bảo hiểm xã hội gọi điện thoại cho người dân tại thành phố Tuy Hòa yêu cầu cài đặt ứng dụng VSSID để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 500 triệu đồng.
Thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Kim Bôi triệt xóa thành công điểm bán lẻ ma túy trên địa bàn huyện Kim Bôi, bắt 2 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.