13 đến 19.2 (30 đến mùng 6 Tết Canh Dần), cả nước xảy ra hơn 400 tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, làm chết gần 300 người, bị thương hơn 400 người, thống kê ban đầu của Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an).
So với Tết Kỷ Sửu, tăng gần 100 vụ TNGT đường bộ. TNGT đường sắt xảy ra sáu vụ, làm chết năm người, bị thương một người; tăng một vụ, hai người chết và năm người bị thương. Đáng chú ý, đã xảy ra ba vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại Quảng Ngãi, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, làm chết tám người, bị thương sáu người. Trong các ca TNGT, thì số ca TNGT không đội mũ bảo hiểm chỉ tính trong 3 ngày Tết (từ ngày 30 đến mùng 2 Tết) là 650 ca, tăng 19,5% so với năm Kỷ Sửu (650.544).
Đáng chú ý, số vụ TNGT có nguyên nhân gắn liền với bia, rượu vẫn xảy ra nhiều, thể hiện ý thức kém trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của người tham gia giao thông. Mặc dù, vấn đề này đã từng được cảnh báo trong nhiều năm qua. Điều này đã kéo theo nhiều hệ lụy xã hội đau buồn. Không ít gia đình đón xuân mới trong không khí ảm đạm vì phải chăm sóc người thân trong bệnh viện.
Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, lượng ô tô cá nhân tăng cao hơn so với ngày thường, ùn tắc giao thông cục bộ, phạm vi nhỏ có xảy ra nhưng không kéo dài, không xảy ra đua xe trái phép và chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, TNGT vẫn gia tăng, tình trạng đi xe máy, mô tô chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm phổ biến xảy ra nhưng chưa được kiểm tra và xử lý triệt để, kịp thời. Lực lượng CSGT vẫn làm chủ, kiểim soát được tình hình trên các tuyến giao thông và địa bàn trọng điểm.
Tại Thủ đô Hà Nội, trong tuần lễ nghỉ Tết Canh Dần đã xảy ra gần 20 vụ TNGT, so với cùng kỳ năm ngoái (Tết Kỷ Sửu) giảm cả về số vụ tai nạn, người chết, cũng như người bị thương.
Đáng chú ý, là một số vụ gây tai nạn rồi bỏ trốn như vụ TNGT nghiêm trọng xảy trên đường Pháp Vân – Cầu Giẽ làm chết một người vào rạng sáng mồng 1 Tết tại km 209 – 200 quốc lộ 1B (hướng Pháp Vân đi Hà Nam) giữa xe mô tô BKS 29V7 – 9696 với một xe ô tô chưa rõ BKS. Sau khi gây tai nạn, người lái xe ô tô đã bỏ chạy khỏi hiện trường bỏ mặc người điều khiển mô tô bị chết tại chỗ. Theo các bác sỹ trực tại Phòng Khám cấp cứu - Bệnh viện Việt - Đức, số lượng các ca cấp cứu vì TNGT cũng như tai nạn khác do sinh hoạt vẫn khá đông. Trong 5 ngày Tết Nguyên đán từ 29 tháng Chạp đến mùng 3 Tết (12.2 đến 16.2), đã có tới 455 ca TNGT và 131 ca tai nạn sinh hoạt được đưa đến để cấp cứu tại Bệnh viện này. Trong số này có không ít ca đã bị tử vong do đa chấn thương nặng.
Tại TP. Hồ Chí Minh, số ca tai nạn giao thông nhập viện trong 3 ngày Tết (từ 12.2.2010 – 14.2.2010) là 925 ca, giảm 30 % so với năm 2009; các trường hợp tai nạn sinh hoạt là 654 trường hợp cũng giảm 10 % so với năm 2009. Tuy nhiên, số ca chấn thương sọ não và tử vong do tai nạn giao thông tăng gấp đôi so với năm ngoái ( có 2 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông tại Bệnh viện Nhân dân 115 và 4 trường hợp chấn thương sọ não).
Tại Thừa Thiên - Huế, TNGT tăng đột biến, trong các ngày từ 13 đến 16.2 (tức 30 đến mồng 3 Tết) đã có 10 người chết vì TNGT. Địa bàn xảy ra nhiều nhất là huyện Phú Lộc với 4 người chết. Nguyên nhân chủ yếu yếu do uống bia rượu nhiều, phóng nhanh, vượt ẩu, không làm chủ tốc độ và thiếu quan sát, dù lực lượng công an đã huy động thêm lực lượng công an các xã, phường tăng cường kiểm tra, kiểm soát.
Chỉ trong 1 tuần trước và trong tết Canh Dần, từ 28 tháng chạp đến mùng 5 Tết (tức ngày 11.2 đến 18.2), bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện Hợp Lực của tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận và điều trị gần 400 bệnh nhân bị TNGT, tăng đột biến so với các ngày trước đó.
Theo Báo Laodong
Voòng Thìn Kịt thở dài đánh sượt và bảo ước gì có thể chuộc lại lỗi lầm để người thân không phải chịu khốn khổ, tan tác như bây giờ. Mỗi đêm trôi qua, Kịt lại lo sợ thời khắc bị xử bắn.
Chỉ trong vài ngày đầu xuân Canh Dần 2010 (từ chiều 29 đến mùng 3 Tết âm lịch), số ca bị tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt như đánh nhau, say rượu tự ngã... phải nhập viện cấp cứu gia tăng. Trong số này đã có không ít trường hợp tử vong.
Đến quá trưa mùng 2 Tết (tức ngày 15-2), điểm cháy cuối cùng tại điểm cao 2.400m trên sườn phía Tây Hoàng Liên đã được các lực lượng cứu hộ dập tắt. Theo thống kê ban đầu, diện tích rừng đã cháy khoảng 1.700ha (gần 1.000ha tại Bản Hồ, Tả Van; 700ha giáp ranh giữa tỉnh Lào Cai và Lai Châu) chủ yếu là rừng gianh và rừng tái sinh, diện tích rừng lõi thiệt hại không đáng kể. Nguyên nhân phát sinh đám cháy chưa được xác định, hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ.
Ngày 17-2, theo nguồn tin từ Công an tỉnh Bình Dương, cơ quan này tiếp tục truy xét các đối tượng giả danh cảnh sát giao thông (CSGT) cướp tài sản người đi đường trong dịp Tết Canh Dần 2010.
“Mày mất trinh thì phải đền trinh. Nếu mày muốn gia đình mày sống yên thân thì phải để tao ngủ với một cô gái còn trinh khác…” - tên chồng dã tâm gầm lên với cô vợ trẻ mù quáng, dại khờ.
(HBĐT) - Trong những năm qua, dấu ấn của CBCS LLVT tỉnh không chỉ in đậm trong cuộc sống của nhân dân các xã vùng cao, ĐBKK của tỉnh. Mà còn sâu đậm trong tâm trí của dân nghèo với bộ quần áo; những cân gạo ấm áp nghĩa tình lúc gian khó...