Sau khi con trai ra nước ngoài XKLĐ gọi điện về đề nghị bố mẹ đóng tiền học phí cho Trường Chosun (Hàn Quốc), bố mẹ cậu N. ở Hà Tĩnh mới ngớ người... Khi cơ quan chức năng tìm hiểu hồ sơ của cậu ở Trung tâm H. tại phường Nhân Chính, quận Cầu Giấy thì mới vỡ lẽ, N. được làm thủ tục ra nước ngoài theo diện du học.

 

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những con đường mà người nghèo lựa chọn để thoát khỏi đói nghèo. Thế nhưng, thực tế đáng buồn là liên tục xảy ra các vụ lừa đảo liên quan đến lĩnh vực này. Nhiều người nông dân chân lấm, tay bùn phải gom từng đồng tiền lẻ, thế chấp toàn bộ nhà cửa, đất đai, vay mượn… để có tiền đi thực hiện ước mơ đổi đời ở nơi xa bằng chính sức lao động của mình. Và rồi, ước mơ đó bỗng chốc biến thành bi kịch, gánh nặng nợ nần chồng chất, người nghèo khổ bị kẻ bất lương dồn vào con đường cùng cực.

Mạo danh cán bộ cấp cao

Thời gian qua, tình trạng lừa đảo XKLĐ luôn gây nhức nhối, bức xúc cho xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, tiền bạc, tài sản của nhiều người lao động. Đối tượng luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn nhằm đưa "con mồi" vào bẫy. Chúng nhằm vào tâm lý muốn đến thị trường thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc… để lừa đảo người lao động.

Thủ đoạn đầu tiên phải kể đến là mạo danh cán bộ cấp cao để tạo uy tín của những kẻ lừa đảo. Tình trạng mạo danh, giả danh cán bộ phòng LĐ-TB&XH tỉnh, cán bộ của các doanh nghiệp XKLĐ hoặc có mối quan hệ với Bộ LĐ-TB&XH… để đứng ra tuyển lao động, thu tiền nhằm lừa đảo, chiếm đoạt chiếm tỷ lệ khá lớn trong các vụ việc lừa đảo XKLĐ. Các đối tượng này thường làm giả hồ sơ, hợp đồng tuyển lao động đi làm việc tại nước ngoài, có dấu giả và chữ ký giả của lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN) hoặc Trung tâm lao động nước ngoài để tạo lòng tin với người lao động. 

Công an Hà Nội tiếp nhận nạn nhân bị lừa XKLĐ.

Báo CAND từng tiếp nhận tố cáo của anh Lê Xuân Thắng ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; anh Nguyễn Công Việt, Trần Văn Long ở Hà Tĩnh; anh Trần Văn Sinh ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Đối tượng bị tố cáo là Trương Thị Thu Hà, Trưởng bộ phận XKLĐ Trung tâm đào tạo phát triển KHCN ở tỉnh Nghệ An.

Mặc dù cơ quan này không có chức năng XKLĐ đi Đài Loan, nhưng Hà vẫn mạo danh cơ quan nhằm lừa đảo thu tiền bất chính của những lao động nghèo (từ 6.000- 8.000 USD/người). Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Công an Hà Nội đã tiến hành điều tra, xác minh và bắt giữ Trương Thị Thu Hà.

Biến người lao động thành du học sinh, khách du lịch

Để đưa được người lao động ra nước ngoài, các đối tượng tổ chức cho người lao động ra nước ngoài bằng hộ chiếu phổ thông, visa du lịch ngắn ngày theo đường du lịch, du học, tham gia hội chợ quốc tế… rồi bán cho chủ sử dụng lao động nước ngoài.

Một số doanh nghiệp không có chức năng XKLĐ cũng làm công tác tuyển chọn và thu tiền bất hợp pháp của người lao động với danh nghĩa đưa đi học và làm việc ở nước ngoài. Hoặc có tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới danh nghĩa "Công ty cung ứng lao động", "Trung tâm du học vừa học vừa làm"… Bởi vậy mới có trường hợp người lao động muốn ra nước ngoài làm việc bị đối tượng lừa đảo biến thành du học sinh để dễ dàng xuất khẩu.

Một trường hợp điển hình ở Hà Tĩnh xảy ra cách đây hơn 2 năm, sau khi con trai ra nước ngoài XKLĐ gọi điện về đề nghị bố mẹ đóng tiền học phí cho Trường Chosun (Hàn Quốc), bố mẹ cậu N. ở tỉnh Hà Tĩnh mới ngớ người, không hiểu tại sao.

Khi cơ quan chức năng tìm hiểu hồ sơ của cậu ở Trung tâm H tại phường Nhân Chính, quận Cầu Giấy thì mới vỡ lẽ, N. được làm thủ tục ra nước ngoài theo diện du học. Trong hồ sơ, bố cậu là nông dân được "đổi đời" thành giám đốc một doanh nghiệp. N. đã phải chi cho trung tâm kia số tiền hơn 100 triệu đồng để đi… du học bắt buộc.

Nghìn lẻ thủ đoạn mới

Hiện nay, việc tổ chức học và thi cấp chứng chỉ tiếng Hàn cho người lao động đi Hàn Quốc đang là vấn đề bị tội phạm lợi dụng. Trước nhu cầu cấp thiết của nhiều người lao động muốn đi làm việc ở Hàn Quốc, một số địa phương như Hà Nội, TP HCM, Quảng Ngãi… đã xuất hiện nhóm lừa đảo bằng cách làm giả chứng chỉ tiếng Hàn để thu hàng ngàn USD của người lao động. Chúng còn tổ chức các Trung tâm đào tạo tiếng Hàn và quảng cáo khẳng định học ở đó chắc chắn sẽ được đi XKLĐ tại Hàn Quốc nhằm thu lợi.

Để đối phó với các cơ quan chức năng, khi thu tiền của người lao động, các đối tượng lừa đảo thường ghi giấy biên nhận với nội dung mập mờ như: Góp vốn kinh doanh, vay tiền làm ăn hoặc không ghi lý do thu tiền, chữ ký người nhận tiền không rõ ràng để đối phó với cơ quan pháp luật khi bị phát hiện. Kẻ lừa đảo sẽ đưa ra lý lẽ đây là hoạt động dân sự, có lao động nhận được phiếu thu ghi lý do rất lập lờ là "giữ hộ tiền xuất cảnh"...

Về thủ đoạn lừa đảo này, Trung tá Nguyễn Quốc Tráng, cán bộ Phòng CSĐTTP về TTQLKT&CV (PC15), Công an TP Hà Nội cho biết, các đối tượng lừa đảo bằng hình thức trên đều giải thích rằng họ đưa người đi du lịch hoặc vay tiền của họ, nhưng người lao động khi được hỏi đều trả lời: "Chúng tôi làm gì có tiền mà đi du lịch nước ngoài", hoặc: "Giữa tôi và họ có quen biết hay họ hàng gì đâu mà cho vay tiền"…

Có trường hợp đối tượng lừa đảo tổ chức cho người nước ngoài trực tiếp thu tiền của người lao động, thuê người nước ngoài đến phỏng vấn và ký hợp đồng với người lao động để tạo lòng tin. Thậm chí, trong quá trình điều tra các vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản dưới hình thức XKLĐ, các điều tra viên còn phát hiện hiện tượng người đưa lao động đi XKLĐ xúi giục lao động trốn ra ngoài để tự người lao động phá hợp đồng, mất số tiền (được coi là tiền chống trốn)…

Cách nhận diện doanh nghiệp XKLĐ hợp pháp

Theo Cục QLLĐNN, để tránh bị lừa đảo, người lao động phải nắm được thông tin và tự kiểm tra tính hợp pháp của doanh nghiệp XKLĐ; hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài có đảm bảo hay không; việc thu tiền của doanh nghiệp có đúng quy định hay không. Theo quy định, người lao động chỉ nộp các khoản tiền cho doanh nghiệp XKLĐ hoặc đơn vị được ủy quyền khi ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài và theo những khoản tiền ghi trong hợp đồng. Đồng thời yêu cầu ghi rõ từng khoản tiền phải nộp và có hoá đơn chứng từ có dấu của doanh nghiệp XKLĐ hoặc đơn vị được ủy quyền.

Trường hợp doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải nộp một khoản tiền để làm thủ tục sau khi trúng tuyển (như tiền làm hồ sơ, thủ tục nhập cảnh (giấy phép, visa), vé máy bay, tiền môi giới và tiền ký quỹ (nếu có)…) thì người lao động có quyền yêu cầu doanh nghiệp phải làm thoả thuận, trong đó cam kết về thời gian xuất cảnh và trách nhiệm thanh toán các khoản phí.

Ngoài ra, người lao động có thể kiểm tra thông tin tại cơ quan lao động địa phương (Phòng lao động của huyện hoặc Sở LĐ-TB&XH của tỉnh, thành phố), hoặc gọi đến đường dây nóng của Cục QLLĐNN theo số máy 04.38249517, số máy lẻ 512, 513.

Cả nước hiện có 169 doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chức năng XKLĐ. Tên và địa chỉ các doanh nghiệp này đều được công khai trên trang web của Cục QLLĐNN tại địa chỉ www.dolab.gov.vn. Tại đây, có thể xem các hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp đã đăng ký và được Cục QLLĐNN chấp thuận. Từ đó người lao động có thể kiểm tra, lựa chọn hợp đồng hoặc doanh nghiệp để đi làm việc ở nước ngoài.

                                                                                   Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Công an xã Thung Nai tích cực tra cứu tài liệu phục vụ công tác nắm bắt tình hình
Không có hình ảnh

Tan nát gia đình vì cờ bạc: Đại gia thua bạc 120 tỉ đồng

Ngày xưa, ông T.V.M không chỉ giàu có nổi tiếng ở Hố Nai mà còn có tướng tá khá oai vệ, nặng gần 90 kg. Giờ đây, người quen khó lòng nhìn ra ông chỉ sau bốn năm. Câu chuyện dưới đây về ông, giới giang hồ, cờ bạc Đồng Nai đều biết rõ.

Nam sinh viên giả danh bác sĩ

Nguyễn Xuân Cường bị cảnh sát bắt quả tang mặc áo blouse, mang thẻ bác sĩ giả xuất hiện tại Bệnh viện 115, Nghệ An.

Kỷ niệm 56 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2010) Nhớ lời dạy của Bác

Ngả lưng trên chiếc giường kê tạm trong hầm chỉ huy cũ của địch, ông Giáp suy nghĩ nhiều về câu Cụ Hồ viết trong thư: Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Ông Cụ đã thấy trước và đã khẳng định: Chặng đường đấu tranh trước mắt còn dài. Mấy chục năm sau, nhớ lại, Võ Nguyên Giáp viết: Những lời như vậy chỉ có được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Anh dân phòng có tấm lòng hiệp nghĩa

Sau 4 năm gia nhập quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu với quân Pôn Pốt tại nước bạn Campuchia, anh trở về TP HCM lao vào trận tuyến mới. Anh "biến" ngôi nhà nhỏ của mình tại địa chỉ 192/6 CMT8 (phường 10, quận 3) trở thành mái nhà bình yên của nhiều trẻ em mồ côi, lang thang. Cũng ở mái ấm này, anh giúp nhiều nô lệ "nàng tiên nâu" cai nghiện…

Cuối Hạ: Tranh thủ sức dân trong phong trào toàn dân BVANTQ

(HBĐT) - Với đặc thù là địa bàn rộng, cũng là nơi tập trung của nhiều cơ sở khai thác khoáng sản. Đã có thời kỳ Cuối Hạ luôn được xem là địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bất ổn về ANTT. Tuy nhiên, “do phát huy tốt phong trào QCBVANTQ nên trong một vài năm trở lại đây tình hình ANTT, TTATXH trên địa bàn xã đã luôn được giữ vững, ổn định”, Trưởng CAX, Bùi Văn Liển cho biết.

Nhờ Nhật phối hợp điều tra vụ "Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ"

Theo tin từ Viện KSND tối cao, cuối tháng 4/2010, Viện đã xem xét việc thống nhất các nội dung điều tra vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ, để yêu cầu phía Nhật Bản tương trợ tư pháp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục