Thông qua các hội thi bằng hình thức sân khấu hoá, người lao động đã hiểu và tiếp cận được với các chính sách của pháp luật.

Thông qua các hội thi bằng hình thức sân khấu hoá, người lao động đã hiểu và tiếp cận được với các chính sách của pháp luật.

(HBĐT) - “Trong những năm qua, nhất là từ khi triển khai Nghị quyết 5a của Tổng LĐLĐ Việt Nam về đẩy mạnh công tác pháp luật của công đoàn trong tình hình mới, công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến rõ rệt”. Ông Hoàng Kim Bảng, Trưởng ban Chính sách - Kinh tế xã hội, LĐLĐ tỉnh khẳng định.

 

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 60.000 cán bộ công nhân viên chức đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, trong đó có hơn 10.000 đoàn viên công đoàn. Ngoài số cán bộ làm việc trong các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp được đào tạo một cách bài bản còn lại phần lớn công nhân lao động hiện nay trình độ còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Mặt khác việc tuyên truyền phổ biến pháp luật phụ thuộc nhiều vào các tổ chức công đoàn nhưng với khu vực kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân bổ rải rác, sử dụng lao động không ổn định. Trong khi phần lớn người lao động phải tập trung cho sản xuất, không có điều kiện tìm hiểu về những kiến thức pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

 

Chính điều này đã dẫn đến thực trạng rất nhiều công nhân lao động hiện nay rất mơ hồ về pháp luật hoặc chỉ nắm được những kiến thức rất cơ bản. Nói về vấn đề này ông Bảng đánh giá: phải làm việc quá căng thẳng rất nhiều công nhân khi trở về nhà chỉ mong muốn được nghỉ ngơi chứ thực sự không có điều kiện để tìm hiểu thêm về vấn đề gì. Cũng có nhiều doanh nghiệp đã bố trí những ngày nghỉ như thứ 7 hoặc chủ nhật, song thực tế có tổ chức thì cũng không mấy công nhân, người lao động đến nghe. Lý giải nguyên nhân này, ông Bảng cho rằng do nhận thức của người lao động nhưng một phần cũng do cách tuyên truyền phổ biến pháp luật hiện nay cũng là một nguyên nhân

 

Để thu hẹp khoảng cách giữa người lao động với pháp luật, trong những năm qua, liên đoàn lao động các cấp đã  tích cực đổi mới phương pháp tuyên truyền cả về nội dung lẫn hình thức. Ông Bảng cho biết: Thường xuyên phải làm việc trong điều kiện căng thẳng về thời gian, nên thực sự người lao động không có điều kiện để nghe mình thuyết trình hàng giờ. Vì vậy, mình phải làm sao đưa  pháp luật đến với công nhân thay vì đưa công nhân đến với pháp luật. Để làm được điều đó, liên đoàn đã xác định những gì cần thiết nhất cho người lao động, những thông tin mới nhất ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động để tổ chức tuyên truyền. Thực tế cho thấy những vấn đề như quyền lợi của lao động nữ, luật BHXH cho người lao động, bảo hiểm thất nghiệp ... đang là mối quan tâm của người lao động.

 

Bên cạnh đó, Liên đoàn đã chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động đổi mới phương thức tuyên truyền cho phù hợp như in ấn tờ rơi, tờ gấp, sổ tay bỏ túi phát cho công nhân lao động. Tính đến nay, liên đoàn lao động các cấp đã in phát hơn 3.000 sổ tay pháp luật cho người lao động. Tuyên truyền bằng hình thức hội thi, sân khấu hóa như hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi, hội thi tuyên truyền viên BHXH, hội thi lái xe an toàn....

 

Đặc biệt, từ năm 2009 đến nay, ngành đã đưa vào hoạt động một văn phòng tư vấn pháp luật có đường dây nóng tư vấn trực tiếp mọi thắc mắc của người lao động.  Đây là hoạt động thực sự bổ ích nhằm hướng hoạt động tuyên truyền vào những tình huống cụ thể, qua đó dần phổ biến kiến thức cho họ và đặc biệt hơn để người công nhân nhận thấy rằng người lao động rất cần hiểu biết pháp luật, những điều liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình.

 

                                                                             Đinh Hòa

 

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục