Đi chợ không cần đội mũ bảo hiểm  - Ảnh chụp ở chợ trung tâm cụm xã Lũng Vân - Tân Lạc

Đi chợ không cần đội mũ bảo hiểm - Ảnh chụp ở chợ trung tâm cụm xã Lũng Vân - Tân Lạc

(HBĐT) - Đã gần 3 năm chiếc mũ bảo hiểm đi vào cuộc sống của người dân. Có thể thấy rõ số ca tử vong và chấn thương nặng trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, có nhiều người dân vẫn chưa thực sự hiểu rõ điều đó và chưa có ý thức chấp hành luật giao thông để bảo vệ chính mình. Trên những cung đường, nhất là ở khu vực nông thôn, việc đội mũ bảo hiểm vẫn chỉ là hình thức.

 

Trong chuyến công tác về các xã vùng cao huyện Tân Lạc, anh lái xe phàn nàn: Hôm nay lên đường sẽ vất vả đây! Đường đèo dốc quanh co mà "các bác" ở trên ấy thì cứ đường ta ta đi thôi, mình mà không tránh có ngày bị vạ lây. Nhất là khi đúng vào dịp phiên chợ Trung tâm cụm xã Lũng Vân, bà con xuống đường để mua bán trao đổi hàng hóa. Bây giờ đời sống của người dân đã được nâng cao, vì vậy đưa nông sản đến chợ không còn phụ thuộc nhiều vào đôi quang gánh chĩu chịt trên vai, hay chiếc gùi nặng chĩu mà đã có chiếc xe máy làm phương tiện để cõng. Những xe máy, chủ yếu là xe tàu, xộc xệch chở lúa ngô, khoai sắn, rau quả... ngồi trên kệ hàng là các bà, các chị có người mặc quần tây, người mặc váy mường chễm chệ. Đường đồi núi gập gềnh khó đi, xe xộc xệch, độ an toàn thấp cũng mặc, các mẹ, các chị cứ chụp lên đầu chiếc nón lá thông thường, hoặc là chiếc mũ vải rộng vành cho tiện che nắng mà lơ đi chiếc mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy. Chúng tôi tò mò hỏi một người đàn ông trung niên đang ngồi vắt vẻo trên xe đợi vợ bán hàng: Anh chị xuống chợ không đội mũ bảo hiểm không sợ bị cảnh sát giao thông giữ lại phạt tiền? người đàn ông cười gượng: nhà tôi gần đây mà, có hơn cây số, đội mũ bảo hiểm đi lụp xụp, nặng và nóng lắm. Mà các anh chị thấy đấy, cả chợ này liệu được mấy chục người đội mũ, cảnh sát giữ sao nổi. Theo hướng tay chỉ của người đang trò chuyện, tôi đảo mắt nhìn quanh, quả thật không kiếm ra nổi vài chục chiếc mũ bảo hiểm trong số hàng trăm chiếc xe máy có người điều khiển, cái thì dừng bên vệ đường, cái thì vẫn đang lưu thông trên đường khu trung tâm chợ.

 

Tôi lại thắc mắc: Đường xá ở đây có vẻ không được tốt lắm, ngộ nhỡ xe đứt phanh hay tông bừa vào đâu đó mà không có mũ bảo hiểm che chắn cho thì anh sẽ thế nào? Lại một câu trả lời hết sức tự tin: đường xấu nhưng chúng tôi đi quen rồi, lo gì...

 

Đi nhiều tới các vùng nông thôn, đặc biệt là ở vùng cao, vùng xa chúng tôi nhận thấy rõ một điều: ý thức chấp hành luật giao thông của người dân vẫn ở mức kém. Ngay trong dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 vừa qua về Kim Bôi, tôi đã chợt nảy ra ý định đếm những chiếc mũ bảo hiểm trên đường làng. Nơi chúng tôi ngồi là ngã ba đường rẽ đi Kim Sơn, Lập Chiệng. Cả tiếng đồng hồ ngồi đếm xe,  soát mũ, có hàng trăm chiếc xe máy, thậm chí xe của các cô cậu choai choai còn đèo ba, đèo bốn, nhưng số người đội mũ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí có rất nhiều chiếc xe có treo hẳn 2 chiếc mũ lủng lẳng ở phía trước nhưng người tham gia giao thông vẫn không thèm sử dụng.

 

Ngày thường đã vậy, còn trong đám cưới lại càng khó khăn hơn khi tìm thấy những chiếc mũ bảo hiểm trong giờ đón đưa dâu. Đám cưới ở quê, vì đoạn đường gần lại khó đi nên nhà nào sang lắm mới có xe ô tô dành cho cô dâu, chú rể còn lại đều phải đi bằng xe máy. Hình ảnh chú rể com lê, cà vạt, chở cô dâu xúng xính trong bộ váy trắng bồng bềnh dài lượt thượt với mái tóc tạo kiểu bay bay trên những con đường nhỏ xuyên qua những cánh đồng làng thật sinh động và cũng rất nên thơ. Trong hoàn cảnh đó, chắc hẳn không một ai có ý định chụp lên đầu mình chiếc mũ bảo hiểm để trở thành người lạc lõng, nhất là các nam thanh, nữ tú. Và sự thật đó vẫn tồn tại ở chốn thôn quê chưa hẹn ngày khắc phục, mặc dù đã thời gian qua ngành công an đã có quy định công an xã cũng trực tiếp  tham gia xử phạt những người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.

 

Từ khi có quy định, bắt buộc người đi xe mô tô khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường thì ngành y tế, và các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã tích cực tuyên truyền: Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô có tác dụng làm giảm độ nghiêm trọng của thương tật và giảm nguy cơ tử vong nếu tai nạn xảy ra. Một chi tiết nhỏ cũng được người dân nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây đó là luật Bảo hiểm y tế mới quy định: Người bị tai nạn giao thông mà không được chứng minh cụ thể nguyên nhân xảy ra tai nạn thì không được chi trả bảo hiểm y tế. Thiết nghĩ, chừng đó lý do cũng đủ để người dân nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông- nếu như mỗi người đều có ý thức tự giác đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để giữ gìn trật tự an toàn giao thông vào bảo vệ chính mình thì chắc hẳn những chiếc mũ bảo hiểm sẽ không còn vắng bóng trên đường làng.

 

 

                                                                                                Thúy Hằng

 

Các tin khác

2 đối tượng Long và Chi tại công an H.Bình Chánh.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

 Bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 10 bánh heroin

(HBĐT) - Vào hồi 6h00, ngày 08/06, tại km 104 + 200 QL6 tại địa phận xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc, Phòng PC47 (công an tỉnh) phối hợp với Công an huyện Tân Lạc bắt quả tang đối tượng Sồng A Tánh, sinh năm 1985, trú tại xóm Cò Chàm, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vận chuyển trái phép 10 bánh heroin (có trọng lượng bằng 3429,8 gam).

Thanh tra sở GTVT: Xử phạt 40 trường hợp vi phạm

(HBĐT) - Theo báo cáo của đội Thanh tra Sở GTVT, từ ngày 1/4 đến 16/ 5, lực lượng thanh tra đã lập 30 biên bản vi phạm hành chính đối với các chủ phương tiện kinh doanh vận tải khách vi phạm TTATGT; kiểm tra xe quá khổ, quá tải và lập biên bản vi phạm 3 trường hợp.

Tổng kết Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trong các cơ quan, DN

Nhìn lại 12 năm thực hiện Nghị quyết 09/CP, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm địa bàn các cơ quan, doanh nghiệp, Phó Thủ Trương Vĩnh Trọng yêu cầu: Tiếp tục xây dựng lực lượng Công an, nhất là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đổi mới phương pháp hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị và mối quan hệ với các bộ, ngành, doanh nghiệp trong phòng, chống tội phạm.

Một sinh viên cầm đầu nhóm cướp "3 vạch"

"Thủ lĩnh" của nhóm cướp này là một sinh viên Trường Trung cấp kỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Chúng quy ước những tên tham gia vào nhóm đều cắt tóc cua sát đầu, phía bên trái cạo 3 vạch trắng để làm ký hiệu và tổ chức "ăn thề".

Luật bảo vệ người tiêu dùng: Hàng rong lỏng “cửa” quản lý

“Hàng ngày tôi vẫn đi chợ, giả sử tôi mua mớ rau của người bán hàng rong bị nhiễm thuốc trừ sâu, ăn ngộ độc thì tôi tìm người bán hàng ở đâu để đòi quyền lợi” - đại biểu QH lo ngại khi bàn Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chiều 8/6.

Toàn tỉnh xảy ra 193 vụ tội phạm về TTXH

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, tình hình tội phạm về TTXH trên địa bàn tỉnh vẫn còn có diễn biến phức tạp. Toàn tỉnh đã xảy ra 193 vụ, làm 11 người chết, 89 người bị thương, gây thiệt hại về tài sản ước tính 6,44 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2009, giảm 17,5% (193/234 vụ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục