Mỗi người một lĩnh vực, lặng thầm với nhiệm vụ được giao và ai cũng thầm khát khao mang niềm vui đến cho đời. Dẫu nhọc nhằn nhưng trong lòng những người phụ nữ ấy luôn hiện hữu niềm say mê và lòng yêu nghề vô bờ bến. Họ đã vượt qua những nỗi lo toan thường nhặt, những mất mát trong cuộc sống để vươn lên.

Trung tá Bùi Thị Thêu: Mỗi người hoàn lương là lòng tôi nhẹ bẫng

Ngày mới trở thành cô giáo dạy trẻ em hư ở Trường Thiếu niên hư Thanh Xuân, cô giáo trẻ Bùi Thị Thêu thường bị lũ học trò nhâng nháo xấp xỉ tuổi cô "lấn lướt". Có đứa đến tận phòng cô để trộm cắp tài sản. Quả thực, đã nhiều đêm cô mất ngủ. Thế rồi, bằng tình yêu thương cô dần sưởi ấm những con tim tội lỗi.

Trung tá Bùi Thị Thêu.

Đã 30 năm trôi qua, mà chị Thêu vẫn không quên ngày ấy, một em gái tên Thêm, tuổi thơ của em là những chuỗi ngày giông bão, lăn lộn trên những chuyến xe, giật khuyên tai của khách và nuốt vào bụng. Với những quái chiêu đặc biệt, Thêm đã hành nghề như vậy suốt một quãng đời tuổi trẻ mà không biết đến ngày mai. Lúc Thêm được đưa vào trường thiếu niên hư, vẫn lối sống hoang dã bặm trợn đến rợn người. Mong ước giáo dục em trở thành một người tử tế quả thực tựa như một giấc mơ.

Với tấm lòng của một người chị, người mẹ, chị Thêu đã nhiều lần kéo em vào lòng thủ thỉ. Nghe Thêm kể về cuộc đời mình thì hai cô trò nước mắt đầm đìa. Sau buổi đó, Thêm hứa với cô sẽ chăm chỉ học tập, không làm những gì trái khoáy nữa và trở thành học sinh ngoan của lớp. Mỗi số phận vào đây là mỗi hoàn cảnh nghe đến xót lòng, các em chưa bao giờ chạm tay vào "hạnh phúc".

Đã 30 năm trôi qua, có biết bao nhiêu học trò được dìu dắt, tên từng học trò chị vẫn nhớ. Có em cứ nằng nặc xin được làm con gái cô Thêu và được sống ở trại suốt đời. Cô đã dạy các em phải biết ước mơ, biết sống cuộc đời lương thiện. Nhìn lũ trẻ lớn lên cất cánh bay xa, cảm giác trong cô là niềm vui khó tả. Sau đó, về công tác tại Trại giam Hoàng Tiến (Hải Dương), được giao quản giáo phạm nhân nam, có người lo cho chị nhưng chị tự tin vào chính bản thân mình.

Chị đã làm được điều đó, khi kể về phạm nhân tên Huỳnh, một giang hồ khét tiếng. Các phạm nhân khác nhìn thấy Huỳnh cứ như "gà phải cáo" răm rắp phục dịch anh ta. Biết điều ấy, người nữ quản giáo duyên dáng và nhân hậu bỗng cứng rắn và kiên quyết lạ lùng. Sau khi giáo dục xong, chị khơi dậy lương tâm còn nằm sâu trong tâm hồn hắn và chia sẻ với những nỗi buồn trong đời sống riêng tư. Bỗng Huỳnh khóc nức nở và xin cán bộ tha thứ.

Đến bây giờ, chị Thêu cũng không thể nhớ hết bao nhiêu con người lầm lỗi đã hoàn lương trở về. Còn chị vẫn chăm chỉ như những người "lái đò" qua sông và mang về cho đời những tâm hồn lương thiện. Chị bảo, mỗi người hoàn lương là lòng tôi nhẹ bẫng.

Thiếu tá Lê Thị Thu Thủy: Truy tìm tội phạm bằng chứng cứ khoa học

Tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy.

Ở Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm có một nữ Cảnh sát thường có mặt trong những vụ án đặc biệt nghiêm trọng với vai trò giám định viên cao cấp. Chị là Thiếu tá, Tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy, giám định viên cao cấp (gen) thuộc Viện Khoa học hình sự.

Được đào tạo từ Nhật Bản, Tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy trở về nước mang theo niềm tin, là sẽ góp một phần nhỏ bé vào công cuộc phòng chống tội phạm, phục vụ đất nước. Và chị đã làm hài lòng mẹ khi bà khuyên con gái: "Vào Công an có lĩnh vực hay lắm con ạ".

Thủy kể, chị học công nghệ sinh học, chuyên về giám định gen. Mỗi vụ án là mỗi nỗi niềm trăn trở, mỗi kết quả giám định là chìa khóa mở ra hướng điều tra của vụ án. Thủy còn nhớ, khi nhận được yêu cầu giám định của cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Dương về một vụ án hiếp dâm. Thủ phạm đã từng gây ra hàng loạt vụ án nghiêm trọng, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trong đời sống nhân dân. Từ kết quả giám định, chị Thủy đã giúp CQĐT tìm ra thủ phạm chính xác là Nguyễn Văn Điều, loại trừ được hàng loạt các nghi can khác.

Có những vụ án mà đối tượng che giấu thật khéo léo, gây án xong vẫn cứ nhởn nhơ giữa thanh thiên bạch nhật và suýt… trở thành gương điển hình. Đó là câu chuyện về vụ Phạm Văn Tắng (ở Hưng Yên). Cứ buổi tối, Tắng bảo với vợ là ra đồng bắt ếch, nhưng gã lại bịt mặt và đón đường cưỡng hiếp nhiều bà già và con trẻ. Suốt một thời gian hắn đã trở thành nỗi khiếp đảm của người dân khi màn đêm buông xuống. Từ những dấu vết thu thập ở hiện trường, qua giám định gen khẳng định Tắng chính là thủ phạm.

Dựa trên những cơ sở khoa học vững chắc, mỗi năm Tiến sĩ Thủy đã đáp ứng hàng loạt những yêu cầu của CQĐT trong cả nước để giải quyết những vụ án khó, xác định đích danh thủ phạm. Vào nơi Thủy làm việc, mùi hóa chất độc hại, mùi mẫu vật đã bị phân hủy cứ bốc lên nồng nặc nhưng Thủy bảo "đã quen rồi". Nhiều đề tài khoa học của chị đã được ứng dụng vào thực tiễn, vừa đi địa phương giảng dạy, thu mẫu vật khi vụ án xảy ra.

Chị còn là người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo chăm sóc mẹ chồng già yếu (vợ liệt sĩ) khi chồng công tác nơi xa. Chị là người phụ nữ tiêu biểu của lực lượng CSND.

Bác sĩ Trần Thị Quyên: Trăn trở cùng người bệnh

Từ khi mới được 2 tuổi, Quyên đã mồ côi cha (bố Quyên hy sinh ở chiến trường phía Nam). Cô bé lớn lên trong vòng tay yêu thương của người mẹ trẻ và bà con lối xóm ở huyện Hưng Hà (Thái Bình). Vượt qua mọi khó khăn Quyên đã thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội và trở thành bác sĩ. Lên miền núi công tác nhiều năm, sau đó Quyên về công tác ở Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an.

Thạc sĩ, Đại úy Trần Thị Quyên.

Dẫu cuộc đời dâu bể, chồng bị bạo bệnh để Quyên 28 tuổi đã phải góa chồng, một mình nuôi con nhưng không lùi bước. Quyên mỉm cười và tiến lên phía trước, tiếp tục học và trở thành thạc sĩ y khoa. Bây giờ chị là Trưởng khoa, một bác sĩ giỏi ở bệnh viện này. Lúc là Trưởng khoa Nội 1, khoa mũi nhọn với các loại bệnh về truyền nhiễm và tiêu hóa, điều trị viêm gan mãn tính và ung thư gan, một khoa có tới 60 giường bệnh thì quả là vất vả.

Chị kể, phụ trách một khoa lớn như vậy, chị lo lắm. Thời gian có dịch bệnh thì vất vả vô cùng, cứ 8-9h tối chị mới rời bệnh viện trở về nhà với bao trăn trở. Những bệnh nhân nặng luôn nằm trong tâm trí chị và vào cả trong giấc ngủ. Đặc biệt, có bệnh nhân K gan ở giai đoạn cuối, chị luôn gần gũi động viên. Chị bảo, với bệnh nhân, nụ cười của bác sĩ quan trọng vô cùng, khi nào xuống thăm bệnh là chị luôn tươi cười. Nhìn nụ cười ấy, bệnh nhân thấy như được thêm một liều thuốc bổ. Chị ngồi xuống nắm tay ân cần và lắng nghe lời của bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn cuối: "Em không thể chết được bác sĩ ạ".

Giấu những giọt nước mắt, nén những cảm xúc trong lòng, chị giành tâm sức của mình để nghiên cứu những đề tài khoa học như kéo dài sự sống cho bệnh nhân K gan. Tới bây giờ, là Trưởng khoa Khám bệnh, chẩn đoán bệnh chính xác, điều trị kịp thời để mang lại sự sống mạnh khỏe cho các chiến sĩ Công an và người dân luôn là nỗi lòng của chị

                                                                                Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bị cáo Quyên và Tám trong phiên tòa sáng 3-3

Không trả thù được, chém người vô tội

2 nhóm thanh nên cứ đuổi theo nhau trả thù nhưng không đúng đường nên không gặp nhau. Tức tối, một nhóm gặp thanh niên nào đi bộ ngoài đường cũng bắt dừng lại để kiểm tra xem có phải người của nhóm bên kia. Thấy ai không vừa ý, chúng chém luôn.

Sự thật phía sau giấy phép “tận thu” khoáng sản

Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng giấy phép của cấp tỉnh cho phép khai thác tận thu quặng sử dụng máy móc khai thác quy mô lớn; không chỉ khai thác nơi được cấp phép, mà còn mở rộng sang khu vực khác, gây sụt lún đất canh tác của người dân. Lại có chủ mỏ chỉ xin phép rồi cho thuê, hoặc bán lại, gây tranh chấp phức tạp.

Chuyện về Cảnh sát hình sự

(HBĐT) - Không bụi bặm, không “ngầu” với cái vẻ hình sự như mọi người vẫn hay nghĩ, những CBCS Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh là những người vui tính, thân thiện và dễ gần. Nói về họ, ngoài những vất vả đời thường là chuyện về những chiến công trong truy bắt tội phạm.

Những chuyến xe kinh hoàng

Tình trạng chung của các tuyến xe khách sau Tết là: Nhà xe bắt chẹt khách lấy giá vé cao ngất ngưởng. Thậm chí có xe đã nhồi nhét khách mà còn treo võng để người này nằm trên đầu người kia, cựa quậy cũng không được mà đứng dậy cũng không xong. Lên xe khách, nhiều người chỉ biết "nhắm mắt mà cầu nguyện thôi chớ nhà xe chạy nhanh và ẩu lắm. Nhỡ xảy ra chuyện gì thì chắc… chết mất thôi".

Chuyện của nữ cán bộ quản giáo

Biết Vàng Thị Tông, phạm tội vận chuyển trái phép ma túy, không có tiền đóng án phí Trung úy Hiệp đã bỏ tiền đóng án phí để phạm nhân này được xếp loại thi đua. Hằng tháng, khi thì cân đường, lúc gói mì chính, gói bột canh... cho Tông, Trung úy Hiệp đã khiến phạm nhân ngườo dân tộc Dao này cảm động đến phát khóc.

Đã bắt được 6 đối tượng gây ra vụ bắn ôtô trên đường Láng - Hoà Lạc

Vụ bắn ôtô trại đường Láng - Hoà Lạc được xác định có nguyên nhân do mâu thuẫn nợ nần. Nữ chủ quán Karaoke X6 tên Bích Thuỷ đã huy động một nhóm đối tượng là nhân viên của quán X6 lái 4 chiếc ô tô, trên xe có dao, kiếm, súng hoa cải đi tìm một người để “nói chuyện” về chuyện nợ nần. Kết quả là chiếc xe Civic của “kẻ bị truy đuổi” nằm bên vệ đường với nhiều vết thủng và máu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục