Người dân Dakrông đổ sô ra những đoạn sông còn nước để mót vàng sa khoáng.

Người dân Dakrông đổ sô ra những đoạn sông còn nước để mót vàng sa khoáng.

"Hạn nặng bất thường như ri là do toàn bộ vùng rừng già đầu nguồn đã bị bọn đào đãi vàng chặt phá hết. Rừng mất thì không giữ được nước, mùa lụt nước mặc sức đổ về, nhấn chìm nhà cửa, thôn bản. Còn mùa nắng thì nước nhanh chóng bị rút khô, gây ra hạn hán trầm trọng. Dân mình biết rứa, cán bộ báo biết rứa nhưng mà chịu thôi!", một người dân bản A Liêng, xã Tà Rụt khẳng định.

 

Cơn lũ lịch sử cuối năm 2009 quét qua Đakrông (Quảng Trị), cuốn trôi hàng trăm ngôi nhà, làng mạc dọc các sông, suối. Những cánh rừng già A Vao, Tà Long suốt gần 20 năm ròng sặc sụa mùi khói thuốc súng nổ mìn, phá núi tìm vàng ngổn ngang, tiêu điều như bãi chiến trường, bỗng trong phút chốc bị dòng nước lớn cuồn cuộn cuốn trôi.

Dòng sông Đakrông yên ả, một lúc đã phải hứng chịu sự tàn phá khốc liệt của nước, của gỗ rừng và của đất, đá từ thượng nguồn ngồn ngộn đổ về, để rồi dòng sông - chỗ bị khoét sâu, chỗ bị bồi lấp cao hơn cả mặt ruộng và chỗ thì lở loét như vết hoại thư lâu ngày khó chữa trên cơ thể con người.

Còn giờ đây, nắng mới chỉ đầu mùa hạ mà đã thiêu đốt hết đồng ruộng, làng mạc; dòng sông Đakrông đã nhanh chóng bị kiệt nước, nhiều nơi trơ đá cuội và đất cát, hình thành nên những bãi đá bóng của lũ trẻ ở vùng cao.

Trong hành trình "cận cảnh" những bãi vàng ở Đakrông, chúng tôi xót xa trước cảnh người dân vớt vát những bắp ngô còi cọc giữa nương rẫy cháy khô của nhà mình.

Ông Côn Ninh ở bản A Liêng, xã Tà Rụt đang cùng với con cháu thu hoạch đám lạc bên bờ sông Đakrông tâm sự: "Nhà cửa ở bản mình bị trôi gần hết trong lũ quét năm ngoái. Sau dựng lại nhà cửa, nhà nước còn hỗ trợ dân mình giống lạc và bắp - cây lương thực ngắn ngày để chống đói. Thế nhưng, do hạn hán năm nay đến sớm và lớn nhất từ lúc mình sinh ra đến nay; cây lạc, cây bắp do đó bị khô quắt, có trái, có vỏ mà không có củ, hạt".

"Hạn nặng bất thường như ri là do toàn bộ vùng rừng già đầu nguồn đã bị bọn đào đãi vàng chặt phá hết. Rừng mất thì không giữ được nước, mùa lụt nước mặc sức đổ về, nhấn chìm nhà cửa, thôn bản. Còn mùa nắng thì nước nhanh chóng bị rút khô, gây ra hạn hán trầm trọng. Dân mình biết rứa, cán bộ báo biết rứa nhưng mà chịu thôi!", ông Ninh khẳng định.

Trên các bản làng Đakrông, nơi nào chúng tôi đến đều thấy một màu vàng cháy khô khốc. Dòng Đakrông những chỗ còn nước chỉ còn nhỏ bằng cái ao làng. Tháng 1/2010, người dân các xã Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Bung, A Ngo đã cày cuốc những khúc sông bị lũ quét 2009 bồi lấp để trỉa hạt lạc và ngô. Nhưng nay nắng hạn đến nỗi "ruộng sông" cũng đã bị queo quắt, hun hút bụi.

Ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch HĐND xã A Ngo buồn bã: Xã có gần 560 hộ dân, năm nay bà con tập trung công sức trồng cây ngô và lạc để lấy ngắn nuôi dài sau hậu quả nặng nề của cơn lũ quét cuối năm 2009. Thế nhưng, ông trời và con người chẳng thương, cùng với nắng hạn còn có hậu quả của việc chặt phá rừng, đào núi tìm vàng khiến cho nguồn nước sông, suối cạn kiệt, ruộng đồng cháy khô, mất mùa nặng. Ngoài 150ha ngô, lạc đã bị mất trắng, số lượng lớn giống lúa hiện đã gieo xuống nhưng đất đai không có độ ẩm nên không nảy mầm được...

Tình trạng hạn hán ở những địa phương kế tiếp A Ngo là A Bung, A Vao - giáp với A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và vùng rừng già đầu nguồn Đakrông càng trở nên khốc liệt hơn. Trên quả đồi vàng khét, một bà mẹ Pa Cô đã bất chấp cái nắng như thiêu như đốt, tỉ mẩn tìm những cồi ngô còi cọc trên rẫy ngô đã cháy sém vì nắng hạn.

Mẹ tên là Giã Khôn, nói tiếng Kinh chậm như nhặt hạt thóc: Hết lũ quét thì đến hạn hán hoành hành. Rẫy ngô này, năm ngoái gia đình mẹ thu hoạch được 7 triệu đồng, nhưng năm nay gom cả rẫy cũng chỉ được vài nồi ngô luộc mà hạt của nó thì háp lắm".

Cùng với nguy cơ thiếu đói do hạn hán ở vùng cao Đakrông là tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Ông Hồ Pườm, Phó Chủ tịch UBND xã A Bung lo lắng: Người dân ở đây vốn bao đời nay sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ sông, suối, đặc biệt là nguồn nước đầu nguồn sông Đakrông và vùng rừng già ở A Vao, Tà Long vốn rất trong và sạch.

Thế nhưng nguồn nước sinh hoạt của người dân đã bị đe dọa từ khi ở vùng rừng núi này xuất hiện nạn đào đãi vàng bừa bãi. Trong những năm lại đây, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Và đặc biệt năm nay, mới chỉ nắng đầu mùa khô mà hơn 2/3 bản làng ở đây đã thiếu nước sinh hoạt; các bể nước tự chảy đã không chảy nữa. Bà con đã phải vào tận rừng sâu gùi từng can nhựa nước mỗi ngày.

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đặng Hữu Anh Tuấn trước vành móng ngựa.
Thiết bị Loa báo động khẩn cấp sử dụng điều khiển kích hoạt gọn nhẹ, tiện lợi.

Nhiều thủ đoạn lừa XKLĐ thời… công nghệ cao

Sau khi con trai ra nước ngoài XKLĐ gọi điện về đề nghị bố mẹ đóng tiền học phí cho Trường Chosun (Hàn Quốc), bố mẹ cậu N. ở Hà Tĩnh mới ngớ người... Khi cơ quan chức năng tìm hiểu hồ sơ của cậu ở Trung tâm H. tại phường Nhân Chính, quận Cầu Giấy thì mới vỡ lẽ, N. được làm thủ tục ra nước ngoài theo diện du học.

Thuốc lắc xâm nhập học đường

Nhóm bạn của T. tuyên bố: "Đứa nào không sử dụng MTTH thì về quê mà học…". Mỗi ngày, bọn chúng gom tiền được bố mẹ cho đi ăn sáng, cho mua quà sinh nhật để mua ma túy.

Xã Thung Nai đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

(HBĐT) - Xã Thung Nai, huyện Cao Phong là địa bàn đặc biệt khó khăn vùng lòng hồ sông Đà, có 6 xóm với tổng số 442 hộ, trên 1.700 nhân khẩu. Với đặc thù có đường liên xã, đường Thung Nai đi Bình Thanh và đường 13B đi xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, lại có điểm du lịch Đền Chúa thác bờ - nơi khách thập phương đến hành hương và vãn cảnh lòng hồ sông Đà nên việc đảm bảo an ninh trật tự luôn được cấp uỷ, chính quyền nơi đây quan tâm, tăng cường trong lãnh, chỉ đạo.

Những cuộc trò chuyện trong khu giam tử hình

Đô bất ngờ khi cuộc trò chuyện tình cờ lại diễn ra đúng vào ngày Kim Chi, đứa con gái đầu lòng của Đô lên xe hoa về nhà chồng. Hôm nay, khi tiệc cưới của con gái đang bắt đầu thì Đô ngồi trong khu giam tử hình và khóc, nức nở y như một đứa trẻ. Đôi bàn tay bị còng giơ lên, cố che đi những giọt nước mắt nhưng không được. Tôi ngồi lặng đi, trân trân nhìn vào đôi bàn tay Đô mà thoáng rùng mình.

Xử phạt mạnh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông

Ngày 20-5, Nghị định 34/2010/NÐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực thi hành. Ðiểm mới của nghị định này là áp dụng mức phạt cao hơn, tăng quyền cho các cơ quan chức năng, thí điểm chế tài mạnh hơn đối với một số vi phạm trong khu vực nội thành ở hai đô thị loại đặc biệt Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Tan nát gia đình vì cờ bạc: Đại gia thua bạc 120 tỉ đồng

Ngày xưa, ông T.V.M không chỉ giàu có nổi tiếng ở Hố Nai mà còn có tướng tá khá oai vệ, nặng gần 90 kg. Giờ đây, người quen khó lòng nhìn ra ông chỉ sau bốn năm. Câu chuyện dưới đây về ông, giới giang hồ, cờ bạc Đồng Nai đều biết rõ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục