Nhận gần 1,2 tỉ đồng và 12.500 USD của 243 thí sinh, các cán bộ, giáo viên ở Trung tâm kỹ năng thực hành cơ giới đường bộ đã dùng thủ đoạn nhằm “giúp” các thí sinh thi đỗ tiếng Hàn đi xuất khẩu lao động, nhưng sự việc bị bại lộ.

 

Ngày 20.4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 6 bị cáo nguyên là cán bộ, giáo viên của Trung tâm kỹ năng thực hành cơ giới đường bộ về tội “Chiếm đoạt, mua bán, tài liệu của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội”. Các bị cáo là Đỗ Thái Sơn (SN 1958), nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ năng thực hành cơ giới đường bộ thuộc Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương I;  Phạm Duy Tân (SN 1983), giáo viên tiếng Hàn Quốc tại trung tâm trên; Trần Quang Linh (SN 1966), nguyên trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương I; Lê Hồng Thao (SN 1970), nguyên Giám đốc trung tâm dạy nghề Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh; Đỗ Lê Hoàng (SN 1968), nguyên kế toán trưởng Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Phạm Khắc Lý (SN 1969, trú tại thôn Thanh Bình, xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).

Vì ham lợi các cán bộ, giáo viên trở thành bị cáo hầu tòa.

 Theo cáo trạng, do biết được thông tin về chương trình hợp tác lao động và kiểm tra tiếng Hàn Quốc trong chương trình xuất khẩu lao động, Đỗ Thái Sơn – Phó GĐ Trung tâm kỹ năng thực hành cơ giới đường bộ - phụ trách công tác xuất khẩu lao động của trường đã bàn với Phạm Duy Tân là giáo viên tiếng Hàn và Trần Quang Linh là Trưởng phòng công tác sinh viên - Trường cao đẳng nghề giao thông vận tải TƯ 1, cách lấy đề thi kiểm tra, giải đề thi và nhận giải qua tin nhắn điện thoại di động cho các thí sinh tham dự kỳ thi kiểm tra.

Các đối tượng trên trực tiếp hoặc thông qua các đối tượng trung gian, đã nhận 1,145 tỷ đồng và 12.500 USD để gửi tin nhắn lời giải cho 243 thí sinh trong kỳ kiểm tra tiếng Hàn ngày 25.4.2010. Cụ thể: Đỗ Thái Sơn đã nhận 685 triệu đồng và 2.900 USD để cung cấp lời giải cho 141 thí sinh; Phạm Duy Tân đã nhận 216 triệu đồng và 4.700 USD để cung cấp lời giải cho 51 thí sinh; Trần Quang Linh đã nhận 169 triệu đồng để cung cấp lời giải cho 24 thí sinh; Lê Hồng Thao - GĐ Trung tâm dạy nghề Kinh Bắc, Bắc Ninh nhận 275 triệu đồng và 7.000 USD để cung cấp lời giải cho 34 thí sinh; Phạm Khắc Lý móc nối với Phạm Duy Tân, nhận 80 triệu để cung cấp cho 11 thí sinh.

Sau khi có được thẻ giám sát và thẻ giám thị, Sơn đã dùng một ngôi nhà ở ngõ 175, đường Xuân Thủy, gần trường ĐH Sư phạm Hà Nội làm “trụ sở” để tập trung giải đề thi. Sơn đã nhờ Lưu Việt Hùng (Giáo viên tiếng Hàn Quốc tại Trung tâm Kỹ năng thực hành cơ giới đường bộ), là người giải đề thi, sau đó Đỗ Thị Thu Hằng (là con gái của Sơn) sẽ tổng hợp lời giải, soạn thành tin nhắn để gửi qua điện thoại di động cho thí sinh. Khoảng 8h sáng ngày 25.4.2010, Đỗ Thái Sơn và Lê Hồng Thao đã đưa Phạm Duy Tân, Ngô Văn Phi đến ĐH Sư Phạm Hà Nội rồi đưa 2 thẻ cán bộ giám sát để giả làm cán bộ giám sát vào các phòng kiểm tra tại khu nhà V và D để lấy đề. Khi đến các phòng 11, 14, 15, 17 nhà V, Tân đã yêu cầu giám thị cung cấp đề kiểm tra còn dư của số thí sinh đã đăng ký nhưng bỏ thi.
 
Do lầm tưởng Tân là cán bộ giám sát của Trung tâm lao động ngoài nước nên các giám thị phòng 15 và 17 nhà V đã giao cho Tân 4 đề kiểm tra. Có đề kiểm tra trong tay, Tân và Thao về “trụ sở” để giải. Sau đó, Đỗ Thị Thu Hằng tổng hợp, soạn thành tin nhắn gửi cho số thí sinh của Đỗ Thái Sơn đã “đấu thầu” và gửi vào điện thoại cho các “đầu mối” để chuyển cho các thí sinh. Cùng cách thức trên, chiều cùng ngày, Tân tiếp tục dùng thẻ cán bộ giám sát vào “kiểm tra” tại nhà V, ĐH Sư Phạm thì bị phát hiện, bắt giữ.
 
Trong phiên xét xử ngày 20.4, HĐXX mới tiến hành xong việc xét hỏi đối với các bị cáo cũng những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này. Theo kế hoạch ngày mai phiên tòa sẽ tiếp tục.
 
 
 
                                                                                   Theo Bao LĐ
 
 
 

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục