Lấy sự giúp đỡ cho người bệnh phong ở trại phong Quả Cảm là niềm hạnh phúc của đời mình, thế nhưng, với biết bao điều bà Xuân đã làm cho bệnh nhân, bà vẫn chỉ coi đó là hạt cát trên sa mạc. Bà bảo, ở đời vẫn còn nhiều người tốt hơn. Mong muốn lớn nhất của xơ Xuân là những bệnh nhân phong sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa. Nhất là từ phía gia đình, người thân của họ.

Có nhiều lời ca ngợi đối với cán bộ trại phong Quả Cảm (Thành phố Bắc Ninh). Những cán bộ gắn bó cả quãng đời mình ở nơi này và vẫn còn tiếp tục cống hiến công sức của mình. Ai đến thăm trại phong Quả Cảm cũng cảm nhận được tình thương của những bác sĩ, những người làm "bảo mẫu" ở trại phong này.

Những "bảo mẫu" trại phong

Người được bệnh nhân nhắc tới nhiều nhất là xơ Nguyễn Thị Xuân, một người phụ nữ theo đạo phúc hậu, luôn luôn nghĩ đến những số phận, những người chẳng may mắc phải bệnh phong, vẫn phần nào bị người đời kỳ thị. Xơ Xuân đã vượt qua tất cả mọi rào cản, mọi trở ngại để đến với những bệnh nhân, bằng sự săn sóc tận tình.

Xơ Xuân từng nói: "Mỗi người đều có một con đường, một sự lựa chọn của mình chẳng ai giống ai được. Tôi làm những gì mình có thể, miễn là thấy hạnh phúc, việc đó là đúng và đóng góp được cho cộng đồng".

Xơ Xuân được sinh ra trong gia đình đông con, là chị của 5 người em nhỏ ở Quế Võ (Bắc Ninh). Mẹ mất sớm khi bà mới 19 tuổi, cả thời con gái của bà ngày đó là làm lụng để nuôi các em và chẳng được đến trường. Tuổi trẻ của bà là nỗi lo cơm áo, gắn mình trên những thửa ruộng, những cánh đồng chao chát nắng và gió. Mồ hôi lúc nào cũng đầm đìa vai áo. Khi quyết định lên trại phong Quả Cảm, xơ Xuân đã chịu áp lực từ phía gia đình và người thân. Mấy cô em gái lên tận trại tìm chị đòi chị về. Nhưng bà đã muốn gắn bó ở đó, muốn giúp đỡ những bệnh nhân phong trong cuộc sống hằng ngày vốn rất cùng cực và đau đớn.

Khi hỏi vì sao xơ lại quyết định đến trại phong này mà không phải là một nơi nào khác. Xơ nói: "Ngày đó, khi đã cống hiến đời mình cho nước Chúa, tôi vô tình đọc được một cuốn sách có tên Lạc quan trên miền Thượng. Cuốn sách kể về linh mục Gioan Casenne đã từ bỏ cuộc sống phồn hoa ở nước Pháp để đến Lâm Đồng lập nên trại phong chữa trị cho những bệnh nhân này. Tấm gương đó đã làm cho tôi dấn thân, nghĩ rằng mình phải làm điều gì đó có ích".

Xơ Xuân, người "bảo mẫu" trại phong.

Trại tuy được thành lập từ những năm 1913, nhưng đến năm 1988 vẫn còn rất sơ sài và thiếu thốn. Khi đó đã có gần 300 bệnh nhân mà chưa đầy 20 nhân viên y tế làm nhiệm vụ chữa trị và chăm sóc. Khi xơ Xuân tình nguyện về để giúp bệnh nhân, một số người nghĩ bà đang bị điên. Phải đến khi biết được bà hoàn toàn bình thường, họ mới chịu tin ở tấm lòng của bà.

Một người rất thích chơi cờ với bệnh nhân để giúp họ giải khuây, đó là ông Nguyễn Đức Tâm (50 tuổi) - Trưởng ban Quản lý bệnh nhân, là người trực tiếp điều hành các sinh hoạt của bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân có cuộc sống vui vẻ, hoà thuận, tốt đẹp.

Ông Tâm cũng chính là con của một cặp bệnh nhân "kết duyên" với nhau trong trại, nhưng cụ ông đã chết. Sinh ra ở trại phong, từ nhỏ ông Tâm đã không muốn rời cha mẹ. Khi trưởng thành, xây dựng gia đình, ông muốn làm điều gì đó có ích và đã tình nguyện ở lại trại để giúp đỡ những bệnh nhân đang ngày đêm bị căn bệnh quái ác ăn mòn từng phần da thịt trên cơ thể mình. Ông dẫn tôi đi đến từng khu vực của bệnh nhân, chỉ cho biết những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Qua trao đổi, ông Tâm nói rằng, thực sự những bệnh nhân trại phong vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng, dù bệnh không hề bị lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường.

Một người phụ nữ nữa cũng được bệnh nhân coi như những bảo mẫu tốt nhất, có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, đó là xơ Yên. Là người đã cùng với xơ Xuân đi "tìm" các nhà hảo tâm đến để giúp đỡ bệnh nhân cả về vật chất lẫn tinh thần. Trước đây, trợ cấp của Nhà nước đối với bệnh nhân còn thiếu nhiều, các xơ phải về tận Thanh Hoá học nghề dệt chiếu, đan lát để dạy lại người bệnh, giúp cho họ có việc làm, có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.

Nhờ có sự tận tâm của những "bảo mẫu" này mà cuộc sống của bệnh nhân ngày được cải thiện. Số lượng các y, bác sĩ chăm sóc sức khoẻ cho họ cũng tăng lên. Đặc biệt hơn, vào năm 1992, vì thấy bệnh nhân bị tàn phế, cụt chân cụt tay nhiều quá, xơ Xuân lặn lội vào Sài Gòn học cho được cách làm chân giả, rồi về tự làm lấy cho bệnh nhân, giúp họ có thể đi lại được. Đây như một cuộc "Cách mạng khoa học" đối với những bệnh nhân của trại.

Hạnh phúc là giúp được người

Xơ Xuân nói với tôi rằng, ban đầu vào trại phong Quả Cảm bà cũng thấy sợ. Nhất là những lúc phải tắm rửa, lau những vết thương cho bệnh nhân. Có hôm bà sợ đến nỗi không ăn được cơm. Nhưng rồi cái thương át dần đi cái sợ.

Bà bảo: "Họ đáng thương lắm. Họ phải gánh chịu nỗi đau đớn hành hạ cơ thể mỗi ngày, không biết lúc nào da thịt bị phong ăn hết. Nhưng đau đớn hơn là nỗi đau tinh thần. Có người gần 60 năm sống trong làng phong không có người đến thăm. Trước lúc chết chỉ mong nhìn mặt con lần cuối, nhưng đứa con duy nhất của cụ cũng không chịu vào thăm, cụ chết mà không nhắm được mắt… Nhìn thấy những cảnh ấy, tôi không sợ nữa. Tôi muốn dùng một chút công sức của mình để chăm sóc và sẻ chia với họ, đem lại niềm hạnh phúc nho nhỏ cho họ lúc cuối đời".

Lấy sự giúp đỡ cho người là niềm hạnh phúc của đời mình, thế nhưng, với biết bao điều bà Xuân đã làm cho bệnh nhân, bà vẫn chỉ coi đó là hạt cát trên sa mạc. Bà bảo, ở đời vẫn còn nhiều người tốt hơn. Mong muốn lớn nhất của xơ Xuân là những bệnh nhân phong sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa. Nhất là từ phía gia đình, người thân của họ.

