Hùng

Hùng "vua bãi vàng" (trái) ở bãi vàng khe Ho.

Thanh "đô la" và Giang "nghiện" như một cặp bài trùng nổi tiếng ở "thị tứ vàng" (huyện Đakrông, Quảng Trị). Sự lọc lõi, mánh khoé có thể Giang hơn Thanh, song chưa bao giờ Giang để Thanh chịu thiệt trong làm ăn. Bởi gã biết có như vậy mới tồn tại được nơi đất khách quê người...

 

Hàng chục năm nay, rừng già, núi đá A Vao, Tà Long (huyện Đakrông, Quảng Trị) chưa một ngày yên tĩnh. Ngàn vạn con người từ khắp mọi nơi đã đổ xô đến đây, nổ mìn, phá núi để tìm vàng. Cuộc chiến chống "vàng tặc" ở đây, cũng từ đó được các cấp chính quyền, ngành chức năng triển khai thực hiện quyết liệt. Thế nhưng, vấn nạn này vẫn tồn tại dai dẳng. Nổi lên trong các nguyên nhân của sự tồn tại này là sự lọc lõi, mưu mô của các "vua bãi vàng"...

Ở Tà Rụt, huyện Đakrông, nói về "vua bãi vàng" phải kể tới Giang "nghiện", Thanh "đô la" và vợ chồng Hùng, Loan. Giang quê ở Hà Tĩnh, từ cách đây 15 năm, Giang đem vợ, con vào nhập hộ khẩu ở thị tứ Tà Rụt. Vợ Giang buôn bán các mặt hàng tạp hoá. Giang thường giao du với đám dân bản làm "vàng tặc" ở các điểm quặng vàng trên địa bàn A Vao, Tà Long.

Thời gian ngắn sau đó, chẳng biết bằng cách nào, dân bản thấy Giang dễ dàng thu hút được đám người kia. Giang mở điểm khai thác vàng ở khe Đang thuộc vùng rừng A Vao. Số người kia lại ngày đêm vạ vật giữa núi rừng, đào bới đất đá, làm thuê làm mướn cho Giang.

Khác với các chủ bãi vàng, Giang rất ít khi ra bãi. Thời điểm này, Giang đã biết điều hành quân bằng sóng vô tuyến. Nhờ đó, trong những lần bị truy quét, đẩy đuổi, các vật tư, phương tiện phục vụ việc khai thác vàng của Giang được hạn chế đập phá, tháo dỡ đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, sống và làm ăn ở "thị tứ vàng", hơn ai hết Giang hiểu được các "mối đe dọa" quanh mình. Giang bắt đầu lần mò, làm quen, "đi đêm" với một số người, thậm chí mở hẳn phòng mạch, mời bác sỹ đến khám chữa bệnh cho gia đình và cho bác sĩ này mượn cơ sở để làm ăn. Bên cạnh việc tổ chức khai thác vàng trái phép, Giang còn thu mua, buôn bán gỗ lậu. Giang nhanh chóng trở nên giàu có nhờ vào sự lọc lõi, mánh khoé của mình.

Năm 2009, Giang tậu xe ôtô 4 chỗ hiệu Camry để sử dụng vào việc làm ăn. Tuy nhiều của cải, tiền bạc nhưng đời Giang cũng lắm lúc bồng bềnh, dễ vỡ như bọt bong bóng xà phòng. Một cán bộ Công an huyện Đakrông khẳng định: "Giang nghiện ma tuý rất nặng. Có thời điểm Giang đã phải "cắm" giấy tờ đất ở và xe Camry để thoả mãn việc hút, chích của mình".

Công an Đakrông kiểm tra hành chính các đối tượng "vàng tặc".

Thôn Tân Đi 2, xã A Vao cách thị tứ Tà Rụt một đoạn đường đá dăm. Ở đây nổi lên "vua bãi vàng" Hồ Thanh. Dân bản thường gọi gã là Thanh "đô la". Bởi một tuần đến nửa tháng, gã mang cả vali vàng về thành phố bán, lấy đô la. 

Thanh "đô la" và Giang "nghiện" như một cặp bài trùng. Sự lọc lõi, mánh khoé có thể Giang hơn Thanh, song chưa bao giờ Giang để Thanh chịu thiệt trong làm ăn. Bởi gã biết có như vậy mới tồn tại được nơi đất khách quê người. Hơn nữa, chính nhờ vào cái sự "thua thiệt" ấy của gã mà người bạn đồng hành kia luôn sẵn sàng đảm bảo an toàn cho gã.

Từ mỏ vàng khe Đang đến các mỏ vàng khe Ho, Poóc, Kluông..., Giang và Thanh đã tổ chức lực lượng mở mới hàng chục cửa hầm mỗi năm, khai thác vàng một cách vô tội vạ. Mỗi lần lực lượng chức năng tổ chức truy quét, đẩy đuổi "vàng tặc" ở đây đều bị người của Thanh và Giang sử dụng nhiều thủ đoạn nguy hiểm để đối phó.

Trong đợt truy quét, đẩy đuổi "vàng tặc" do lực lượng Công an huyện Đakrông tiến hành lúc nửa đêm 7/3 tại khu vực khe Ho, xã A Vao, đối tượng Hồ Ngọc Chín (26 tuổi, trú thôn Kỳ Nê, xã A Bung, Đakrông) bị bắt tại hiện trường đã khai nhận: "Khu vực này có 3 chủ bãi vàng, gồm vợ chồng Hùng, Loan ở thôn A Bung; Hồ Thanh, thôn Tân Đi 2, A Vao; Nguyễn Trường Giang, thôn Tà Rụt 2, xã Tà Rụt. Trong đó, Thanh và Giang làm ăn chung. Người của Giang chịu trách nhiệm phần hầm, tức là nổ mìn phá núi, đào đá từ trong hầm vận chuyển ra bên ngoài. Còn người của Thanh đứng phần máng, tức là phần xay đá, lọc lấy vàng"... 

Chúng tôi còn tiếp cận được với "vua bãi vàng" Hùng, Loan. Hùng chính là đối tượng bị Đại úy Nguyễn Thanh Hồng, Công an huyện Đakrông phát hiện, khống chế trên đường đi truy quét, đuổi "vàng tặc" khi hắn đang bấm máy điện thoại gọi cho đồng bọn. Sáng sớm hôm đó, hắn đã cùng số ít đàn em sử dụng thủ đoạn đối phó với lực lượng Công an Đakrông.

Tại hiện trường khai thác vàng trái phép, ông Nguyễn Thịnh, tổ phó phụ trách thực địa các mũi khoan thăm dò vàng khu vực khe Ho thuộc Công ty khoáng sản 4 thú nhận: "Ở đây có một số phương tiện của chúng tôi, mong các anh thông cảm đừng phá hủy".

"Người và phương tiện của công ty các anh trực tiếp phục vụ cho việc khai thác vàng trái phép thì các anh cũng là "vàng tặc", Đại úy Hồng nghiêm giọng.

Ông Thịnh cúi đầu đi về lán.

Vấn nạn "vàng tặc" ở Đakrông đã và đang tàn phá khốc liệt các tài nguyên rừng núi, gây hậu quả trầm trọng đến môi trường sinh thái, đời sống dân sinh và gieo rắc nên không biết bao nhiêu tai họa khác. Trong đó, có những "cái chết trắng" đã và đang "treo" lơ lửng ở từng ngõ xóm.

Đakrông - Bao giờ mới hết vấn nạn vàng tặc? Câu trả lời vẫn còn để ngỏ.

 

                                                                                      Theo CAND

 

Các tin khác


Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Công an xã Kim Bôi: Bám địa bàn, giữ ổn định an ninh trật tự ở cơ sở

Xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi có địa bàn rộng, dân số đông, trước đây xã nổi lên các vấn đề liên quan đến ma túy, trộm cắp tài sản, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự (ANTT). Để làm tốt công tác ngăn ngừa, đấu tranh với tội phạm, xây dựng địa bàn an toàn, ngoài việc phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, UBND xã chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật.

Xã Đồng Tân: Vững vàng thế trận an ninh

Xã Đồng Tân (Mai Châu) nằm trên quốc lộ 6, tiếp giáp với 5 xã của huyện Mai Châu và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Xã có tổng diện tích 39,09km2, 2.694 nhân khẩu, sinh sống tại 11 xóm, dân cư phân bố rải rác, không tập trung. Nhờ lợi thế địa hình, Đồng Tân có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế, kết nối khu vực hình thành các chuỗi liên kết, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng đã tạo ổn định chính trị và tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục