Việc làm cầu vượt như thế nào, đặt ở đâu chưa được tính toán kỹ càng mà chủ yếu được quyết định tùy tiện, theo cảm tính. Theo một chuyên gia thì địa điểm thích hợp nhất để đặt cầu đi bộ là địa điểm có khoảng 500 người qua đường trong vòng 2 giờ đồng hồ vào giờ cao điểm.
Hàng chục cầu vượt cho người đi bộ đang được đồng loạt xây dựng trên nhiều tuyến phố của Hà Nội. Không bàn đến mục tiêu của các dự án này bởi đảm bảo an toàn cho người đi bộ luôn là việc nên làm song sao cho khỏi lãng phí lại là điều không thể không nhắc tới bởi rất nhiều cầu đi bộ được xây dựng trước đó đang trong tình trạng gần như bỏ không.
Một trong những chiếc cầu vượt đi bộ mới tại Hà Nội đang vào giai đoạn nước rút.
Sắp có thêm 10 cầu bộ hành
Đúng như kế hoạch, 18 cầu vượt cho người đi bộ được xây dựng với kinh phí 350 tỷ đồng được trích từ nguồn vốn dư của dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội (giai đoạn 1) đang được Hà Nội tích cực triển khai. Xác định đây không chỉ là công trình chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, mà còn góp phần bảo đảm an toàn giao thông cho người đi bộ và giảm tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông ở Thủ đô, thành phố Hà Nội đang ráo riết chỉ đạo tiến độ các dự án.
Mới đây nhất, thành phố đã yêu cầu hoàn thành 10 cầu vượt đi bộ trên các tuyến đường Hoàng Quốc Việt, Chùa Bộc, Láng Hạ, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Trần Khát Chân... trước tháng 10.
Hà Nội hiện có 6 cây cầu đi bộ trên các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Voi Phục - Cầu Giấy (trước cổng Trường Đại học GTVT), Nguyễn Văn Cừ, Giải Phóng, đường Trần Đại Nghĩa và đường 70 (trước cổng Viện Quân y 103 quận Hà Đông). Không quá khó khăn để khảo sát hiệu quả của những chiếc cầu vượt này bởi ngoài chiếc cầu vượt trên đường Giải Phóng, đoạn trước cửa Bệnh viện Bạch Mai và trước Trường Đại học GTVT, thì số còn lại gần như bị bỏ không.
Chọn địa điểm theo cảm tính?
Như trên đã nói, không bàn đến mục tiêu xây dựng những chiếc cầu này của chủ đầu tư bởi đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đồng thời góp phần giảm ùn tắc giao thông luôn là việc cần làm. Vấn đề ở đây là làm thế nào cho hiệu quả, làm thế nào cho khỏi lãng phí.
Tại sao những chiếc cầu vượt tiền tỉ này không được người đi bộ lựa chọn? Ngoài nguyên nhân về ý thức của người tham gia giao thông mà cụ thể là người đi bộ chưa cao thì việc chủ đầu tư chọn địa điểm chưa thực sự hợp lý cũng là nguyên nhân khiến những chiếc cầu bộ hành này bị bỏ quên.
Xung quanh việc xây cầu bộ hành, TS. Trần Danh Lợi - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội cho biết: Trước khi làm cầu vượt cho người đi bộ, cần phải nghiên cứu kỹ càng. Ông Lợi cho rằng, hiện tại, việc làm cầu vượt như thế nào, đặt ở đâu chưa được tính toán kỹ càng mà chủ yếu được quyết định tùy tiện, theo cảm tính. Điều này gây lãng phí lớn. Cũng theo ông Lợi thì địa điểm thích hợp nhất để đặt cầu đi bộ là địa điểm có khoảng 500 người qua đường trong vòng 2 giờ đồng hồ vào giờ cao điểm.
Trước đó, để giúp cho người dân đi bộ qua đường an toàn, giải quyết tình trạng giao thông lộn xộn, nhiều hầm đường bộ cũng đã được xây khẩn cấp. Riêng đoạn đường Phạm Hùng-Trần Duy Hưng cũng có tới 6 cái. Mỗi căn hầm cũng phải đầu tư khoảng 2,5 - 3 tỉ đồng. Thế nhưng, sau 3 năm kể từ khi hoàn tất, những hầm này vẫn bị bỏ hoang, cửa đóng then cài. Thậm chí, một trong những hầm đường bộ hiện đại nhất Hà Nội bây giờ, có vốn đầu tư lên đến gần 1.500 tỉ đồng là hầm đường bộ Ngã Tư Sở lại trở thành điểm vui chơi, tập xe đạp... của người dân.
Câu hỏi đặt ra là tại sao hầm đường bộ văn minh, hiện đại như thế lại bị bỏ hoang, hoặc nếu có sử dụng thì hiệu quả không cao, gây lãng phí tiền của, công sức xây dựng. Lỗi này thuộc về ý thức người dân hay do các cơ quan quản lý khi xây dựng chưa tính hết được vấn đề?
Nhìn từ những công trình này, thiết nghĩ, việc xây 10 chiếc cầu vượt cho người đi bộ cũng cần phải được tính toán nghiên cứu kỹ, chuẩn xác, đặc biệt phải có phương án để người dân tham gia một cách hữu ích, tránh lãng phí
Theo Báo CAND
Tin từ Tổng cục Thống kê cho biết hơn 40 người bị chết, mất tích và thiệt hại gần 1282 tỷ đồng là những con số đáng chú ý về hậu quả của thiên tai trong tháng 7/2010.
(HBĐT) - Thực hiện chỉ thị số 10 CT/TU của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp dân và xử lý đơn thư ở các cấp, các ngành đã có những chuyển biến tích cực và đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Sau hai ngày làm việc, ngày 29-7, Hội đồng cạnh tranh đã công bố quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh mã số KNCT-HCCT-0009, liên quan đến 19 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) tham gia ký thỏa thuận và điều khoản về biểu phí BH vật chất xe ô-tô.
Sau khi nhận lời chạy huân huy chương cho những nông dân nhẹ dạ, 4 người đàn ông đã tự làm giả hồ sơ, in giả huân huy chương để thu tiền.
Ập vào kho hàng của bà Nga trên phố Hàng Mành (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cảnh sát phát hiện hàng nghìn bao thuốc lá lậu cao cấp ngụy trang trong gian bếp 3m2.
Lúc 19 giờ 30 ngày 30-7, ông Lê Văn Ngai (60 tuồi là việt kiều Hà Lan về đầu tư kinh doanh tại Việt nam) bị một nhóm bảo vệ đánh dã man trước quán cơm Minh Đức số 35 Tôn Thất Tùng phường Phạm Ngũ Lão quận 1 TPHCM.