Đang vui mừng vì được điểm cao tại buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp, khi tìm lại túi xách để lấy tiền đi khao bạn bè, K., quê ở Hải Dương, bỗng giật mình vì số tiền hơn 2 triệu đồng cất trong túi đã không cánh mà bay.
Lục tung tất cả đồ đạc, K. vẫn không thể tìm thấy được số tiền mình đã chuẩn bị để mời bạn bè đi ăn sau lễ bảo vệ. Bạn bè thấy K. mất tiền cũng nhanh chóng tự kiểm tra lại đồ đạc của mình. Người giật mình phát hiện đã mất máy ảnh, người phát hiện đã mất tiền để trong ví. Lúc này, ai nấy mới "tá hoả tam tinh" kiểm tra lại xem có người lạ mặt trong phòng hay không. Tuy nhiên, không có dấu hiệu của hiện tượng rạch túi. Tháng 6, tháng 7 hằng năm là thời điểm sinh viên tại các trường đại học tham gia nhiều lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Đây cũng lúc các sinh viên thường mang theo nhiều tiền để chuẩn bị tổ chức tiệc chia tay bạn bè, Nhưng, khi bảo vệ luận văn, thầy cô và các sinh viên mải mê chuẩn bị tài liệu, phát biểu… nên không chú ý bảo vệ đồ đạc. Bên cạnh đó, các buổi lễ bảo vệ luận văn cũng thường có cả người thân, bạn bè của các sinh viên đến dự tạo điều kiện người lạ trà trộn vào. Việc các đối tượng trộm cắp dễ lợi dụng dịp này để trộm cắp là điều khó tránh khỏi.
Các đối tượng dễ lợi dụng lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp để trộm cắp.
Cách đây không lâu, Công an phường Bách Khoa, Hà Nội đã từng làm rõ vụ việc liên quan đến Nguyễn Văn Thiện, 26 tuổi, trú tại Tân Yên, Bắc Giang trà trộn vào giảng đường đang tổ chức lễ bảo vệ luận văn thạc sỹ để trộm laptop. Chẳng là, tốt nghiệp đại học đã 2 năm nhưng Thiện không có việc làm. Vào vai người thân của người đang bảo vệ luận văn thạc sỹ, Thiện đã chuẩn bị sẵn giấy, bút và ghi chép như một người đến buổi lễ thực thụ. Tuy nhiên, nhân lúc mọi người không để ý, Thiện đã "nhảy" chiếc laptop hiệu HP trị giá hơn 10 triệu đồng. Với thủ đoạn này, Thiện đã trộm cắp được 2 chiếc laptop khác trị giá gần 50 triệu đồng.
Lời khuyên dành cho các sinh viên là cần nêu cao ý thức cảnh giác, bảo vệ tài sản của mình khi tham gia các lễ bảo vệ luận văn để tránh gặp phải "quả đắng" trước lúc ra trường
CAND
7h20' ngày 20/6, các mũi trinh sát của Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý - Công an TP Hải Phòng phối hợp cùng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã bất ngờ tập kích, đánh "sập" một... "xóm" ma túy đặc biệt nguy hiểm nằm trên QL5 với 7 "ki-ốt" bán lẻ.
Để được mua thêm nền đất tái định cư, hai vợ chồng bàn nhau ly dị giả và nuôi con... ảo. Nhưng hậu quả người trong cuộc phải gánh chịu lại không lường...
(HBĐT) - Trong những ngày đầu tháng 6/2010, Công an thành phố Hòa Bình đã bắt giữ một nhóm đối tượng chuyên cướp giật giữa ban ngày tại địa bàn Phường Đồng Tíên, Phương Lâm.
Nền kinh tế thị trường cùng hệ lụy của nó đã làm xáo trộn cuộc sống và văn hoá nhiều bản làng vùng cao, rất nhiều phụ nữ dân tộc đã từ bỏ "cái góc con người", đáng buồn là hầu hết họ chấp nhận "xuống tóc" vì gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nghiêm trọng hơn, có chị em đã bị đánh cắp và cướp đi mái tóc của mình.
Yến lắp đặt hệ thống camera hồng ngoại và trang bị 3 màn hình lớn để theo dõi mọi hoạt động diễn ra xung quanh. Chiều 16/6, Phòng PC 47 đã tung lưới bắt "con cá lớn" khi có thời cơ thuận lợi: Mất điện, camera ngừng hoạt động.
Từ khi các công nhân hút cát của Công ty TNHH Ngọc Hà phát hiện ra bộ xương của anh Phan Văn Thu ở dưới lòng sông Phó Đáy, không biết bao nhiêu lần Thượng tá Nguyễn Văn Việt, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an tỉnh Vĩnh Phúc cùng các đồng sự của mình đi lại trên hai bờ cát ven sông Phó Đáy, đoạn phát hiện bộ xương.