Bức xúc trước việc một chủ tiệm vải hành hạ người giúp việc một cách tàn nhẫn ngày 1/12, một số tiểu thương chợ Tam Kỳ đưa hai em Võ Thị Ngọc và Võ Thị Chung (16 tuổi) đến Công an phường Phước Hòa, Tam Kỳ, Quảng Nam trình báo…
Theo tường trình của Chung và Ngọc, do hoàn cảnh nghèo khó nên cả hai em đều nghỉ học sớm. Giữa năm nay, các em được một người cùng quê ở đưa từ thôn Điền Môn, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế vào Quảng Nam phụ bán vải cho bà Trâm tại chợ Tam Kỳ. Bà Trâm hứa trả cho các em mỗi tháng 600.000đ, bao cơm nước và cho ở lại nhà. Nhưng từ khi bắt đầu phụ việc cho đến nay, Ngọc và Chung không được bà Trâm trả lương như đã hứa. Các em bị bà Trâm và con gái tên Phượng đối xử cộc cằn, thường xuyên la mắng và mỗi khi có chuyện bực bội là túm tóc các em để hành hung.
Ngọc và Chung viết tường trình tại Công an phường.
Cháu Võ Thị Ngọc nức nở kể lại: "Mỗi ngày, bà Trâm bắt tụi con làm từ 6h30' sáng đến 5h30' chiều. Bà Trâm hứa mỗi tháng trả 600.000đồng. Tan chợ xong, tụi con phải tranh thủ về nhà dọn cơm tối cho cả gia đình bà Trâm ăn nữa. Nhiều lúc công việc ở tiệm vải nhiều làm về trễ tí không kịp dọn cơm cho gia đình ăn liền bị bà Trâm và con gái tên Phượng đánh, chửi. Mỗi ngày bà Trâm đưa cho mỗi đứa có 8.000 đồng để ăn sáng và ăn trưa".
Theo lời cháu Võ Thị Chung, ngoài thời gian làm việc ngoài tiệm vải ở chợ, tối về bà ta còn buộc hai lao động nhỏ tuổi này giặt quần áo cho cả gia đình bà Trâm, có khi đến 10h đêm mới xong. Đêm đêm, các em còn thường xuyên bị bà Trâm dựng dậy sai lấy xô nhựa để bà ta đi vệ sinh rồi bắt các em bưng đi đổ nữa. Việc này cũng thường xuyên diễn ra trong thời gian ở ngoài chợ.
Nhiều lần, bà chủ tiệm vải còn cho các em nhịn đói để trừng phạt vì tội không nhanh nhẹn, niềm nở đón khách. Các em nhiều lần có ý định không làm việc cho bà Trâm nữa, nhưng vẫn cố bám víu để chờ bà Trâm trả lương.
Một tiểu thương tham gia giải thoát cho em gái này bức xúc nói: "Chúng tôi buôn bán ở chợ, thấy bé Ngọc, bé Chung làm ở hiệu vải Thanh Trâm hay bị bà này đánh, chửi ngay giữa chợ. Nhiều lần nhìn hai bé gái ốm yếu phải khiêng vác các bao vải, cây vải to nặng gần 50 kg như đàn ông mà không cầm được nước mắt. Bức xúc quá, chúng tôi bảo hai bé nghỉ làm về quê cho an toàn thì hai bé trả lời sợ bị đánh, vả lại bỏ về bà Trâm không trả tiền công".
Mới nhất là vào tối 29/11, hai chị em Ngọc làm ở tiệm vải về nhà trễ một chút mà bị bà Trâm nắm tóc kéo đi, còn Chung bị bà Trâm tát mạnh vào miệng sưng húp. Quá lo sợ nên tối 30/11, hai em phải cầu cứu các tiểu thương chợ Tam Kỳ.
Nghe chuyện Ngọc và Chung bị đánh, không có tiền về quê, các tiểu thương chợ Tam Kỳ đã góp được hơn 600 ngàn, đưa hai em bỏ trốn và hôm sau đưa đến Công an phường Phước Hoà nhờ can thiệp.
Anh Võ Văn Liên (28 tuổi, anh ruột em Ngọc) cho biết Ngọc và Chung là chị em con chú con bác, mỗi nhà đều có 8, 9 người con. Do nghèo khó nên dù Ngọc nhiều lần điện thoại kể chuyện bị đánh đập và muốn về nhà nhưng gia đình luôn động viên hai em cố gắng chịu đựng tới tết nhận được lương rồi về luôn. Thiếu tá Nguyễn Trường Long, Trưởng Công an phường Phước Hòa cho biết sẽ chuyển hồ sơ vụ việc sang Công an phường Hoà Hương là nơi bà Trâm cư trú và báo cáo Công an TP Tam Kỳ.
Trao đổi với phóng viên, Đại tá Vũ Đình Diêm - Trưởng Công an TP Tam Kỳ cho biết đã nắm được sự việc và đang chỉ đạo cho Công an phường Hòa Hương tiến hành xác minh, điều tra làm rõ. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ
Theo Báo CAND
Ngày 27/11, trong khi di chuyển đến hiện trường làm nhiệm vụ chữa cháy, Thượng sỹ Nguyễn Quý Dương (chiến sỹ Đội chữa cháy chuyên nghiệp, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn, Công an tỉnh Hòa Bình) đã hy sinh. Có 3 đồng đội của anh cũng bị thương trong vụ tai nạn ấy.
Lấy sự giúp đỡ cho người bệnh phong ở trại phong Quả Cảm là niềm hạnh phúc của đời mình, thế nhưng, với biết bao điều bà Xuân đã làm cho bệnh nhân, bà vẫn chỉ coi đó là hạt cát trên sa mạc. Bà bảo, ở đời vẫn còn nhiều người tốt hơn. Mong muốn lớn nhất của xơ Xuân là những bệnh nhân phong sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa. Nhất là từ phía gia đình, người thân của họ.
Khoảng 2h30 sáng 1/12, lăng Khải Định (thuộc Quần thể di tích cố đô Huế - Di sản văn hóa Thế giới, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy) đã bị kẻ trộm đột nhập, lấy đi một số đồ vật có giá trị văn hóa.
Đường phố Cà Mau náo loạn bởi những tiếng còi xe cảnh sát. Chín mũi giáp công đồng loạt áp sát, bắt nóng hàng chục tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”.
(HBĐT) - Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, những năm qua, tỉnh ta đã tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách, đối tượng, điều kiện người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chế độ ưu đãi. Các cấp, ngành đã thực hiện khá nghiêm túc lập hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xác định tình trạng dị dạng, dị tật đối với con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Công tác giám sát về thủ tục hành chính trong lập hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học ngày càng chặt chẽ hơn.
13h30 trưa nay (30/11), một vụ rượt đuổi hơn 3km trên đại lộ Võ Văn Kiệt giữa xe 7 chỗ và xe tay ga mang nhiều kịch tính. Kết thúc cuộc đua trên, xe 7 chỗ bị lật nghiêng bên lề đường và xe tay ga bị ép văng vào lề.