Kết quả phân tích thái độ và hành vi đối với việc sử dụng mật gấu ở Việt Nam được công bố vào chiều 23/11 cảnh báo: "Các loài gấu ở Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng", một trong những nguyên nhân là do sự phát triển của xu hướng "du lịch trang trại gấu".

 

Nhiều trang trại bất hợp pháp phục vụ du lịch

Hiện Việt Nam có khoảng 3.500 cá thể gấu nuôi nhốt, chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên. Gấu chó và gấu ngựa ở Việt Nam đều được bảo vệ theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Tất cả hành vi săn bắt, bẫy, mua bán, giết hại hoặc quảng cáo việc kinh doanh gấu hoặc các sản phẩm từ gấu đều bất hợp pháp. Gấu cũng được bảo vệ theo Công ước CITES - Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, ý thức bảo vệ gấu chưa thực sự được quan tâm.

Có thể nhận thấy rõ điều này từ việc sử dụng mật gấu, quảng cáo bán mật gấu tại các nhà hàng. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2008, hình thức "du lịch trại gấu" xuất hiện và phục vụ lượng lớn khách du lịch quốc tế. Du khách quan tâm đến mật gấu chủ yếu là khách du lịch Hàn Quốc và Trung Quốc. Một số tour du lịch tổ chức tham quan trang trại cho khách du lịch để chứng kiến quy trình chích hút mật gấu trước khi mua mật. Ít nhất 6 trại gấu tại Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và một trại gấu ở TP HCM đang tổ chức hình thức hoạt động này.

Hoạt động khai thác mật gấu bất chấp luật pháp xuất phát từ quan niệm về công dụng chữa bệnh của mật gấu. Khảo sát của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) cho thấy, nam giới có xu hướng sử dụng mật gấu cao gấp 1,8 lần so với nữ giới với 3 mục đích: bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh và giải trí. Phụ nữ sử dụng mật gấu chủ yếu chỉ để chữa bệnh. Hà Nội là địa phương có tỷ lệ sử dụng mật gấu cao nhất. Những người càng lớn tuổi càng có xu hướng sử dụng mật gấu nhiều hơn, đặc biệt là người có thu nhập cao. Phần lớn người dân không nhận thức được sử dụng mật gấu là vi phạm pháp luật. Tiêu thụ mật gấu được coi là hành vi được xã hội chấp nhận ở Việt Nam bởi thực tế mật gấu đang được rao bán công khai tại các trang trại, nhà hàng, cửa hiệu trên phố.

Bà Vũ Thị Quyên, Giám đốc ENV cảnh báo: "Các loài gấu của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta cần có những biện pháp cấp bách và mạnh mẽ để chấm dứt tình trạng nuôi nhốt và buôn bán gấu trái phép tại Việt Nam".

Khách mua mật gấu ở một trang trại gấu ngựa. Ảnh: ENV

Thay thế mật gấu bằng thuốc chữa bệnh

"Thay thế mật gấu bằng thuốc chữa bệnh" là một trong những giải pháp để chấm dứt tình trạng tiêu thụ mật gấu ở Việt Nam được ENV đưa ra sau khi có kết quả khảo sát đối với việc sử dụng mật gấu ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta cần một chiến dịch nâng cao nhận thức lâu dài nhằm thay đổi niềm tin về sự kỳ diệu của mật gấu, khuyến khích người dân sử dụng các giải pháp thay thế (bằng cả thảo dược lẫn Tây y).

Một giải pháp nữa cũng không kém phần quan trọng là xóa bỏ tình trạng nuôi nhốt gấu. Chương trình gắn chíp điện tử cho gấu nuôi tiến hành năm 2006 được thực hiện với mục đích ngăn chặn gấu mới phát sinh tại các trang trại, duy trì số gấu hiện đang nuôi nhốt, điều này sẽ giúp dần xóa bỏ việc nuôi nhốt gấu. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện chiến dịch, số lượng gấu mới vẫn phát sinh. Bởi vậy, để ngăn chặn tình trạng nuôi nhốt, lấy mật gấu trái phép, Cục Kiểm lâm cần thường xuyên kiểm tra đột xuất các cơ sở nuôi gấu để phát hiện và xử lý nghiêm sai phạm.

Đặc biệt, ngành Du lịch phải có cách nhìn đúng đối với công tác bảo tồn động, thực vật nói chung và loài gấu nói riêng. Chúng ta không thể vì lợi nhuận hấp dẫn từ du lịch trang trại gấu mà đi ngược lại với hoạt động bảo tồn. Xóa bỏ "ngành công nghiệp" khai thác mật gấu là một trong những hành động tích cực, đóng góp quan trọng trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, làm cân bằng môi trường sống của chính chúng ta.

 

                                                                           Theo Báo CAND

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục