Ảnh minh hoạ.
(HBĐT) - Luật Quản lý thuế ra đời và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2007 đã làm thay đổi căn bản cơ chế quản lý thuế theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, xoá bỏ cơ chế chuyên quản khép kín. Các nội dung quản lý thuế mới đều có tính xuyên suốt và bao quát hết quá trình quản lý từ thủ tục kê khai đăng ký thuế, hồ sơ khai các loại thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, thanh tra - kiểm tra thuế, giải quyết khiếu nại về thuế...
Qua hơn 3 năm thực hiện, bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định, cơ chế tự khai, tự nộp đã, đang từng bước được hoàn thiện và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên không ít người nộp thuế (NNT) thuộc các thành phần kinh tế vẫn chưa thấy hết trách nhiệm của mình, có cơ hội là luôn tìm cách trốn thuế, lậu thuế. Trong đó có các nhà hàng, khách sạn về kinh doanh tiệc cưới, hội nghị.
Trong những năm qua, loại hình kinh doanh này đã phát triển mạnh, một mặt do nhu cầu xã hội, mặt khác, do lợi nhuận đạt khá cao. Trên địa bàn TPHB, nhiều nhà hàng, khách sạn đầu tư mở thêm hội trường, phòng ăn, phòng trà phục vụ nhu cầu ngày càng tăng. Nhiều khách sạn, nhà hàng ở vị trí thuận lợi, lịch đăng ký tổ chức tiệc cưới, hội nghị gần như được phủ kín, có nhà hàng phải đăng ký trước cả tháng, mùa cao điểm phải đăng ký trước 3 tháng. Chi phí cho mỗi đám cưới phụ thuộc vào điều kiện, quy mô, hình thức phục vụ. Hiện nay mỗi suất đám cưới tại các khách sạn, nhà hàng tại TPHB từ 120-150.000 đồng, có khách sạn trên 150.000 đồng. Tổng thanh toán cho một đám cưới phụ thuộc vào lượng khách mời nhưng mức thấp nhất cũng từ vài chục triệu đồng trở lên, đó là chưa kể đến các dịch vụ đi kèm như: trang trí, tổ chức, nhạc công, ca sỹ, dẫn chương trình.
Điều đáng nói là việc tổ chức tiệc cưới tại các nhà hàng, khách sạn từ xưa đến nay trên thực tế vẫn có hợp đồng (bằng miệng, bằng giấy, bằng phiếu đặt hàng) nhưng kết thúc chưa có gia đình nào yêu cầu xuất hoá đơn. Vấn đề này do thói quen, do không có nhu cầu sử dụng hoá đơn. Theo quy định, các trường hợp khách hàng không yêu cầu xuất hoá đơn, doanh nghiệp vẫn phải ghi hoá đơn lưu tại cuống để làm cơ sở kê khai thuế đầu ra. Lợi dụng vấn đề này, hầu hết các DN coi đây là hoạt động kinh doanh ngoài luồng, không xuất hoá đơn, không kê khai thuế.
Thực tế cho thấy, muốn thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế đạt hiệu quả cao và mô hình quản lý thuế theo chức năng của cơ quan quản lý thuế có tác dụng, vấn đề đầu tiên cơ quan thuế các cấp phải tăng cường công tác quản lý, yêu cầu NNT khi mua bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn theo đúng quy định. Bởi vì hoá đơn là chứng từ ban đầu phản ánh tính chính xác của kê khai thuế và hạch toán kinh doanh trung thực. NĐ 51/ 2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là một bước đánh dấu cải cách toàn diện, sâu rộng về hoá đơn, trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc khởi tạo, quản lý và sử dụng hoá đơn. Trong đó có các quy định về xử phạt nghiêm minh. Theo đó, việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cố tình không xuất hoá đơn cũng là một hành vi vi phạm về quy định sử dụng hóa đơn. Trách nhiệm trước hết thuộc về doanh nghiệp.
Về phía người tiêu dùng, người sử dụng các dịch vụ dù không có nhu cầu lấy hoá đơn nhưng phải ý thức được mình không yêu cầu lấy hoá đơn là đồng nghĩa với tiếp tay cho người bán hàng trốn thuế. Do vậy, khi mua bán hàng hoá, dịch vụ nên tập thói quen lấy hoá đơn để tránh tiếp tay cho người bán trốn thuế, vừa giúp cho cơ quan thuế quản lý tốt nguồn thu, đem lại công bằng cho xã hội.
Về phía cơ quan thuế, trong thời gian tới, ngoài tăng cường kiểm tra tại địa bàn các hồ sơ khai thuế để phát hiện bán hàng không xuất hoá đơn. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT và theo dõi hàng ngày hoạt động dịch vụ này, số lượng đám cưới, hội nghị sau đó tổ chức kiểm tra theo chuyên đề để xử lý các hành vi cố tình không kê khai thuế do không xuất hoá đơn, đảm bảo công bằng cho NNT và xã hội.
Hồng Quý
(Cục Thuế tỉnh)
(HBĐT)- Bước vào năm 2011, Ban ATGT tỉnh đã chỉ đạo và phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chặt tình hình TTATGT. Đặc biệt, ngay từ đầu tháng 1/2011, Ban ATGT tỉnh đã triển khai Kế hoạch và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện và triển khai một số biện pháp và giải pháp cấp bách bảo đảm TTATGT nhân dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân Tân Mão.
Ngày 20/2, Cục CSĐT tội phạm về TTXH (C45) cho biết đã kết thúc chuyên án triệt phá đường dây tội phạm mua bán người từ tỉnh Tây Ninh sang Trung Quốc ép làm gái bán dâm và làm vợ bất hợp pháp. Đây là chuyên án có sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng điều tra, trinh sát của Phòng 6, Phòng 7, Cục C45, Phòng PC45 - Công an tỉnh Tây Ninh và các lực lượng liên quan.
Chỉ trong vòng một tháng, Đà Nẵng đã xảy ra 2 vụ giết người, cướp tài sản mà những kẻ thủ ác lại chính là “người thân”… Vụ “con nuôi” giết mẹ vừa bị lực lượng CSHS khám phá là 1 ví dụ.
Tất cả những bao tải trôi trên sông đều được gia đình anh Nguyễn Hữu Tài mở ra, đánh dấu để nếu lần sau có gặp còn biết đã mở ra hay chưa. Đã từng theo chân các điều tra viên Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP Hà Nội và gia đình nạn nhân đi tìm kiếm một phần thi thể nạn nhân trong vụ Nguyễn Đức Nghĩa, chúng tôi hiểu rằng đó là một công việc nặng nề, vô vọng và cực kỳ đau đớn.
(HBĐT)- Những ngày đầu xuân mới, thông tin phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh bắt giữ thành công đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm nhanh chóng được lan truyền. Đáng chú ý, đối tượng lần này có nhiều tiền án, tiền sự, khét tiếng trong giới giang hồ đất cảng Hải Phòng. Trong khi lẩn trốn, hắn thường xuyên có khẩu súng K59, lắp sẵn đạn bên người.
(HBĐT)- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác giai đoạn 2006 - 2010 của Thanh tra huyện Lương Sơn có nhiều tiến bộ. Trong năm qua, Thanh tra huyện đã thực hiện 15 cuộc thanh tra KT-XH, trong đó có 6 cuộc thanh tra công trình xây dựng, 7 cuộc thanh, kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật KN-TC, 2 cuộc thanh, kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.