Ông Phương Văn Trò, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Châu đang trao đổi với tác giả.
Có thể nói mỗi con người đều ước vọng về một cuộc sống no đủ, sang giàu, và chọn con đường đi tới cái đích đó. Riêng với người dân Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) đã chọn con đường đi đào vàng. Kết cục, vàng chẳng thấy đâu mà cuộc đời chìm trong ma túy.
Khát vọng vàng Vào thập kỷ 80-90 của thế kỷ trước, khi tin đồn có người dân trong xã ngược lên Sơn La, Lai Châu đào vàng "trúng quả" lớn. Cái tin ấy loan ra cả xã, người đi trước rước người đi sau "đổ bộ" lên vùng đất được coi giàu khoáng sản quý này. Ở đó, cảnh xa nhà, lao động vắt sức suốt ngày đêm, họ đã được tiếp xúc với những bi thuốc phiện tại các bản vùng sâu và quen dần cái cảm giác phê thuốc lên tận… mây xanh và rồi khi trở về biến thành người nghiện. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của lực lượng Công an xã Minh Châu, năm 2003 tại địa bàn có 104 người nghiện. Nhưng từ năm 2005 đến nay, một số người chuyển sang dùng thứ "hàng trắng" hễ "bập" vào coi như không dứt được. Biết bao câu chuyện đau lòng về ma tuý đã diễn ra tại Minh Châu. Cha, con cùng nghiện, rồi cùng tranh nhau mang những thứ được coi là đáng giá trong gia đình đổ cả vào hút chích. Rồi trộm cắp xảy ra, người dân xã đảo mỗi khi nhìn thấy những người nghiện lui tới khu vực sinh sống đều phải cảnh giác đề phòng. Theo một số người dân sinh sống ở đây thì gần như không ai dám công khai tố cáo người nghiện ăn cắp vì ngại bị trả thù. "Có lần tôi nhìn thấy một đối tượng nghiện lấy trộm đồ nhà hàng xóm, báo cho Công an, mấy hôm sau ruộng ngô nhà mình bị lột gốc", bác Th nói. Trước các đối tượng nghiện ngập, cuộc sống của người dân Minh Châu trở nên bất an. Trộm cắp, xô xát ở trong xã như "chuyện thường ngày ở huyện". Vì thế mà những năm gần đây người ta vẫn coi Minh Châu là một "điểm nóng" về ma túy phức tạp với 64 đối tượng có liên quan đến ma tuý đang ở địa phương hoặc cai nghiện tại các trại giáo dưỡng. Chưa có hồi kết… Ma tuý đã gõ cửa, tàn phá không biết bao nhiêu mái ấm hạnh phúc ở Minh Châu. Nước mắt đã rơi lã chã trên khuôn mặt tiều tụy của những người mẹ, người vợ bởi nỗi đau mất con, mất chồng. Chỉ trong gần 4 tháng qua, ma túy đã lấy đi sinh mạng của 3 người trong xã do bị sốc thuốc và mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Ông Phương Văn Trò, Phó Chủ tịch xã Minh Châu nói: "Chúng tôi rất lo ngại vì số người chết vì ma túy của Minh Châu tăng lên từng ngày. Chính quyền địa phương đã áp dụng biện pháp xây dựng các mô hình dòng họ tự quản, tổ liên gia tự quản, CLB Phòng, chống ma túy… để tuyên truyền sâu rộng tới quần chúng nhân dân tác hại của ma tuý và ngăn chặn tệ nghiện hút lan ra cộng đồng. Song, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời vì nguồn lợi từ mua bán ma tuý quá cao nên nhiều người vẫn lén lút bán thuốc cho các người nghiện ở trong và ngoài xã. Mọi lực lượng của chúng tôi thực sự mất ăn, mất ngủ về vấn đề này mà chưa thể tìm được giải pháp hữu hiệu để kiềm chế".
Chiếc tàu đào vàng neo đậu ở Minh Châu chuẩn bị lên đường tới nơi khai thác.
Ông Trò cho biết thêm, do địa hình của Minh Châu nằm biệt lập ở giữa sông Hồng vì vậy các hoạt động về ma tuý dễ dàng hơn trên đất liền. Các "chân rết" làm nhiệm vụ cảnh giới có mặt ở khắp nơi nên việc phát hiện, bắt quả tang rất khó khăn. Thêm nữa, lực lượng an ninh chuyên trách còn mỏng, việc phân bổ giữ gìn ANTT, xóa các tụ điểm về ma túy còn gặp rất nhiều khó khăn.
"3-4 năm trước, Minh Châu cũng được lực lượng phòng, chống ma tuý cấp trên đến địa bàn, mở chiến dịch đẩy lùi tệ nạn này ra khỏi xã và đã đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên, khi lực lượng này rút khỏi thì số lượng người nghiện lại có chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Để đẩy lùi ma túy ra khỏi Minh Châu bây giờ không phải là việc làm một sớm một chiều là được. Điều này chúng tôi rất cần sự giúp đỡ, phối kết hợp thường xuyên hơn nữa của các cơ quan chức năng cấp trên. Đẩy lùi được ma tuý ra khỏi Minh Châu, nghĩa là bà con sẽ có cuộc sống bình yên, hạnh phúc" - ông Trò nói
Theo Báo CAND
Lực lượng tác chiến đưa ra một tình huống giả định khẩn cấp, đặc biệt nguy hiểm, do các đối tượng khủng bố tạo ra, đe dọa sự an toàn và tính mạng của người dân Thủ đô. Các lực lượng quân Công an, Quân đội, và các cơ quan, tổ chức của Hà Nội đã cùng phối hợp, vào cuộc, làm nên một trận đánh hoàn hảo đến từng chi tiết, mang đến sự an toàn tuyệt đối cho người dân.
Gắn bó với Trường Văn hóa I - Bộ Công an gần 20 năm, Trung tá Đỗ Thị Huyền Lan đã góp phần đào tạo các thế hệ học sinh, nhiều em trong đó đã trưởng thành, đang có mặt trên mọi miền đất nước, cống hiến sức mình vào sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, vì bình yên cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.
Mặc dù quy định cấm học sinh đi xe gắn máy phân khối lớn đến trường (khi chưa đủ tuổi thi lấy giấy phép lái xe) đã thực hiện một thời gian dài, nhà trường cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng có nhiều biện pháp chế tài để ngăn cấm học sinh đi xe gắn máy đến trường, nhưng thực tế, tình trạng học sinh đi xe gắn máy đến trường vẫn diễn ra "rầm rộ" tại các trường THPT.
Chuyện những người tâm thần gây án đang là nỗi bức xúc của nhiều người dân thành phố Cảng Hải Phòng những ngày gần đây. Bởi lẽ, người tâm thần không thể nhận thức được hành vi của chính mình, không chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trước những việc làm trái pháp luật do họ gây ra. Trong khi đó, những hậu quả để lại là hết sức đau lòng.
Ngày 6/11, Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP Hà Nội cho biết, đã triệt xoá một "lò" chuyên sản xuất mì chính giả hiệu Ajinomoto và Miwon.
Báo CAND xin chân thành cảm ơn cán bộ, chiến sĩ Trại giam Thủ Đức (Z30D) DN Võng xếp Duy Lợi, DN Gas Hồng Mộc, Công ty TNHH Tân Hoàng Huy và các nhà hảo tâm tại các tỉnh phía Nam đã hết lòng ủng hộ cho bà con đồng bào và các em học sinh bị thiệt hại do lũ lụt gây nên trong dịp này. * Hàng vạn cuốn sách giáo khoa và hàng hóa do Báo CAND phát động quyên góp đã đến tận tay các em học sinh vùng lũ.