Các trại giam luôn chú trọng công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân.

Các trại giam luôn chú trọng công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân.

Triển khai mô hình hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân, các trại giam dựa vào điều kiện thực tế, tiếp tục sửa chữa, củng cố cơ sở vật chất để quản lý, giáo dục số phạm nhân sắp chấp hành xong hình phạt tù. Số phạm nhân này được tham gia học tập tại các lớp học "đầu ra" do Trại tổ chức với những nội dung: thành tựu trong hai mươi năm đổi mới của đất nước; pháp luật; giáo dục kỹ năng sống...

Những năm qua, để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác này, Cục V26 nay là Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục CSTHAHS và HTTP) - Bộ Công an dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an đã có nhiều văn bản hướng dẫn các trại giam, cơ sở giáo dưỡng trực thuộc tiếp tục kiện toàn, chấn chỉnh một số vấn đề còn tồn tại liên quan đến công tác quản lý và giáo dục cải tạo phạm nhân.

Đồng thời, tổ chức các lớp học "đầu vào", đổi mới hình thức, biện pháp giáo dục chung, giáo dục riêng cũng như tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề thông qua các lớp "đầu ra" nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để người đặc xá, người chấp hành xong hình phạt tù hòa nhập cộng đồng, không tái phạm trong tương lai.

Theo Đại tá Đỗ Tá Hảo - Cục trưởng Cục Giáo dục cải tạo và Hòa nhập cộng đồng (Tổng cục CSTHAHS và HTTP), thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về việc xây dựng mô hình thí điểm chuẩn bị hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân, tháng 6/2009, Cục V26 (nay là Tổng cục CSTHAHS và HTTP) đã có công văn hướng dẫn Trại giam Thanh Phong, Trại giam số 3 là nơi thí điểm xây dựng mô hình với mục đích thời gian sau sẽ thực thi rộng rãi.

Để triển khai mô hình hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân, các đơn vị phải dựa vào điều kiện thực tế, tiếp tục sửa chữa, củng cố cơ sở vật chất để quản lý, giáo dục số phạm nhân sắp chấp hành xong hình phạt tù. Bố trí thành một khu riêng cho số phạm nhân này với các điều kiện thuận lợi về buồng ở, nơi ăn, nơi học tập, sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí…; chuẩn bị nhà xưởng, dụng cụ, phương tiện lao động và những nghề thông dụng để những phạm nhân đã được học nghề có điều kiện luyện tập, nâng cao tay nghề và tổ chức lao động sản xuất phù hợp với điều kiện của các trại giam, sức khỏe cũng như ngành nghề của phạm nhân.

Đặc biệt, số phạm nhân này còn được tham gia học tập tại các lớp học "đầu ra" do Trại tổ chức với những nội dung: thành tựu trong hai mươi năm đổi mới của đất nước; những nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy (có bổ sung); tác hại của ma túy, con đường lây nhiễm, cách phòng chống HIV/AIDS; cách phát hiện và điều trị bệnh lao; một số quyền lợi, nghĩa vụ cơ bản của người phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù; giáo dục kỹ năng sống; Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, Bộ luật Hình sự v.v...

Đại tá Nguyễn Đăng Ninh - Giám thị Trại giam số 3 cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, qua thực hiện mô hình thí điểm, Trại giam số 3 đã tổ chức nhiều lớp học "đầu ra" với sự góp mặt của 184 phạm nhân. Các học viên là phạm nhân đã tham gia học tập đầy đủ, chấp hành nghiêm nội dung lớp học. Thái độ học tập nghiêm túc, ghi chép bài học và tham gia thảo luận, viết thu hoạch đầy đủ, có chất lượng. Đánh giá thông qua các bài thảo luận, bài kiểm tra của ban tổ chức lớp học cho thấy, có tới trên 75% học viên đạt loại khá, giỏi. Nhiều học viên đã được Ban giám thị biểu dương, khen thưởng.

Còn theo Thượng tá Lê Văn Lưu - Giám thị Trại giam Thanh Phong, qua một thời gian thực hiện mô hình thí điểm trên, trại đã phối hợp với một số phòng chức năng nghiệp vụ địa phương tổ chức 3 lớp tái hòa nhập cộng đồng cho 194 phạm nhân.

Chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với phạm nhân Nguyễn Văn Nguyên, 50 tuổi, trú tại TP Vinh (Nghệ An) - người đang chấp hành án phạt tại Trại. Khi được hỏi về mô hình hòa nhập cộng đồng do Tổng cục CSTHA và HTTP vừa triển khai thí điểm ở Trại.

Ông Nguyên hồ hởi cho biết: "Tại lớp học cũng như thông qua các giờ hoạt động ngoại khóa, tôi được các giáo viên bổ trợ cho các kiến thức liên quan đến nội dung của Luật Giao thông đường bộ; cách phòng chống bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS; phải làm sao để thành người có ích cho xã hội; hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra... Giờ đây, khi được trả tự do, tôi sẽ tự tin hơn để hòa nhập cộng đồng. Gắng trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội".

Thống kê của Cục Giáo dục cải tạo và Hòa nhập cộng đồng cũng cho thấy, trong các lớp chuẩn bị hòa nhập cộng đồng, Công an một số địa phương (Thanh Hóa, Nghệ An…) đã rà soát và làm thủ tục cấp lại, cấp mới chứng minh nhân dân cho hơn 200 phạm nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho số phạm nhân chuẩn bị mãn hạn tù khi hòa nhập cộng đồng

                                                                                  Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ông Nguyễn Quang Giảng và những kỷ vật chiến trường

Nhiều thủ đoạn tinh vi thi hộ môn trắc nghiệm

Sau khi nhận đề 625, sinh viên Dũng khoanh đáp án và thao tác tiếp theo, Dũng sẽ viết các đáp án, ví dụ, 1a, 2b, 3c và gửi "tin nhắn đặc biệt" đó ra ngoài cho Vũ. Ở ngoài, Vũ gửi tiếp đáp án đó cho những thí sinh có mã đề đã đăng ký trước.

Bắt nhóm cướp tài sản rồi hiếp dâm trên QL5A

Nhóm cướp gồm 4 tên, tuổi từ 20 đến 30, chúng sử dụng 1 xe máy kiểu Wave màu đỏ, dao nhọn, gậy gỗ đe dọa, tấn công những người đi chợ bán rau, công nhân đi làm đêm rồi cướp tài sản và hiếp dâm.

Huấn luyện trẻ khuyết tật đi bán ma túy

Để tránh bị bắt, Lai dụ dỗ và đón cháu gọi mình bằng chú ruột là Nguyễn Anh Nam bị câm điếc về huấn luyện, sử dụng đi bán, giao ma tuý. Hằng ngày, Nam mang ma túy được chia sẵn từng gói đi bán cho khách bằng cách ra hiệu ngón tay.

Hạ cánh xuống bãi ngô vì “xót chiếc máy bay”

Mặc dù cấp trên 3 lần ra lệnh cho ông nhảy dù để bảo đảm tính mạng, nhưng phi công Phạm Ngọc Lan vẫn chần chừ. "Lúc ấy mình nghĩ xót quá. Chiếc máy bay có giá trị rất lớn, trong khi đất nước còn nghèo, không phải một chốc một lát mà bỏ đi được. Còn nước còn tát, mình xin phép được hạ cánh bắt buộc". Nhìn thấy bãi ngô phía bên kia sông Đuống, ông quyết định đáp máy bay xuống và vẫn bảo đảm an toàn.

Giả thanh tra sở, bắt chủ hiệu thuốc “nộp phạt”

Cặp nam nữ ăn vận lịch sự xách cặp táp đỗ xe máy trước cửa hiệu của chị Thu rồi hùng hổ đi vào chìa biên lai bảo "nộp phạt" với những lý do rất trời ơi. Sau một hồi, thấy thái độ của hai “thanh tra” như phường chợ búa, chị Thu sinh nghi bấm số gọi Công an phường thì cả hai ra xe chuồn mất dạng.

Những “trận đánh” kinh điển của Công an TP HCM

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Công an TP HCM tổ chức buổi gặp mặt các thế hệ Công an TP, nhằm ôn lại những truyền thống, chiến công và thành tích của lực lượng Công an TP HCM qua các thời kỳ, trong đó, từ sau năm 1975, Công an TP HCM đã có những "trận đánh" để đời, góp phần rất lớn vào công tác bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở thành phố mang tên Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục