Công an xã Nuông Dăm(Kim Bôi) kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông.
(HBĐT) - Phó Trưởng Công an huyện Kim Bôi Bùi Văn Thông cho biết: Sau khi thực hiện bàn giao một số xã, thị trấn về các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy theo quy định về phân chia lại địa giới hành chính, huyện Kim Bôi còn 27 xã, thị trấn. Địa bàn toàn huyện được phân thành 2 cụm, tiếp tục duy trì, phát huy kết quả đạt được trong công tác giữ gìn TTATXH, Công an huyện chú trọng đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, giữ vững ANTT ở cơ sở.
Công an huyện hiện có Đội phụ trách xã về ANTT, mỗi xóm có 1 công an viên, Trưởng Công an xã là thành viên Ban chấp hành Đảng uỷ, UBND xã. Đó là yếu tố thuận lợi cho công tác tham mưu tạo sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền xã về công tác AN-TT trên địa bàn. Hàng năm, các xã đều có chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về công tác đảm bảo ANCT-TTATXH. Ban công an xã tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể, thôn, xóm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tham gia quản lý, phòng ngừa và giáo dục đối tượng vi phạm. Đặc biệt là trong phối hợp giải quyết các vụ việc, mâu thuẫn xảy ra từ cơ sở. Điển hình là vụ việc xâm canh đất khu vực đầu nguồn rừng phòng hộ ở xóm Khoáy- xã Lập Chiệng với sự vào cuộc của lực lượng công an đã được giải quyết, nhân dân đồng thuận. Do đất khu vực đầu nguồn xóm Khoáy xa khu dân cư, người dân xóm Bà Rà - xã Nật Sơn và Bặc Rặc - xã Tân Thành (Lương Sơn) sống gần hơn nên đã sang trồng tỉa, sản xuất trên đất thuộc xóm Khoáy nhưng không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, sử dụng đất không được phép và sử dụng thuốc diệt cỏ ảnh hưởng đến môi trường. Lực lượng Công an huyện tổ chức nắm tình hình, làm công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân. Đến tháng 7/2009, nhân dân các xóm Bà Rà, Bặc Rặc đã thôi không tiếp tục sản xuất xâm canh trên đất xóm Khoáy. Diện tích đất được UBND huyện giao cho Ban CHQS huyện trồng rừng theo Dự án 661. Hay vụ việc 7 hộ dân xóm Sống Dưới - xã Vĩnh Đồng khiếu kiện Công ty TNHH Trường Giang lấy đất của các hộ dân trong xóm gây sạt lở khi mưa lũ, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của bà con. Các cơ quan hữu quan, lực lượng công an đã phối hợp tham gia giải quyết. Trong tháng 9/2009, UBND huyện đã có quyết định yêu cầu Công ty Trường Giang bồi thường thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Đồng chí Bùi Văn Thông cho biết thêm: Năm 2009, vi phạm về TTATXH trên địa bàn giảm 10% so với năm 2008; tỷ lệ điều tra khám phá án đạt trên 80%. Đặc biệt, có những vụ án nghiêm trọng đã được lực lượng công an tiến hành khám phá trong thời gian ngắn. Tiêu biểu như vụ án cố ý gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra ngày 26/11/2009 tại thị trấn Bo. Anh Bùi Văn Hoàn, sinh năm 1966, trú tại xóm Bo - xã Kim Bình đi uống rượu say trên đường điều khiển xe môtô từ chợ Bo về nhà đã cãi nhau và xô sát với 1 thanh niên (không rõ họ tên). Người thanh niên đã đánh ngã và dùng đá ném vào đầu gây thương tích cho anh Hoàn. Sau khi sự việc xảy ra, anh Hoàn được đưa đi cấp cứu và chết tại bệnh viện huyện. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng với nhiều tình tiết phức tạp, bản thân bị hại sau khi bị thương nặng và tử vong không xác định được danh tính của đối tượng. Với tinh thần tích cực, khẩn trương, cương quyết tấn công tội phạm, ngay sau khi nhận được tin báo của gia đình anh Hoàn và báo cáo của Công an xã Kim Bình, ngày 28/11/2009, Công an huyện đã điều tra, làm rõ đối tượng gây án là Nguyễn Văn Lâm, sinh năm 1989, trú tại Lục Đồi - xã Kim Bình. Công an huyện đã thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối tượng, củng cố hồ sơ đưa ra xét xử trước pháp luật.
Hàng tháng, lực lượng Công an xã tổ chức giao ban định kỳ lần lượt tại từng xã ở 2 cụm, Công an huyện dự hướng dẫn, chỉ đạo công tác. Đội an ninh chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, đối tượng tại địa bàn. Đặc biệt, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân trông công tác giữ gìn ANTT, thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ có hiệu quả, tình hình an ninh trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng của huyện được ổn định và giữ vững. Lực lượng công an xã, các tổ an ninh nhân dân tích cực phát huy vai trò nòng cốt ở cơ sở, duy trì thường xuyên tuần tra canh gác. Vào đầu năm, các xã triển khai công tác giữ gìn AN-TT đến từng xóm, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cũng như phổ biến tại các cuộc họp xóm, khu dân cư, nâng cao tinh thần đấu tranh, phòng ngừa tội phạm của nhân dân, góp phần mang lại bình yên ở mỗi xóm, làng.
Theo Phòng PC14 Công an TP Hà Nội, các hiệu vàng là nơi tập trung nhiều tài sản, tội phạm sau khi chiếm đoạt tiền, vàng, ngoại tệ dễ dàng sử dụng không sợ bị lộ. Thời gian gây án tại những nơi này thường tập trung vào đầu giờ sáng, buổi trưa... Thêm nữa, cuối năm, nhiều đối tượng quẫn bách về tiền bạc thường làm liều và nhắm đến những nơi có nhiều tài sản như hiệu vàng
Ngày 12-1, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã hoàn tất cáo trạng và truy tố 10 bị can liên quan đến vụ xuất lậu 103 container gỗ quý “núp bóng” xơ dừa… tại cảng Cát Lái, TPHCM (Báo SGGP đã đăng loạt bài phản ánh) về các tội “buôn lậu, môi giới hối lộ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.
Ngày 12-1, Vụ Y dược Cổ truyền cho biết, năm 2009, các cơ quan chức năng địa phương trên cả nước đã phát hiện khoảng 700 cơ sở vi phạm phải xử lý, 97 cơ sở hành nghề không phép, đình chỉ hoạt động 87 cơ sở và nhắc nhở 170 cơ sở.
Nhìn thấy cô chủ quán ở nhà một mình, Huỳnh Bá Nhẫn mò tới sàm sỡ. Bị kháng cự, anh ta bóp cổ thiếu nữ thực hiện xong hành vi đồi bại thì lấy dao tự sát.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, sản xuất các loại rượu vang phải từ nguyên liệu bắt buộc là sirô hoa quả. Thế nhưng hầu hết loại rượu này của các cơ sở sản xuất tư nhân hiện nay trên thị trường lại sử dụng hương liệu để pha chế, không đúng với công dụng, chất lượng hàng hóa. Gần Tết là thời điểm các loại rượu kém chất lượng tung hoành, đánh lừa người tiêu dùng bởi sự nhập nhèm trên nhãn mác...
(HBĐT) - Năm 2009, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh ta đã đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt là công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người nghèo và đối tượng chính sách, những người ít có điều kiện tiếp cận với kiến thức pháp luật, trình độ dân trí pháp lý còn nhiều hạn chế.