Các bị cáo tại phiên tòa
Chiều 19/7, TAND TP Hà Nội đã kết thúc phiên tòa xét xử nhóm cổ động viên đội bóng đá Hải Phòng gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản.
Các bị cáo gồm: Hoàng Văn Thảo, Hoàng Huy Hợp, Đỗ Văn Tú, Đỗ Quang Linh, Đinh Trí Mạnh, Hoàng Hà Giang, Lưu Trùng Dương và Vũ Mạnh Hà, cùng trú ở TP Hải Phòng. Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, chiều 10/6/2009, tại sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội diễn ra trận thi đấu bóng đá giữa đội Thể Công và Xi măng Hải Phòng. Lợi dụng không khí cổ vũ bóng đá, một số cổ động viên quá khích đội Xi măng Hải Phòng đã có hành vi hò hét, chửi bới cổ động viên đội Thể Công, đồng thời ném các loại pháo sáng, giày dép, gạch đá… xuống sân và ném vào lực lượng Cảnh sát cơ động đang làm nhiệm vụ trong sân vận động. Sau khi đội Xi măng Hải Phòng bị thua trận, một số cổ động viên quá khích không chịu dời sân vận động mà ở lại để tiếp tục hò hét, gây rối trật tự công cộng và có hành vi thiếu văn hóa đối với lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ. Trên đường về Hải Phòng, nhóm cổ động viên quá khích còn chửi bới người đi đường và lực lượng Công an, ném vỡ đèn tín hiệu giao thông. Một số cán bộ Công an thuộc quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) trong khi làm nhiệm vụ phân luồng giao thông đã bị nhóm cổ động viên quá khích tấn công gây thương tích nặng và phá ôtô làm nhiệm vụ của Cảnh sát; nhiều người dân đi đường bị nhóm cổ động viên quá khích đuổi đánh; nhiều quán xá bên đường cũng bị nhóm cổ động viên này đập phá. Hành vi của nhóm cổ động viên quá khích đội bóng đá Xi măng Hải Phòng đã gây thiệt hại tài sản của Nhà nước và công dân, làm mất trật tự công cộng, gây ùn tắc giao thông trong nhiều giờ. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Thảo và bị cáo Hợp cùng mức án: 18 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng, 12 tháng tù về tội hủy hoại tài sản. Hình phạt chung là 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Các bị cáo còn lại tùy theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 12 tháng cải tạo không giam giữ đến 14 tháng tù giam Theo CAND
Tính từ năm 2004 đến nay, TAND tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt 22 bị cáo mức án tử hình, 88 bị cáo mức án chung thân, đáng chú ý, hơn 65% các bị cáo này có độ tuổi từ 18 - 35. Sự trẻ hoá của tội phạm ma tuý đã khiến các cơ quan thi hành tố tụng day dứt, còn dư luận thì giật mình.
Dù đã tìm khắp nơi nhưng anh Hoàng vẫn không thấy đứa con 18 tháng tuổi của mình đâu. Đang lo lắng thì nhận được cú điện thoại yêu cầu muốn chuộc con phải nộp 300 lượng vàng. Phải mất 3 tháng với sự vào cuộc của công an, vụ bắt cóc tống tiền táo tợn mới sáng tỏ.
(HBĐT) - Với ý nghĩa vừa mang tính chất răn đe, vừa kết hợp tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật (TTGDPBPL). Trong những năm qua, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương TAND thành phố đã tập trung nâng cao chất lượng xét xử các loại án. Góp phần nâng cao nhân thức pháp luật và đạt hiệu quả tích cực trong công tác phòng ngừa phát sinh tội phạm.
(HBĐT) - Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và VTN (CSAGA) phối hợp với Hội Nông dân huyện Tân Lạc vừa tổ chức dêm giao lưu truyền thông tìm hiểu Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Hàng nghìn người dân ở các khu dân cư 4 xã, thị trấn gồm Mường Khến, Tử Nê, Thanh Hối, Phong Phú đã đến giao lưu, cổ vũ.
Năm 2003, người vợ đảm đang, tốt bụng mất, ông gọi các con lại dặn dò: "Mẹ các con được an táng tại Nghĩa trang Thanh Tước, các con lên đó xin trước 1 phần mộ bên cạnh để sau này ba lên ở với bà". Thế mới biết, ông yêu thương bà đến nhường nào. Năm 2006, Trung tướng Hà Ngọc Tiếu mất, lần đầu tiên các con ông đã làm một việc sai lời ba dặn, đó là để ông yên nghỉ tại Nghĩa trang Mai Dịch theo quy định của Nhà nước.
Không chỉ dư luận trong nước đánh giá cao công tác đấu tranh có hiệu quả của lực lượng Công an không để chúng có cơ hội tấn công vào ngân hàng và tài khoản của công dân Việt Nam; các cơ quan chức năng của Trung Quốc và Đài Loan đã cảm ơn sự hợp tác và chủ động ngăn chặn có hiệu quả loại tội phạm này của Bộ Công an Việt Nam.