Hội CTĐ tỉnh tặng quà cho trẻ em khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam tại xã Mãn đức (Tân Lạc)
(HBĐT) - Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, những năm qua, tỉnh ta đã tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách, đối tượng, điều kiện người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chế độ ưu đãi. Các cấp, ngành đã thực hiện khá nghiêm túc lập hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xác định tình trạng dị dạng, dị tật đối với con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Công tác giám sát về thủ tục hành chính trong lập hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học ngày càng chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện giải quyết chế độ và qua thực tế giám sát, kiểm tra của các ngành chức năng cùng đơn, thư phản ánh, kiến nghị của công dân, việc lập hồ sơ, xác nhận người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam trên địa bàn tỉnh vẫn còn không ít hạn chế, sai sót như: không thống nhất về loại bệnh bị mắc giữa xác nhận của trạm y tế xã, phường, thị trấn với biên bản của Hội đồng xác nhận cấp xã. Trạm y tế xã xác nhận không đúng với tình trạng bệnh tật của đối tượng. Cấp xã không tổ chức Hội đồng xác nhận dẫn đến xảy ra tình trạng “xin -cho” bệnh tật của Trưởng trạm y tế xã. Cá biệt có đối tượng không công tác ở vùng Mỹ sử dụng chất độc hoá học đã mượn hồ sơ khen thưởng của người khác dán đè tên mình lên để photo cho đủ chứng từ lập hồ sơ khai hưởng chế độ...
Theo sở LĐ -TB&XH, thông qua công tác kiểm tra của liên ngành LĐ -TB&XH và Sở Y tế về việc xác nhận người hoạt động kháng chiến kê khai có con dị tật, dị dạng và bị tâm thần đầu tháng 11 vừa qua tại huyện Lạc Thuỷ với tổng số 60 trường hợp, chỉ có 38 hồ sơ và người đủ điều kiện, chiếm 63,33%, 12 hồ sơ còn lại không đủ điều kiện và 10 trường hợp con của người hoạt động kháng chiến khai bị dị dạng, dị tật, tâm thần nhưng vắng mặt. Tại huyện Yên Thuỷ, với tổng số 51 trường hợp, nhưng chỉ có 13 hồ sơ và người đủ điều kiện, chiếm 25,49% và 14 hồ sơ không đủ điều kiện, 14 trường hợp con của người hoạt động kháng chiến khai bị dị dạng, dị tật, tâm thần nhưng vắng mặt với lý do đi làm công nhân ở các tỉnh phía Nam. Trước đó, đầu tháng 10/2010, Sở LĐ -TB&XH đã chuyển 199 hồ sơ được xác lập từ cơ sở là đối tượng không sinh con dị tật, dị dạng nhưng khai mắc một trong 16 loại bệnh được quy định trong danh mục bệnh tật được hưởng chế độ ưu đãi tại Quyết định 09/2008/QĐ-BYT tới Hội đồng giám định y khoa tỉnh. Trong đó có 61 hồ sơ đối tượng bị mắc bệnh tiểu đường týp II, 125 hồ sơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên bán và cấp tính, 13 hồ sơ mắc các loại bệnh khác. Kết quả giám định, Hội đồng y khoa tỉnh xác định: có 44/61 trường hợp bị mắc bệnh tiểu đường, đạt 72,1%. 9/125 trường hợp mắc bệnh thần kinh ngoại biên bán và cấp tính, chiếm 7,2%. 9/13 trường hợp mắc các bệnh khác, đạt 69,2% và 53 trường hợp không có mặt. Đặc biệt, nhiều trường hợp có mặt nhưng bỏ khám. Như vậy, kết quả giám định đợt 1 năm 2010 có 137 trường hợp không đạt kết quả và bỏ khám, chiếm 68,8%. Kết quả đó cho thấy tình trạng kê khai, xác nhận sai dẫn đến lập hồ sơ người không đủ điều kiện được hưởng chế độ ưu đãi ở cơ sở diễn ra khá phổ biến.
Để đảm bảo thực hiện chế độ ưu đãi đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học đúng người, đúng đối tượng không chỉ cần nắm vững đối tượng, điều kiện được hưởng chế độ mà các cấp, ngành cần nâng cao hơn nữa quy trình thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám sát để chính sách của Nhà nước được thực hiện công khai, công bằng, chính xác, kịp thời.
Lực lượng CAND luôn có mặt tại cộng đồng 24h/ngày, 7 ngày/tuần sẽ tham gia các hoạt động phòng, chống đại dịch tại cộng đồng, cũng như tiếp tục triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong các trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý…
Thói lưu thông ngông cuồng của “phi đội điên” chuyên chở hàng lậu trên tuyến QL22B là căn nguyên của nhiều vụ tai nạn gây nên nỗi khiếp sợ đối với người dân đi trên đường, đặc biệt là các em học sinh ngày hai buổi đến trường.
(HBĐT) - Vào trung tuần tháng 12/2009, lãnh đạo phòng PC 45 được tiếp các đồng nghiệp từ Bắc Ninh sang để chuyển giao một vụ án có 2 hiện trường cách nhau cả trăm cây số.
Hàng loạt các Thông tư, Nghị định về xử phạt vi phạm giao thông đang bị các doanh nghiệp vận tải phản ứng dữ dội và đòi sửa đổi vì gây nhiều rắc rối, phi thực tế. Phía Bộ GTVT giải thích quy định của ngành là đúng nhưng sẽ nghiên cứu điều chỉnh.
Đây là chiến công xuất sắc của lực lượng Công an Việt Nam. Văn phòng Interpol Việt Nam, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm và các đơn vị liên quan của Tổng cục An ninh I - Bộ Công an, đã phối hợp, truy bắt thành công một trùm băng nhóm xã hội đen khét tiếng của Ấn Độ đã lẩn thoát khỏi sự truy lùng của Cảnh sát Ấn Độ trong suốt gần 10 năm qua và đang trốn truy nã tại Việt Nam.
Thực hiện Chỉ thị số 25 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới và chỉ đạo của Bộ Công an, ngày 27/11, trên địa bàn huyện Long Thành, Thường trực Tỉnh uỷ, UBND, Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh Đồng Nai đã tổ chức diễn tập xử lý tình huống mang ký hiệu "DT-10".