Cơ quan An ninh Điều tra - Công an tỉnh Gia Lai vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Công Chính (SN 1969, ngụ tổ 10 phường Hoa Lư TP Pleiku tỉnh Gia Lai) về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 87 Bộ luật Hình sự. Tại cơ quan điều tra, bước đầu Nguyễn Công Chính đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Báo SGGP xin được thông tin đến bạn đọc những sai phạm mang tính hệ thống, kéo dài của Nguyễn Công Chính chống chính quyền nhân dân, chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Xuyên tạc, kích động tư tưởng chống đối
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn thực hiện chính sách, chủ trương tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; thể hiện rõ nét qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo. Thế nhưng, với động cơ chính trị, từ năm 2003 đến nay, Nguyễn Công Chính thường xuyên trả lời phỏng vấn các báo, đài nước ngoài và phát tán trên các trang web của các tổ chức phản động ở nước ngoài nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo; vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, chính quyền các địa phương đàn áp tôn giáo, đàn áp dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, vi phạm nhân quyền.
Chẳng hạn, ngày 18-7-2004, Nguyễn Công Chính đăng tải bài “Giáo hội Tin lành Mennonite Việt Nam thắp nến cầu nguyện”… vu cáo chính quyền bách hại Hội thánh Tin lành Mennonite Tây Nguyên tại Kon Tum và Hội thánh Tin lành Mennonite chi hội Vĩnh Cửu - Đồng Nai. Hay trong bài viết “Nếu muối mà nhạt…” đăng trên VietCatholic News vào ngày 22-9-2008, Nguyễn Công Chính bịa chuyện: “Trước đây, và tới tận bây giờ, trong đất nước tôi có sự phân biệt đối xử với người có đạo”.
Nguyễn Công Chính (phải) khi bị bắt tạm giam. Ảnh: A. N. |
Vào tháng 5-2008, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hành chính nhà của Nguyễn Công Chính và thu được nhiều tài liệu chứa đựng những thông tin không đúng sự thật như chính quyền, công an đàn áp 1.300 người dân khiếu kiện vào tháng 7-2007 tại Văn phòng 2 Quốc hội tại TPHCM; Đảng, Nhà nước là hệ thống tham nhũng, cai trị độc tài, hung hãn; người dân Việt Nam sống khổ dưới chế độ độc tài cai trị của Đảng CSVN; Nhà nước Việt Nam là nhà nước vi phạm nhân quyền, tự do nhất thế giới…
Ngoài ra, trong quá trình lôi kéo người dân tộc thiểu số tham gia vào tổ chức tôn giáo được thành lập trái phép “Hiệp hội thông công Tin lành các dân tộc Việt Nam” (viết tắt là VPEF, chúng tôi sẽ đề cập ở bài sau), Chính có lời lẽ mang tính chia rẽ khối đoàn kết dân tộc: “Dân tộc Chăm HROI phải có quyền độc lập tự chủ, và tự lãnh đạo lẫn nhau, không để người Kinh o ép”.
Trước những bằng chứng không thể chối cãi, Nguyễn Công Chính thừa nhận mọi việc làm của mình chỉ nhằm mục đích gây nên sự nghi kỵ giữa người dân với chính quyền và lực lượng công an, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền, gây sự hằn thù và kỳ thị giữa các dân tộc.
Không dừng lại ở việc xuyên tạc tình hình trong nước, Nguyễn Công Chính còn nhiều lần đe dọa kích động một bộ phận người dân chống đối chính quyền. Cụ thể nhất là vào đầu tháng 10-2004, khi không được đồng ý cho vào thăm nuôi ông Nguyễn Hồng Quang (lúc đó đang bị Công an TPHCM bắt giam vì có những hành vi vi phạm pháp luật), Chính dọa rằng sẽ kêu gọi khoảng 30.000 người kéo từ Tây Nguyên xuống “thăm hỏi”.
Trước đó, Chính cũng trao đổi với ông Quang rằng nếu chính quyền không đáp ứng một số đòi hỏi, sẽ huy động khoảng 700 người đi biểu tình. Tuy đó chỉ là những lời đe dọa suông nhưng cũng cho thấy Chính luôn có mưu đồ chống chính quyền nhân dân.
Dựng chuyện để vu cáo
Viết bài vu khống với những lời lẽ hàm hồ mãi nhưng chẳng ai tin, Nguyễn Công Chính nghĩ ra cách dựng nên câu chuyện giáo dân bị đàn áp để làm dẫn chứng người thật việc thật. Lợi dụng việc anh Thạch Thanh Nô (ngụ ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong, tháng 4-2009, Chính chỉ đạo Thạch Thị Phay ở tỉnh Trà Vinh dựng hiện trường giả, chụp ảnh ghi hình theo nội dung anh là thành viên Ban Chấp sự Tin lành; trên đường đi sinh hoạt Tin lành về bị lực lượng công an và du kích chặn đường đánh gãy hai xương đùi và bể bọng đái.
Từ đó Nguyễn Công Chính liên tục đưa nhiều bài viết lên trang http://www.ykien.net và các trang web khác, lu loa lên rằng chính quyền huyện Trà Cú đàn áp tôn giáo, đánh chết tín đồ Tin lành, kêu gọi dư luận quốc tế can thiệp. Tuy nhiên, hành vi dối gạt của Chính nhanh chóng bị lật tẩy.
Làm việc với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, ông Thạch Phương (cha anh Thạch Thanh Nô) khẳng định cái chết của con ông là do chạy xe tự đâm vào cây; các thành viên trong gia đình không có ai theo đạo Tin lành mà theo đạo Phật. Sự việc bị bại lộ, Thạch Thị Phay bỏ trốn sang Campuchia, riêng Chính bị cơ quan chức năng mời lên giáo dục, nhắc nhở.
Những tưởng sau lần ấy, Nguyễn Công Chính sẽ nhận thức được sai lầm, không làm trò tạo ra nhân chứng giả hiệu phục vụ cho việc vu cáo chính quyền. Nhưng với bản chất ngoan cố, Chính vẫn tiếp tục cố tình sai phạm.
Rơ Chăm Mrek (ngụ xã Ia Khươl, huyện Chư Păk, tỉnh Gia Lai) vốn là đối tượng hoạt động Fulro bị bắt, đang thi hành án 9 năm tù tại Nam Hà, do bị tai biến nên được trại giam tạo điều kiện cho về gia đình điều trị. Vậy nhưng tháng 5-2009, Chính vẫn dự định đưa Rơ Chăm Mrek vào TPHCM, gặp đoàn Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ làm nhân chứng tố cáo chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, mưu đồ của Chính đã nhanh chóng bị phát hiện và bị phía Mỹ từ chối không tiếp.
Trong số những tài liệu thu được qua kiểm tra hành chính nhà của Nguyễn Công Chính vào tháng 5-2008, có những tài liệu chứng minh Chính tham gia các tổ chức phản động như: “Khối 8406” (tổ chức đấu tranh cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam), “Khối 1706” (tổ chức yểm trợ cho tự do dân chủ cho Việt Nam), “Khối 1906” (tổ chức yểm trợ cho tự do – dân chủ - nhân quyền cho Việt Nam), “Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo”, “Hội dân oan”… Trong một tài liệu gửi Nguyễn Chính Kết, một đối tượng cơ hội chính trị đã trốn ra nước ngoài, Nguyễn Công Chính thể hiện mưu đồ hoạt động chống phá nhà nước khi viết: “…Vì đây là một chiến lược của 8406, hãy cẩn thận và bảo mật để chiến lược được phát triển theo lộ trình đến mục tiêu, giúp 54 dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách xiềng xích của bão quyền CSVN…”. |
Theo SGGP
Ngày 29-5, Công an tỉnh Đồng Tháp xác định ông Nguyễn Hữu Quang - nguyên giám đốc phòng giao dịch huyện Lấp Vò thuộc Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) - đã bỏ trốn và ra lệnh cấm xuất cảnh đối với ông này. Các cơ quan chức đang truy tìm ông Quang để phục vụ điều tra.
(HBĐT) - Lễ phát động CVĐ và chấp hành điều lệnh trong toàn lực lượng công an tỉnh được tổ chức vào ngày 10/3/2011, đúng vào dịp kỷ niệm 63 năm ngày lực lượng CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy. Công an tỉnh là một trong hai đơn vị của toàn quốc tiến hành lễ phát động sớm hơn so với quy định của Ban chỉ đạo Bộ Công an.
CATP) Cuối cùng, tàu của anh Nguyễn Tấn Luận (39 tuổi, ngụ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cùng 13 ngư dân đã về tới cảng Sa Kỳ. Nỗi kinh hoàng vẫn còn in rõ trên mỗi ngư dân khi bị cướp biển tấn công, bắn trọng thương tại vùng biển giữa Malaysia và Philippines.
Trung tâm chống tội phạm xuyên quốc gia Việt Nam - Australia đã phối phợp với các Cục nghiệp vụ cùng Cảnh sát Liên bang Australia khám phá 11 vụ vận chuyển ma túy từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Việt Nam đi TP Sydney, Australia bằng đường hàng không…
Ngày 27-5, tại trị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn mở phiên tòa lưu động, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tuyên phạt bị cáo Bế Văn Trịnh, 12 năm tù và Lương Tuấn Quỳnh, 9 năm tù về tội vận chuyển tiền giả. Tổng hình phạt của hai bị cáo là 21 năm tù.
(HBĐT) - “Cũng như phần lớn các nơi khác, công tác cai nghiện và quản lý sau cai ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình do nhận thức còn hạn chế nên đã cố tình che giấu hoặc không hợp tác với chính quyền để đưa con em mình đi cai. Anh Lường Đức Thắng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Đà Bắc nhận xét.