Không chỉ chăm lo, săn sóc và tìm nguồn tài trợ cho bệnh nhân, xơ Xuân còn đóng vai trò là một bà mối rất mát tay. Cho đến nay, bà đã mai mối cho khoảng hơn 30 cặp vợ chồng, là con cái người bệnh phong và bệnh nhân phong.

Cách đây hai năm, sau khi "gây dựng" cho anh Trần Văn Chất và chị Dương Thị Đoàn, bà Xuân còn vận động từ thiện xây căn nhà trên 20 triệu đồng và ủi đất san đồi cho cặp vợ chồng này mảnh vườn sinh sống. Cụ Nguyễn Văn Phóng, một bệnh nhân phong tâm sự: "Thằng con tôi lấy vợ, cũng nhờ các xơ, đặc biệt là xơ Xuân mai mối, tổ chức cho chứ chúng tôi bệnh thế này, ai biết đằng nào mà ra đến ngoài. Ở đây hàng chục cặp vợ chồng trẻ lấy nhau, rồi sinh con đẻ cái đều trông vào xơ Xuân đấy".

Người trại phong Quả Cảm coi xơ Xuân và những người dũng cảm, sống và làm việc vì họ là ân nhân. Ai nấy kể về bà không giấu niềm yêu mến lẫn cảm phục. Chính những người cán bộ trại, những người dũng cảm này đã xóa nhòa sự mặc cảm cho các bệnh nhân. Khi xã hội còn có sự kỳ thị, thì tấm lòng của các xơ, cán bộ trại đã thắp lên cho các bệnh nhân niềm tin sống và khát khao hòa nhập

                                                                          Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hội CTĐ tỉnh tặng quà cho trẻ em khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam tại xã Mãn đức (Tân Lạc)
Không có hình ảnh

Phòng, chống tham nhũng chỉ thành công khi biết dựa vào dân

Theo Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống "cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư"… MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có vai trò quan trọng động viên các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát, phát hiện các hành vi tham nhũng, cũng như thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng… tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.

Chuyển hồ sơ vụ "xăng pha nước lã" cho QLTT

Toàn bộ hồ sơ sự việc "xăng pha nước lã" đã được Công an huyện Quốc Oai bàn giao cho lực lượng Quản lý thị trường của huyện. Theo nhận định của cơ quan Công an, đây chỉ "đơn thuần" là việc gian lận thương mại; "sơ suất" trong kinh doanh của DN. Theo chủ cây xăng nước mưa ngập nên "tràn" vào bồn chứa xăng ngầm. Nhưng theo quan sát của PV Báo CAND, việc nước mưa tràn vào bồn chứa xăng là rất khó xảy ra.

Cô giáo thiêu sống cả nhà anh chồng bị đề nghị y án chung thân

Phiên xét xử chiều qua, 30/11, đã có những diễn biến rất bất ngờ. Bị cáo Thuận “tố” chồng hãm hại mình; gia đình bị hại khẳng định có dư luận gia đình bị cáo Thuận “chạy” cho Thuận thoát án tử hình.

CAND cùng cả nước đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS

Lực lượng CAND luôn có mặt tại cộng đồng 24h/ngày, 7 ngày/tuần sẽ tham gia các hoạt động phòng, chống đại dịch tại cộng đồng, cũng như tiếp tục triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong các trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý…

Khiếp sợ khi ra đường vì “phi đội điên”

Thói lưu thông ngông cuồng của “phi đội điên” chuyên chở hàng lậu trên tuyến QL22B là căn nguyên của nhiều vụ tai nạn gây nên nỗi khiếp sợ đối với người dân đi trên đường, đặc biệt là các em học sinh ngày hai buổi đến trường.

 Những vụ cướp có đặt hàng trước

(HBĐT) - Vào trung tuần tháng 12/2009, lãnh đạo phòng PC 45 được tiếp các đồng nghiệp từ Bắc Ninh sang để chuyển giao một vụ án có 2 hiện trường cách nhau cả trăm cây số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục