Khi các chiến sỹ cách mạng lúc đó gồm có 8 người, trong đó có 3 con trai thứ 11, thứ 12 và thứ 13, một cháu nội, hai người cháu vừa về điểm đóng quân (cũng là nhà của mẹ) thì bất ngờ bọn biệt kích xả súng liên tục. Các chiến sỹ vừa bắn trả, vừa tìm cách thoát thân, nhưng không kịp, 3 người con trai, 1 đứa cháu nội, 1 đứa cháu gọi mẹ bằng dì đã hy sinh cùng một lúc.

Khi nhắc đến tên Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tám (tức Nguyễn Thị Niêm - thường gọi là Má Tám), trú ở ấp Bến Bàu, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi (đã mất năm 2003, hưởng thọ 92 tuổi), ít ai biết sự chịu đựng mất mát hy sinh trong những năm tháng chiến tranh.

Mẹ Niêm chính là mẹ ruột của người Anh hùng LLVTND Trần Phương Thế (thường gọi là Tám Thậm) - Đại tá, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, là một trong những người có công rất lớn góp phần làm nên chiến công vang dội Kế hoạch phản gián CM12 (diễn ra từ ngày 9/9/1981 đến 9/9/1984) tại Cà Mau và các tỉnh lân cận.

Năm nay nếu còn sống, thì mẹ Niêm cũng đã được 99 tuổi, là người có hơn 50 năm cơ cực, bần hàn sống trong chế độ hà khắc của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Năm 16 tuổi, mẹ kết hôn cùng với ông Trần Ngọc Quang lớn hơn mẹ 4 tuổi và sinh được 12 người con (trong đó có 7 con trai và 5 con gái).

Trong hai cuộc kháng chiến, cả chồng và các con của mẹ đều tham gia cách mạng. Mẹ Niêm làm trụ cột trong gia đình, thay chồng nuôi các con khôn lớn, vừa tích cực tham gia công tác ở địa phương. Ngôi nhà của mẹ cũng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng.

Vào ngày 15/7/1955, ông Trần Ngọc Quang tham gia biểu tình tại Chà Là, thuộc xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi để đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Geneva, hiệp thương tổng tuyển cử, bị bọn chúng xả súng, nhiều người chiến sỹ cách mạng đã dũng cảm hy sinh trong cuộc biểu tình, ông Quang cũng bị thương, bị chúng bắt giữ, đánh đập, tra tấn dã man và giam cầm một thời gian dài trở thành người tàn phế.

Gặp lại những người có một thời đồng cam, cộng khổ cùng mẹ, họ đã kể về mẹ Niêm, về những câu chuyện nhớ đời. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và vô cùng khâm phục, bởi sức chịu đựng phi thường.

Năm Mậu Thân 1968, lúc đó tình hình chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt, bọn Mỹ - ngụy lúc nào cũng nhằm vào ấp Bến Bàu (trong đó có gia đình của mẹ) để tìm cách đàn áp, bắt bớ, đày đọa người già, hành hạ trẻ em, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc, đốt nhà dân lành, cho mật thám lùng sục khắp nơi để tìm kiếm, tiêu diệt cán bộ nằm vùng và những chiến sỹ cách mạng.

Ngày 16/3/1970, bọn chúng lại đổ quân càn quét, khi đi ngang qua nhà của mẹ Niêm, một số tên bí mật ém quân lại phục kích quanh nhà mẹ. Các chiến sỹ cách mạng lúc đó gồm có 8 người, trong đó có 3 con trai thứ 11, thứ 12 và thứ 13, một cháu nội, hai người cháu gọi mẹ bằng dì vừa về điểm đóng quân (cũng là nhà của mẹ). Chưa bước được tới cửa nhà, thì bất ngờ bọn biệt kích xả súng liên tục, các chiến sỹ vừa bắn trả, vừa tìm cách thoát thân, nhưng không kịp, 3 người con trai, 1 đứa cháu nội, 1 đứa cháu gọi mẹ bằng dì đã hy sinh cùng một lúc.

Nỗi đau quá lớn, mẹ không nói được thành lời, chỉ lấy tay lau máu cho các con, các cháu mà nuốt nước mắt vào lòng. Nhìn 5 người con, cháu nằm song song nhau trên cùng một chiếc giường, lòng mẹ càng quặn thắt. Đêm hôm ấy, bọn biệt kích vẫn tiếp tục rình mò, nên hàng xóm không ai đến thăm, trong ánh đèn leo lét, trời đêm hoang vắng, mẹ Niêm như chết lặng, mắt xa xăm hướng thẳng ra màn đêm, mọi người trong nhà không ai dám lay động mẹ. Mẹ bảo các chị đừng khóc, tinh thần ủy mị khó làm nên việc lớn.

Càng về khuya trời thoáng lạnh, những hạt sương đêm đã đọng thành giọt trên những cây lau, sậy quanh nhà, không biết lòng mẹ có lạnh không, nhưng khi mọi người nhìn lại đã thấy đôi bờ vai gầy, kham khổ của mẹ run lên bần bật, hai bàn tay gầy guộc, nắm chặt bàn tay lạnh lẽo của các con đang nằm bất động, với những thi thể không còn nguyên vẹn.

Đại tá Trần Phương Thế, AHLLVTND, bên di ảnh của mẹ.

Ngày khủng khiếp ấy cũng qua, các con, cháu được mẹ tổ chức chôn cất trong phần đất gia đình, nhìn ánh mắt ưu buồn của mẹ không ai dám khơi dậy chuyện của mấy ngày qua. Mỗi ngày mẹ cứ lầm lũi ra vào nơi chòm mộ, ngồi lặng lẽ một lúc lâu rồi tiếp tục đi làm và cũng để củng cố tinh thần cho các chị khỏi bị sốc.

Ba ngày sau khi các con mất, người con thứ 8 (tức đồng chí Trần Phương Thế) từ đơn vị đột ngột về thăm mẹ. Nhìn thấy cảnh tượng khủng khiếp ấy, anh cũng chẳng dám nói lời nào, chỉ sợ đau lòng mẹ.

Mẹ bảo: Con hãy cố giữ được sinh mạng cho mình, các em con đều đã hy sinh, các anh con thì không biết sống chết thế nào (đứa đang bị giặc bắt đày nơi Côn Đảo, đứa đang ở ngoài chiến trường). Mẹ không cho anh Tám Thậm ở lại nhà vì sợ bọn biệt kích bất ngờ trở lại. Thương mẹ, anh cũng nán lại chỉ được hai ngày rồi trở về đơn vị.

Nỗi đau lại chồng tiếp nỗi đau, tháng 3/1972 mẹ nhận được tin người con thứ 10 đã hy sinh ở chiến trường miền Đông Nam bộ. Một núm ruột nữa lại rời xa mẹ, trong khi ấy, vết thương của chồng lại tái phát liên hồi sau khi bị giam cầm tại khám lớn Cà Mau của Mỹ - ngụy và không bao lâu sau thì ông cũng hy sinh, mẹ đã kiệt sức cùng với những nỗi đau cho đến ngày độc lập.

Mặc dù đất nước đã độc lập rồi, nhưng cuộc sống vẫn còn đầy rẫy khó khăn, thiếu thốn, mẹ lại một lần nữa khốn khổ vì con. Bởi vào năm 1981 đến 1984, nhận được mệnh lệnh của cấp trên, đồng chí Trần Phương Thế phải đóng giả tên biệt kích để xâm nhập vào tổ chức phản động do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu.

Nhìn thấy con trai đang sống cảnh "bê tha, bất cần và bí hiểm", cứ mỗi lần nghĩ đến đứa con trai mình luôn hy vọng, nay đã bị "tha hóa biến chất", mẹ lại khăn gói lên tận thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu để mong gặp được "thằng Thậm" tìm cho ra lẽ "Vì sao nó lại trở thành con người tệ bạc đến như thế".

Biết ý mẹ, đồng chí Trần Phương Thế chỉ nhẹ nhàng phân giải: "Con không dám làm điều sai trái, mong mẹ hiểu cho con…".

Ngày 9/9/1984, khi kế hoạch CM12 chiến thắng, các phương tiện thông tin đại chúng trên toàn quốc liên tục phản ánh, thị xã Cà Mau (nay là TP Cà Mau) dành riêng một nơi để tổ chức triển lãm hình ảnh-tư liệu nói về Kế hoạch phản gián CM12, không chỉ người dân ở tỉnh Cà Mau mà khắp các tỉnh, thành trong cả nước tìm đến để tham quan. Lúc đó mẹ Niêm mới biết vì sao thời gian qua, đứa con trai yêu quý của mẹ lại có cuộc sống bí hiểm như thế.

Ghi nhận những thành tích to lớn này, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho đồng chí Trần Phương Thế.

Năm 2001, mẹ Nguyễn Thị Niêm được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng vì có đến 4 người con và chồng là liệt sỹ, những mất mát to lớn hơn ba chục năm qua của mẹ, nay đã được Nhà nước và nhân dân ghi nhận

                                                                                Theo Báo CAND

Các tin khác

Ảnh minh họa
Chương bất ngờ phản cung cho rằng vợ không biết việc mua bán ma túy
Không có hình ảnh
Bị cáo Ngô Hồng Sơn

Bắt “siêu lừa” người Hàn Quốc

Ngày 17-8, tại khách sạn New World - TPHCM, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm - Cơ quan thường trực phía Nam Bộ Công an đã bắt giữ Cha Je Kiy (44 tuổi), kẻ đã thực hiện gần 140 vụ lừa đảo, chiếm đoạt 678.000 USD ở Hàn Quốc và bị cảnh sát nước này phát lệnh truy nã từ năm 2006

LĐLĐ Tỉnh: Đưa pháp luật đến với công nhân

(HBĐT) - “Trong những năm qua, nhất là từ khi triển khai Nghị quyết 5a của Tổng LĐLĐ Việt Nam về đẩy mạnh công tác pháp luật của công đoàn trong tình hình mới, công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến rõ rệt”. Ông Hoàng Kim Bảng, Trưởng ban Chính sách - Kinh tế xã hội, LĐLĐ tỉnh khẳng định.

Xã Yên Thượng giữ vững an ninh vùng giáp ranh

(HBĐT) - Yên Thượng là xã vùng cao còn gặp nhiều khó khăn của huyện Cao Phong, giáp ranh với 6 xã của huyện bạn, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng đều, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Đó chính là điều kiện để tội phạm và các tai tệ nạn xã hội hoạt động, xâm nhập gây ảnh hưởng tới cuộc sống cuộc người dân. Trong số đó, nổi lên tội phạm trộm cắp trâu bò, gây rối trật tự an ninh tại địa bàn giáp ranh.

Công an mở cao điểm vận động đầu thú, truy bắt đối tượng truy nã

Mọi người dân, nếu phát hiện đối tượng truy nã, đề nghị báo tin cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc điện thoại đến đường dây nóng của Cục Cảnh sát truy nã tội phạm theo khu vực, phía Bắc số điện thoại: 06943554; 0945.423.680; phía Nam số điện thoại: 06937393; 0976.300.243 . Đường dây nóng nêu trên sẽ nhận thông tin 24/24h.

Tăng các biện pháp kiểm soát và xử lý vi phạm

Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán đang thu hút sự quan tâm của nhiều bộ, ngành, trong đó Bộ Công an giao bộ phận chuyên trách thuộc Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm để nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.

"Áo giáp chở che" bình yên cửa ngõ phía Nam Thủ đô

Đến Công an huyện Thường Tín trong những ngày này, mới thấy anh em Công an nơi đây đang tất bật với những nhiệm vụ bề bộn của một đơn vị cửa ngõ phía Nam Thủ đô khi cùng lực lượng Công an cả nước nói riêng và Công an Hà Nội nói chung triển khai thực hiện các kế hoạch bảo vệ ANTT phục vụ Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục