Chân dung bà Nguyễn Thị Phương.

Chân dung bà Nguyễn Thị Phương.

Những đêm mùa đông, tỉnh giấc đã là 3h, quờ tay bên cạnh đã không thấy mẹ đâu, để cho đỡ nhớ, chị Nhung lại ôm chiếc áo mà mẹ đã chuẩn bị sẵn để ở đầu giường cho các con, phòng khi đang đêm phải dậy làm nhiệm vụ.

 

Sáng tháng 10 mùa thu, cơn gió se lạnh đã tràn về khắp phố phường, tại căn nhà cuối con ngõ yên tĩnh trên đường Đê La Thành (Hà Nội), bên ấm trà nóng, Đại tá Phan Bình, Phó trưởng Phòng Chính trị và Công tác quần chúng, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật và em gái anh - chị Phan Thị Nhung đã kể cho chúng tôi nghe về người mẹ thân yêu của mình - bà Nguyễn Thị Phương, nguyên Trưởng ban Cán sự nữ Bộ Nội vụ, nay là Ban Công tác nữ Bộ Công an, nguyên Giám thị Trại giam Phú Lương (nay là Trại giam Phú Sơn 4).

Đại tá Phan Bình rưng rưng: "Cả nhà tôi, cho đến khi mẹ tôi mất đi, gia đình chưa từng có buổi sum họp nào đầy đủ các thành viên trong gia đình... Vì hoàn cảnh đất nước chiến tranh, vì hoàn cảnh công tác, mẹ tôi đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành nhiệm vụ, để có thể kết nối sợi dây gia đình từ mọi miền sơ tán. Suốt thời công tác, mẹ tôi chỉ được gặp chúng tôi qua những lần ghé thăm nhà ngắn ngủi, hiếm hoi thời chiến…".

Thương lắm, lúc quờ tay không thấy mẹ trong đêm 

Bà Nguyễn Thị Phương đã qua đời cách đây gần 20 năm, nhưng những đóng góp của bà với lực lượng Công an thì vẫn thật ý nghĩa và ký ức về bà qua những người con vẫn còn nguyên vẹn. Trong quyển kỷ yếu của Tổng cục XDLL - CAND - Ban Công tác nữ CAND, xuất bản năm 2003, bức ảnh bà Nguyễn Thị Phương trông thật dung dị và ít người biết rằng, bà đã từng là Giám thị Trại giam Phú Lương.

Theo Đại tá Phan Bình, Phó trưởng Phòng Chính trị và Công tác quần chúng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, được biết, bà Nguyễn Thị Phương, SN 1929, tại một vùng quê nghèo thuộc xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay từ nhỏ, bà đã sớm giác ngộ cách mạng và sớm tham gia phong trào phụ nữ Việt Minh cứu quốc xã Yên Phương, rồi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi còn rất trẻ. Tiếp nối quá trình công tác, bà làm việc tại Công an tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc), từng giữ cương vị lãnh đạo Phòng Trinh sát Công an tỉnh Vĩnh Phúc.

Thời gian năm 1968-1976, bà chuyển sang một lĩnh vực mới, phụ trách mảng giam giữ phạm nhân nữ, từng giữ cương vị Giám thị Trại giam Phú Lương, Bộ Công an. Năm 1976-1980 bà Phương lại chuyển sang công tác tại Ban Cán sự Đảng đoàn Bộ Công an; từ năm 1980-1982, Trưởng ban Cán sự nữ Bộ Nội vụ, nay là Bộ Công an và nghỉ hưu từ năm 1983. Trong thời gian công tác, bà Nguyễn Thị Phương đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng các phần thưởng cao quý: Huân chương Kháng chiến hạng Ba; Huy chương Kháng chiến hạng Nhất cùng nhiều Huy chương, Bằng khen của Chính phủ, Bộ Công an, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam… Nhưng ít ai biết rằng, để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trở thành một lãnh đạo nữ có phẩm chất, có năng lực chuyên môn, bà Phương đã phải hy sinh rất nhiều…

Câu chuyện giữa tôi với chị Phan Thị Nhung, con gái bà Nguyễn Thị Phương có những lúc lắng lại bởi cảm xúc về người mẹ thân yêu ùa về. Chị Nhung công tác ở ngành Du lịch, nay đã nghỉ hưu. Chồng chị và hai con gái đều công tác, học tập trong lực lượng Công an. Có lẽ, là người được ở gần mẹ nhất trong 6 anh chị em, chị Nhung có cả kho chuyện về bà để kể cho 2 cô con gái nghe. Trong đó, có những mẩu chuyện rõ nét trong ký ức thời mẹ chị Nhung còn làm Giám thị Trại giam Phú Lương, giam giữ, cải tạo phạm nhân nữ, đóng quân trên địa bàn huyện Phú Lương, Thái Nguyên (sau đó sáp nhập với Trại giam Phú Sơn, trở thành Trại Phú Sơn 4 ngày nay).

Đó là những đêm mùa đông, tỉnh giấc đã là 3h, quờ tay bên cạnh đã không thấy mẹ đâu, để cho đỡ nhớ, chị Nhung lại ôm chiếc áo mà mẹ đã chuẩn bị sẵn để ở đầu giường cho các con, phòng khi đang đêm phải dậy làm nhiệm vụ. Sáng hôm sau, nghe các cô, chú nói lại, cô bé Nhung khi ấy chưa đầy 10 tuổi mới biết, tối qua có phạm nhân trốn trại, mẹ và các cô, chú ở trại giam đã vất vả suốt đêm để truy bắt đối tượng. Thời đó, do còn nhỏ tuổi, chị Nhung chỉ biết mẹ làm Giám thị, nghe thì rất oách, nhưng thực sự, chị không hiểu rõ về công việc mẹ làm. Bởi thường những lúc rảnh rỗi, bà lại kể cho các con nghe về bố, về các anh các chị còn đang công tác, học tập ở các nơi khác nhau và dạy con cái nấu ăn, thêu thùa, nữ công gia chánh.

Chị Nhung chỉ nhớ, ngày thì đi làm, thậm chí đi tuần tra quanh trại cùng mọi người, thế nhưng, hầu như đêm nào cũng thấy mẹ chị chong đèn đọc tài liệu, xử lý công việc đến 2-3h mới ngủ. Thời đó, cơ sở vật chất ở Trại giam vô cùng khó khăn, nhất là về nơi ăn, ở và phòng làm việc. Căn nhà nhỏ hơn 10m2 mà mẹ con chị được ưu tiên ở, có những lúc đã trở thành nơi họp của đơn vị…

Bà Nguyễn Thị Phương cùng gia đình.

Mẹ tôi đã hy sinh nhiều lắm…

Vợ chồng anh Bình đều trong lực lượng Công an và có tiếng là "nhà văn nghệ" bởi anh công tác tại Phòng Chính trị và Công tác quần chúng thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, vợ anh - chị Nguyễn Thị Ngọc Bích công tác tại Đoàn kịch nói Công an nhân dân.

Anh Bình kể: "Có người nói mẹ tôi số khổ, vất vả, đông con, gia đình luôn ly tán, thế nhưng, tôi lại không thấy thế, bởi được sinh ra trong một gia đình mà bố công tác bên Quân đội, mẹ công tác ở lực lượng Công an, ấy chính là "cái nôi cách mạng nhỏ" để con cái được rèn luyện, được sống, cống hiến cho cách mạng, cho đất nước". Anh Bình nói, có lần đã định viết tự sự hoặc ghi chép gì đó về gia đình, về mẹ, nguyên Trưởng ban Cán sự nữ Bộ Nội vụ, về người bố - ông Phan Quyết Tâm, nguyên cán bộ Quân khu I và 6 anh em của anh, trong đó cả con và dâu, rể có 4 người theo nghiệp Công an, 1 người theo nghiệp Quân đội và 1 người công tác trong ngành Du lịch… nhưng chưa thực hiện được.

Trong câu chuyện của Đại tá Phan Bình, anh thường nói lại chuyện mẹ anh kể, bà rất vui mừng khi con cái trưởng thành, biết đùm bọc lẫn nhau, biết thông cảm cho bố mẹ, vì hoàn cảnh chiến tranh chia cắt đã không được thường xuyên ở gần, dạy dỗ các con hằng ngày.

Mẹ anh cũng có nỗi khổ tâm riêng, vì điều kiện khó khăn ngày ấy, người con gái út đã không được chăm sóc cẩn thận, mắc bệnh hiểm nghèo mà mất sớm. Chồng công tác một nơi, vợ công tác một nơi, trong 6 người con thì không phải ai cũng được ở cùng bố, mẹ. Ngay cả anh Bình, chị Nhung cũng chỉ được ở gần mẹ một thời gian. Rồi chuyện, người con cả sinh ra trong vùng địch hậu, chưa kịp bén hơi mẹ đã phải gửi con cho bà con láng giềng nuôi hộ để bà đi công tác thoát ly, con thứ 2 cũng phải gửi ở Đồn Công an Vĩnh Yên, đơn vị cũ nơi bà đã từng làm Đồn trưởng. Rồi khi chiến tranh leo thang, gạt nước mắt, bà Phương đã gửi các con về quê, cậy nhờ ông bà, cô, dì, chú bác nuôi hộ.

"Cứ như thế, công việc thầm lặng vì sự nghiệp cách mạng chung của cha, của mẹ, dường như đã ngấm vào các con từ lúc nào, trở thành cốt cách, để rồi các con, đứa nào cũng có tính độc lập cao, tự giác học hành, tự trưởng thành, tự tiếp nối truyền thống gia đình, cách mạng như một lẽ tự nhiên…" - Đại tá Phan Bình đúc kết như vậy khi nói về gia đình thân yêu của anh…

Trong phòng khách nhà chị Nhung, tôi thấy có một bình hoa tươi đủ màu. Tiễn tôi ra về, chị Nhung tươi cười bảo, Ngày Phụ nữ Việt Nam, chị em mình là nữ, cũng phải có bình hoa tươi để chúc mừng chứ. Rồi chị nói thêm: "Còn trên bàn thờ bà ngoại các cháu, tôi đã chuẩn bị hoa tươi, quả ngọt thắp hương cho bà rồi. Cứ những ngày kỷ niệm 8-3, 20-10, tôi lại thấy nhớ mẹ hơn, cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời bà đã sống thanh tao, cần kiệm, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Câu chuyện về mẹ, tôi sẽ luôn kể cho con cháu nghe, để lớp trẻ sống tiếp nối truyền thống gia đình, gìn giữ sự nghiệp cách mạng chung mà những người như mẹ tôi và các thế hệ của bà đã từng vượt khó khăn gian khổ, hy sinh hạnh phúc riêng tư, góp công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước…".

                                                                                Theo Báo CAND

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục