Kể từ khi cha mẹ hy sinh, 4 anh em họ đều đã trưởng thành, trong số đó, người con trai thứ ba là anh Phan Thanh Sương, hiện đang mang cấp hàm Thượng tá, Phó phòng Cảnh sát bảo vệ Công an TP Đà Nẵng. Còn cô gái út Phan Thị Di đang là cán bộ văn phòng thường trú Báo CAND ở Đà Nẵng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở dải đất miền Trung có một địa danh hiện vẫn còn lưu giữ trong ký ức của người dân đất Quảng; đó là chợ Được - một vùng quê nghèo cát trắng, song lại là một trong những cội nguồn cách mạng.
Cũng như những gì xảy ra ở vụ thảm sát ở Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi do Mỹ - ngụy thực hiện; vụ thảm sát đẫm máu những người dân vô tội ở khu vực chợ Được, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam mãi mãi là chứng tích tố cáo tội ác dã man của quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước. Trong chiến tranh, kẻ địch muốn biến nơi đây là vùng đất trắng nhằm tiêu diệt tận gốc cái gọi là "dân kháng chiến cứng đầu". Nhưng điều mà chúng không ngờ là sau cuộc thảm sát đẫm máu ấy, phong trào cách mạng ở nơi này đã phát triển mạnh mẽ, toàn bộ khu vực chợ Được đã trở thành cái nôi của phong trào cách mạng.
Trong cuộc tấn công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1968 có một cặp vợ chồng người chiến sĩ Công an đã hy sinh để lại 4 người con thơ dại. Giờ đây, sau hơn 40 năm kể từ khi cha mẹ hy sinh, 4 anh em họ đều đã trưởng thành, trong số đó, người con trai thứ ba là anh Phan Thanh Sương, hiện đang mang cấp hàm Thượng tá, Phó phòng Cảnh sát bảo vệ Công an TP Đà Nẵng. Còn cô gái út Phan Thị Di đang là cán bộ văn phòng thường trú Báo CAND ở Đà Nẵng.
2 anh em Phan Thanh Sương và Phan Thị Di thắp nhang trước bàn thờ cha mẹ. |
Từ nỗi đau chiến tranh
Ngày cuối cùng trong chuyến đi công tác miền Trung, đúng hẹn, tôi đến thăm gia đình của cô nhân viên dưới quyền - Phan Thị Di đang công tác tại văn phòng của Báo CAND ở TP Đà Nẵng. Do có sự hẹn trước nên khi tôi đến đã có 3 cán bộ Công an trong gia đình này có mặt chờ tôi. Ngoài Phan Thị Di, còn có chồng cô là Đại tá Hoàng Minh Thống, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam; kế đến là Thượng tá Công an Phan Thanh Sương.
Sau khi thắp nhang tưởng nhớ đến ông Phan Mau và bà Phan Thị Lai (bố, mẹ đẻ của anh em Phan Thị Di), những người đã hy sinh trong những năm chống Mỹ và được Nhà nước tặng thưởng "Bằng có công với nước", tự nhiên tôi liên tưởng đến hình ảnh cha tôi cũng là một cán bộ Công an hy sinh trong cuộc tấn công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1968 tại chiến trường Sài Gòn. Song với gia đình tôi vẫn may mắn hơn anh em Di là còn lưu giữ tấm hình của cha để lại và coi đó là báu vật thiêng liêng để thế hệ con cháu biết đến ông. Còn anh em Di thì không có sự may mắn ấy. Trên bàn thờ của gia đình chỉ duy nhất là 2 tấm bằng "Tổ quốc ghi công" do Nhà nước trao tặng cho cha mẹ họ.
Hỏi ra mới rõ ngày cha mẹ hy sinh, chiến tranh quá ác liệt, sự sống và cái chết chỉ là sợi chỉ mong manh. Ở vào hoàn cảnh ấy, cả cha và mẹ của anh em Di đâu có điều kiện chụp một tấm hình để lại cho các con mình. Hơn nữa, ngày họ hy sinh, mấy anh em Di còn quá nhỏ.
Tiếp nối câu chuyện với anh em Phan Thị Di, tôi lại liên tưởng đến một lần cùng các cán bộ của Ngân hàng NN&PTNT Việt
Trở lại câu chuyện với tôi, Thượng tá Phan Thanh Sương bảo: Ba anh - ông Phan Mau là người sinh ra và lớn lên ở khu vực chợ Được, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Chưa hết, tại đây chúng đã gây ra nhiều vụ thảm sát đẫm máu. Thấu hiểu nỗi đau và tội ác của quân xâm lược, ngay từ năm 1954, chàng thanh niên Phan Mau đã tham gia hoạt động cách mạng. Mấy năm sau, ông được tổ chức điều động về công tác ở lực lượng Công an, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Tại đây, ông đã cùng các chiến sĩ an ninh bằng tài trí của mình ngày đêm bám đất, bám dân và lập nhiều chiến công xuất sắc, đặc biệt là trong cuộc tấn công và nổi dậy vào mùa xuân Mậu Thân năm 1968. Trong những cuộc chiến đấu ác liệt ấy, nhiều chiến sĩ Công an đã hy sinh, trong số đó có ông Phan Mau, người cha thân yêu của anh em Phan Thanh Sương và Phan Thị Di.
Người cha - ông Phan Mau hy sinh được 3 tháng thì lại một nỗi đau khủng khiếp đến với anh em Di. Đó là sự ra đi của người mẹ - bà Phan Thị Lai. Do còn quá nhỏ nên những gì trong ký ức về người cha và người mẹ của anh em Di chỉ được họ ghi nhận qua những câu chuyện của những người đồng đội hoạt động cùng thời với cha mẹ họ và bà con cô bác.
Với cha là vậy. còn mẹ - bà Phan Thị Lai, trong những năm tháng chiến tranh, bà tham gia hoạt động cách mạng, từng là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Sau ngày chồng hy sinh, bà nén nỗi đau, vừa nuôi con vừa hoạt động cách mạng. Giữa năm ấy, trong một trận càn của địch bà bế cô con gái út (Phan Thị Di) trú xuống chiếc hầm bí mật. Địch phát hiện, chúng đốt nhà rồi xả súng xuống hầm bí mật, bà đã hy sinh khi 2 tay còn ôm cô con gái trong lòng. Rất may viên đạn chỉ sượt qua da đầu của Phan Thị Di.
Ngồi tiếp chuyện với tôi, Phan Thị Di nói: Ơn Đảng, ơn cách mạng mà mấy anh em em có được như ngày hôm nay. Nghe các cô, các bác cùng hoạt động với ba má em kể lại, nhiều lúc thấy ghê tởm về tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Chúng không chỉ giết hại ba má em mà còn sát hại hàng vạn, hàng vạn người dân vô tội khác.
Lớn lên cùng đất nước
Theo Thượng tá Phan Thanh Sương thì sau khi cha mẹ hy sinh, nhà cửa bị địch đốt cháy trơ trụi, 4 anh em Phan Thanh Sương như đàn gà bị mất mẹ. Trong hoàn cảnh bi thương ấy, người anh cả Phan Thanh Xuân khi đó mới 12 tuổi đã xung phong đi bộ đội. Còn chị Hai (tức chị Phan Thị Tuyết) chấp nhận đi ở cho một gia đình ở quê. Theo chân chị, Phan Thanh Sương (8 tuổi) cũng phải chấp nhận đi ở để sống qua ngày.
Còn Phan Thị Di - cô gái út khi đó chưa đầy một tuổi rất may được người cô ruột cưu mang. Cuộc sống "chia đàn, sẻ nghé" của họ cứ như thế cho đến ngày miền
Năm 1978, Phan Thanh Sương được tuyển vào công tác trong ngành Công an. Sau khi trải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, anh được phân về công tác tại Trại cải tạo phạm nhân Tiên Lãnh, Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Công tác ở đây một thời gian đến đầu năm 1988, anh được điều về công tác tại Phòng Tham mưu Cảnh sát Công an TP Đà Nẵng. 2 năm sau, anh chuyển đến nhận công tác tại Phòng Công tác chính trị Công an tỉnh rồi chuyển tiếp về Phòng Cảnh sát bảo vệ.
Tại đây, ngay từ đầu năm 2004, anh đã được bổ nhiệm là Phó phòng Cảnh sát bảo vệ, Công an TP Đà Nẵng. Còn vợ anh - Trung tá Phan Thanh Xuân, hiện đang công tác tại Phòng Công tác chính trị, Công an Đà Nẵng.
Tiếp nối con đường của ông, cha, 2 cô con gái của vợ chồng Thượng tá Phan Thanh Sương là Phan Thị Sương Thoa và Phan Thị Sương Thúy đang theo học Trường Trung cấp An ninh 2 ở Long Thành, tỉnh Đồng Nai… Còn một con gái nữa của vợ chồng anh là Phan Thị Xuân Mai, hiện là sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Hôm đến thăm gia đình, tôi được biết: Cháu đang thực tập tại Báo Công an Đà Nẵng. Nguyện vọng của cháu sau khi tốt nghiệp muốn được tiếp bước con đường mà ba mẹ đã đi.
Đó là chuyện của gia đình Thượng tá Phan Thanh Sương; quay sang gia đình của cô gái út của vợ chồng ông Phan Mau là Phan Thị Di, người đồng nghiệp cùng cơ quan của tôi.
Theo lời Di thì sau ngày cha mẹ hy sinh, cô mới được mấy tháng tuổi, được người cô đưa về nuôi. Do không còn nguồn sữa mẹ nên ngày ngày người cô phải bồng Di ra chợ để xin bú nhờ. Năm 1976, người cô ruột, người mà Di vẫn coi như mẹ đẻ qua đời. Rất may vào đúng thời điểm ấy, người bác ruột trở về. Di được bác nuôi cho ăn học.
Đến năm 1987, theo diện con liệt sĩ, Di được đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Năm 1990 về nước và được nhận vào làm việc tại văn phòng Báo Nhân dân ở TP Đà Nẵng. Tại đây, vừa làm, vừa học, đến năm 2001, Di chuyển công tác về văn phòng thường trú Báo Công an nhân dân tại Đà Nẵng. Người chồng của Di là Đại tá Hoàng Minh Thống, hiện đang là Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam.
Qua câu chuyện tôi mới biết: Cha mẹ của Đại tá Hoàng Minh Thống đều tham gia hoạt động cách mạng và đều bị địch sát hại theo Luật 10 năm 1959. Cha mẹ anh sinh được 6 người con, trừ 2 chị gái bị mất hồi còn nhỏ, còn 3 người anh là bộ đội và đều đã hy sinh ở chiến trường. Như vậy trong gia đình còn lại duy nhất một mình anh.
Hôm gặp anh, tôi đề nghị được nghe anh kể về tấm gương hy sinh của cha mẹ và những người anh trai của mình, nhưng anh cứ chối đây đẩy. Anh bảo: "Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Đại tá Thống vừa dứt lời thì chị Di (vợ anh) đã nói: "Cùng hoàn cảnh mất cả cha lẫn mẹ nên chúng tôi mới gặp nhau và mới có được như ngày hôm nay".
Theo Báo CAND
(HBĐT) - Sáng 4/3, tại số nhà 24 Cao Bá Quát, phường Phương Lâm (TPHB) đã khai trương Văn phòng công chức Đại Nam. Lãnh đạo Sở Tư pháp tới dự và trao Giấy đăng ký hoạt động cho đại diện văn phòng công chứng Đại Nam.
(HBĐT) - Ngày 3/3, TAND huyện Đà Bắc đã tổ chức phiên toà xét xử bị cáo Đỗ Văn Định về tội trộm cắp tài sản.
Sáng 3/3, Hà Văn Tiếp kẻ chủ mưu vụ cướp tiệm vàng Kim Ngọc Thành 2, nằm trên tỉnh lộ 10, phường An Lạc A, quận Bình Tân vào ngày 16/2, đã ra đầu thú tại Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an TP Hồ Chí Minh.
Sáng 3.3, Ban chỉ đạo 127/TW đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2010 và triển khai công tác 2011. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến dự và chủ trì hội nghị.
Ngày 2-3, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang bắt quả tang hai đối tượng sản xuất phân bón giả, thu 131 bao lân NPK nhãn hiệu Lâm Thao - Phú Thọ, 558 vỏ bao các loại, 1.800 kg nguyên liệu thành phẩm, 11.900 kg nguyên liệu chưa trộn... cùng nhiều tang vật liên quan.
Trong 20 phút với chiếc cần ăng ten dính kẹo cao su ở đầu, người đàn ông đi lễ ở đền Hàng Bạc (Hà Nội) đã "câu trộm" được gần 2 triệu đồng trong hòm từ thiện đặt ở ban thờ.