CSGT hoá trang phối hợp với CSGT mặc sắc phục xử lý các vi phạm không đội mũ bảo hiểm.

CSGT hoá trang phối hợp với CSGT mặc sắc phục xử lý các vi phạm không đội mũ bảo hiểm.

Lực lượng CSGT hóa trang khi dừng phương tiện vi phạm phải xuất trình thẻ ủy nhiệm của Trưởng phòng CSGT, đồng thời giải thích cho người vi phạm biết, thông báo bằng bộ đàm cho CSGT trong tổ công tác đi sau phối hợp xử lý.

Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường xử lý vi phạm không đội mũ bảo hiểm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điểm mới của kế hoạch lần này là mỗi đội CSGT thành lập một tổ mạnh gồm 20 CS, chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 5 CS, gồm 2 CS hóa trang (mặc thường phục). Lực lượng CSGT hóa trang mang theo thẻ Tuần tra giao thông, băng đeo tay có chữ CSGT và thẻ ủy nhiệm của Trưởng phòng CSGT. Khi tuần tra cơ động bằng môtô, lực lượng hóa trang đi trước, làm nhiệm vụ phát hiện và dừng phương tiện vi phạm, xuất trình thẻ ủy nhiệm, đồng thời giải thích cho người vi phạm biết, thông báo bằng bộ đàm cho CSGT trong tổ công tác đi sau phối hợp xử lý.

Bên cạnh đó, CSGT khi tiến hành xử phạt sẽ ghi đủ thông tin trên đăng ký xe, giấy phép lái xe của đối tượng vi phạm để lập hồ sơ lưu theo từng chuyên đề, trường hợp tái phạm thì áp dụng hình thức tăng nặng theo quy định của pháp luật.  Ngoài ra, các trường hợp vi phạm sẽ bị gửi thông báo vi phạm về nơi cư trú, học tập, làm việc.

Lực lượng tuần tra cũng được trang bị đủ bộ đàm, súng, roi điện, còng số 8 và áo phản quang khi làm việc.

Lý giải cho việc lên kế hoạch tăng cường xử lý vi phạm không đội mũ bảo hiểm, Trung tá Nguyễn Văn Đức, Đội trưởng Đội CSGT số 2 nói: “Không phải đến đợt cao điểm CSGT mới tăng cường xử lý những người tham gia giao thông bằng xe gắn máy nhưng không đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên hiện nay, tình trang thanh thiếu niên không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm tăng nhanh nên lực lượng CSGT tăng cường việc xử lý đối với loại vi phạm này”. Trung tá Đức cũng cho biết, Đội CSGT số 2 chấp hành nghiêm yêu cầu của cấp trên về việc cử CSGT mặc thường phục theo dõi, xử lý những người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. “Chúng tôi phối hợp tốt giữa lực lượng CSGT hoá trang và CSGT có mặc trang phục ngành nên phần lớn người vi phạm nhận lỗi và chấp hành việc nộp phạt theo quy định”.

Ngay ngày đầu ra quân thực hiện theo chuyên đề, Đội 2 đã xử lý 66 trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm.

Anh Phạm Anh Tuấn, Tổ trưởng tổ tuần tra giao thông tuyến Đào Tấn - Nguyễn Chí Thanh - Bưởi  cho biết: “Người vi phạm không đội mũ bảo hiểm thường ở độ tuổi từ 20-35, phần nhiều là học sinh, sinh viên”. CSGT này nhận xét: Đa số người vi phạm chấp hành nhưng có một số đối tượng là thanh niên khi CSGT ra hiệu lệnh dừng xe thì tăng ga, vòng cua và bỏ chạy.

Một học sinh không đội mũ bảo hiểm bị "tóm dính" khi đang lưu thông trên trường.

Theo tìm hiểu của phóng viên CAND Online, đối với những thanh niên càn quấy, liều lĩnh này, do đường đông, sợ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông cũng như người vi phạm đang chạy trốn với tốc độ cao, lực lượng CSGT không thể truy đuổi người vi phạm. Có lẽ vì thế tình trạng thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, cố tình trêu ngươi lực lượng CS làm nhiệm vụ vẫn không giảm

                                                                       Theo Báo CAND

Các tin khác

Đoàn Văn Nguyệt.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
ông Nguyễn Hữu Thư, kể lại những kỷ niệm trong những ngày đầu tham gia tiếp quản Sài Gòn trog những ngày đầu mới giải phóng.

Hiện đại và đơn giản hóa cấp phát, quản lý CMND

Trước yêu cầu quá tải về lưu trữ tàng thư chứng minh nhân dân (CMND), Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính (QLHC) về trật tự xã hội (TTXH) đã tham mưu cho Bộ Công an xây dựng Đề án "Hiện đại hóa, đơn giản hóa việc cấp CMND". Đến nay, đề án này đã được triển khai thực hiện tại nhiều địa phương, bước đầu phát huy hiệu quả trong công tác cấp CMND, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính mà Bộ đang chỉ đạo thực hiện.

Phạt nặng người dừng, đỗ ôtô sai quy định

Từ 20/5, mức nặng nhất cho việc dừng đỗ xe ôtô sai quy định lên tới 1 triệu đồng, gấp hơn 3 lần so với mức phạt cũ. "Nếu không gửi xe vào bãi thì chỉ uống một cốc cà phê hoặc ăn bát phở đã bị mất tới tiền triệu"- anh Phạm Văn Cường ở Long Biên đúc rút.

Trinh sát "vượt cạn" để “vạch mặt” Tung Kuang

Khám phá thủ đoạn ngụy trang tinh vi, làm rõ hệ thống cồng ngầm như "trận đồ bát quái" chôn sâu xuống đất hơn 2m, được "bọc" bởi lớp bê tông dày kiên cố đã tốn mất 3 tháng cùng với những mưu trí của các trinh sát Cục CSMT và Công an Hải Dương.

Trưởng Công an xã với công tác phòng chống ma tuý

(HBĐT) - Xuất phát từ lòng yêu nghề,từ trách nhiệm của người chiến sĩ công an trước dân, trước Đảng, anh Bùi Văn Phong, Trưởng Công an xã Vũ Lâm, huyện Lạc Sơn nhận thấy nhiều địa phương khác đã thực hiện rất tốt mô hình cai nghiện tại cộng đồng và hiệu quả mang lại rất rõ rệt. Tỷ lệ người nghiện giảm hẳn, nhiều địa phương vốn phức tạp về ma tuý nay đã trở thành “điểm trắng” về ma tuý. Điều đó đã gợi mở cho anh quyết tâm tìm ra một phương pháp cai nghiện ma tuý hữu hiệu, làm trong sạch địa bàn.

Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống TNGT

(HBĐT) - Trong 3 tháng đầu năm 2010, toàn tỉnh xảy ra 21 vụ TNGT, làm chết 20 người và làm bị thương 16 người. So với cùng kỳ năm 2009, TNGT giảm cả 3 tiêu chí với 11 vụ, 8 người chết và 5 người bị thương.

Vụ án tình và những dòng thư tuyệt mệnh

Sau khi sát hại người yêu, hung thủ ngồi ghi nhật ký cùng hai lá thư tuyệt mệnh gửi mẹ và em gái trong suốt 5 giờ đồng hồ rồi tìm đến cái chết. Câu chuyện đau lòng để lại cho mọi người nhiều bài học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục