Đồ gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam đã được dùng như một sản phẩm cao cấp từ đời Minh.
Vì sao một sản phẩm làm từ gỗ sưa lại có giá lên đến hàng chục tỉ đồng khi được bán tại Trung Quốc? Đây không chỉ là băn khoăn của nhiều người Việt Nam mà là ngay cả những người dân Trung Quốc.
Trong một bài báo trả lời phỏng vấn của tờ Thâm Quyến vãn báo về vấn đề "Vì sao gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam lại có giá đắt như vậy", ông Ngũ Bỉnh Lượng, Phó Chủ nhiệm Hội gia cụ truyền thống Trung Quốc đã giải thích rằng, từ xưa, loại gỗ này đã được dùng để sản xuất những vật dụng đắt giá. Hoàng hoa lê Hải Nam được liệt vào một trong bốn loại gỗ quý nhất theo quan niệm của người Trung Quốc (gồm Tử đàn, Hoàng hoa lê, Kê sí và Thiết lực).
Vào thời nhà Minh, việc dùng Hoàng hoa lê Hải Nam để làm đồ gỗ sử dụng trong nhà trở nên thịnh hành. Khi đó, loại gỗ này còn được coi như một thứ cống phẩm chuyên dùng để cống cho triều đình.
Vào thời điểm đó, do một lượng lớn diện tích Hoàng hoa lê ở tỉnh Hải Nam đã bị chặt phá để dùng vào sản xuất đồ gỗ, loài cây đã từng bị đẩy đến nguy cơ hủy diệt. Lại thêm đặc tính của loài cây này là sinh trưởng rất chậm. Để có thể trở thành một cây cho gỗ tốt, thời gian sinh trưởng phải mất hàng trăm năm. Nguồn nguyên liệu hiếm hoi, tự nhiên giá cả được đẩy lên cao.
Ông Lưu Huệ Đại, Phó hội trưởng Hiệp hội các nhà sưu tập tỉnh Hải Nam bổ sung thêm rằng, vào đầu thời kỳ cải cách, các bảo tàng lớn của nước ngoài đã đến Trung Quốc thu mua một lượng lớn các đồ dùng gỗ thời Minh Thanh, trong đó đắt nhất là đồ dùng làm từ loại gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam.
Sau nhiều năm, khi kinh tế Trung Quốc phát triển, nhiều người nghĩ đến chuyện đi nước ngoài mua lại những đồ dùng truyền thống này. Từ đó làm nảy sinh phong trào sản xuất các đồ giả cổ có chất liệu từ loại gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam.
Một chiếc ghế gập thời làm từ thời nhà Thanh có giá là 4,8 triệu NDT (khoảng 14 tỉ VND). Nguồn: Internet. |
Tuy nhiên, hiện tại nguồn nguyên liệu gỗ Hoàng hoa lê ở tỉnh Hải Nam trong một thời gian ngắn không thể tái sinh kịp được. Cung cầu chênh lệch quá lớn khiến cho loại gỗ này trở nên đắt đỏ. Lại thêm các nhà sản xuất và thương gia tung tin đồn rằng loại gỗ này đã tuyệt diệt, nếu không nhanh tay sẽ không bao giờ có cơ hội sở hữu đồ dùng bằng gỗ Hoàng hoa lê quý giá càng khiến cho loại gỗ này trở nên đắt giá hơn.
Theo một bài báo đăng trên Tân Hoa xã thì vào những thập niên 70 của thế kỷ trước, giá mỗi kilogam gỗ Hoàng hoa lê mua tại tỉnh Hải Nam chỉ có giá 0,1 – 0,2 NDT. Nhưng đến năm 2007 - 2008, tại Hải Nam loại gỗ Hoàng hoa lê đã trở nên rất hiếm hoi. Những cây Hoàng hoa lê ở thời điểm này hầu hết chỉ mới bắt đầu được trồng.
Nghĩa là phải mất từ 40-50 năm sau nữa mới có thể dùng được. Trong khi đó nhu cầu của người tiêu dùng thì lại không ngừng tăng cao. Chính điều này đã tạo cơ hội cho những con buôn đẩy giá loại gỗ này lên cao.
Tuy nhiên, nếu như ở Hải Nam, gỗ Hoàng hoa lê gần như đã không còn để cung cấp nguồn nguyên liệu thì các thương nhân Trung Quốc lấy nguyên liệu ở đâu để sản xuất các đồ dùng bằng gỗ mang nhãn hiệu Hoàng hoa lê Hải Nam. Câu trả lời chính là: gỗ sưa Việt Nam.
Gỗ sưa Trung Quốc đắt gấp 10 lần gỗ sưa Việt Nam
Theo các bài viết trên báo chí Trung Quốc, người Trung Quốc phát hiện ra cây sưa ở Việt Nam vào khoảng những năm 2000 (ở Trung Quốc người ta gọi là Hoàng hoa lê Việt Nam để phân biệt với Hoàng hoa lê sinh trưởng ở Hải Nam). Ngoài Việt Nam, trong cơn sốt gỗ Hoàng hoa lê, các thương nhân Trung Quốc còn tìm sang Lào, Thái Lan để thu mua gỗ.
Trong khi một chiếc tủ gỗ làm từ Hoàng hoa lê Hải Nam có giá 4,8 triệu NDT. Ảnh: Hmjj. |
Lý giải của nhiều chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Việt Nam có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đương với đảo Hải Nam Trung Quốc vì vậy cây Hoàng hoa lê sinh trưởng ở Việt Nam, đặc biệt là vùng Đông Bắc Việt Nam có những đặc tính gần gũi nhất với Hoàng hoa lê Hải Nam. Từ đó, vào thời điểm mà nguồn gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam khan hiếm, một số thương gia đã dùng loại gỗ sưa Việt Nam mua được với giá rẻ để thay thế cho loại gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam.
Tuy nhiên, theo nhiều người Trung Quốc thì loại gỗ sưa Việt Nam không tốt bằng gỗ sưa Hải Nam nên những sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ sưa Việt Nam bị người Trung Quốc coi như một thứ đồ giả mạo nếu như nó được bán với giá tương đương với sản phẩm làm từ gỗ sưa Hải Nam. Theo nhiều người có kinh nghiệm sưu tập đồ cổ thì hiện tại trên thị trường Trung Quốc, hầu hết các sản phẩm đồ dùng làm từ gỗ Hoàng hoa lê đều có nguồn gốc Việt Nam.
Cũng chính vì thế, cho đến nay có không ít những vụ kiện tụng liên quan đến chuyện nguồn gốc của loại gỗ Hoàng hoa lê này. Nhiều người tiêu dùng Trung Quốc đã bỏ ra cả số tiền hàng chục triệu NDT (tương đương 28 tỉ VND) để mua các sản phẩm được quảng cáo là gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam. Sau đó, những người tiêu dùng này phát hiện ra rằng loại các sản phẩm này đều được làm từ loại gỗ Hoàng hoa lê sản sinh ở ngoài Hải Nam và công ty kinh doanh mặt hàng này ra tòa.
Tuy nhiên, vì các cơ quan kiểm định chỉ có thể kiểm định về chủng loại cây chứ không thể kiểm định được nơi sinh trưởng của chúng. Lại thêm những quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia về gỗ đỏ của Trung Quốc công bố vào năm 2000 chỉ nhắc đến loại gỗ Hoàng hoa lê sinh trưởng ở Hải Nam chứ không nhắc đến loại gỗ này tại những nơi khác như Việt Nam, Thái Lan, hay Lào. Vì vậy, về mặt pháp chế, người tiêu dùng không thể nói lý với các nhà kinh doanh được.
Thì một chiếc tủ gỗ y như vậy làm từ gỗ sưa Việt Nam chỉ có giá bằng 1/10. Ảnh: Hmjj. |
Cũng vì chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm và uy tín của các thương gia để mua được sản phẩm "chính hãng" gỗ sưa Hải Nam nên ở Trung Quốc đã có rất nhiều bài báo, chương trình truyền hình mời các chuyên gia truyền đạt kinh nghiệm để phân biệt gỗ sưa Việt Nam và gỗ sưa Hải Nam. Cũng theo báo giá của nhiều nhà sản xuất, giá của những sản phẩm đồ gỗ có nguồn gốc từ gỗ sưa Hải Nam và gỗ sưa Trung Quốc chênh nhau đến cả chục lần.
Điều này cũng là một sự cảnh tỉnh đối với những người dân trong nước đang trong cơn sốt gỗ sưa. Vì rằng, hiện tại, nếu như các nhà sản xuất ghi rõ nguồn gốc của sản phẩm là gỗ sưa Việt Nam thì giá cao nhất cho một sản phẩm chỉ khoảng hơn 1 tỉ VND (trong khi đó, như đã nói, giá cao nhất của một sản phẩm gỗ sưa Trung Quốc lên đến 16 tỉ VND).
Nghĩa là, hiện tại, khi người tiêu dùng Trung Quốc đã trở nên "thông thái" hơn, thì cơn sốt gỗ sưa cũng đã lắng dịu ở Trung Quốc. Việc các nhà buôn gỗ vẫn đưa giá những cái giá đắt hơn vàng để thu mua gỗ sưa tại Việt Nam rất có thể là những chiêu lừa cao tay mà những người dân nhẹ dạ cần phải đề phòng.
Bên cạnh đó, theo quan niệm của người Trung Quốc, gỗ Hoàng hoa lê tốt nhất phải là gỗ mọc tự nhiên, có tuổi thọ lâu năm. Vì vậy, đối với loại gỗ sưa trồng được, giá trị của chúng hoàn toàn không cao. Hơn nữa, do đặc tính sinh trưởng chậm của loài cây này, để có thể trở thành nguyên liệu cho sản xuất đồ gia dụng cao cấp phải mất đến hàng chục thậm chí là cả trăm năm. Đây cũng là điều người dân trong nước cần phải chú ý khi quyết định đầu tư trồng cây sưa với mục đích đem bán.
Theo VietNamnet
Những vụ án mạng đau lòng ấy xảy ra ở các bản làng người dân tộc thiểu số ở một số huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang. Ở những nơi này, người dân quan niệm ai là ma ngũ hải đều là kẻ ác, cần phải loại bỏ khỏi cuộc sống cộng đồng. Vì thế khi bị đau ốm, bệnh tật trong người, thay vì đưa đi bệnh viện khám xét, người ta đổ cho người bị nghi là ma ngũ hại làm hại...
Từ ngày 1 đến 2-4, hơn 50 người dân ở xã Ea Đar đến trình báo cho UBND xã Ea Đar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắc Lắc và nộp giấy biên nhận ký gửi cà phê cho Công ty TNHH An Tiến với số lượng đã lên đến hơn 160 tấn, trị giá tới 3,6 tỷ đồng.
Tổng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an vừa tổ chức Hội nghị sơ kết cao điểm tiến công tội phạm ma túy cụm địa bàn các tỉnh Tây Bắc và vùng phụ cận.
Thiếu tướng Trương Hữu Quốc, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục nói về những khó khăn của người làm án, đặc biệt là khi bị "đụng chạm" đến người có chức có quyền. Như vụ án Lã Thị Kim Oanh, có lần ông mang hồ sơ đi báo cáo án thì lại gặp Oanh ở nơi ông đến. Oanh còn ra rót nước mời ông. Dẫu vậy ông vẫn kiên quyết: "Trong chiến tranh tớ còn chả sợ chết, bây giờ thời bình đấu tranh với tội phạm tớ đâu có sợ gì…".
Sau khi cô lập hoàn toàn tiệm vàng Tuấn Tài, dưới sự bảo trợ của hàng chục dân phòng, bất thình lình, hơn 50 người gậy gộc trên tay, xông thẳng vào tiệm vàng, vừa hò hét vừa lôi từng người thương binh đang đứng trong tiệm vàng ra nện thẳng tay. Tiếp đó một nhóm 5 - 7 đối tượng đi trên một chiếc xe 7 chỗ, xông đến hùa theo cùng nhóm côn đồ trên. Cũng xin nói rõ, phía bên ngoài, lực lượng dân phòng vẫn còn án ngữ.
Theo Nghị quyết phiên họp tháng 3/2010 của Chính phủ vừa được ban hành chiều (2/4), TP Hà Nội và TP HCM được áp mức xử phạt cao hơn bình thường đối với vi phạm giao thông.