Thời gian gần đây, gỗ ngọc am được giới chơi lũa ưa chuộng. Đây là loại cây thuộc bộ thông, họ hoàng đàn, cho gỗ rất thơm sống trong các cánh rừng già ven ngọn Tây Côn Lĩnh (huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên của Hà Giang). Giới chơi và kinh doanh lũa đang thêu dệt những "huyền thoại" mới về ngọc am, nhằm tăng giá trị, khiến cơn sốt đi đào lũa ngọc am trở nên nóng bỏng...
"Cơn sốt" đào lũa ngọc am
Anh Lù Văn Tuấn, Phó trưởng Công an xã Tả Sử Choóng (huyện Hoàng Su Phì) dẫn chúng tôi đến một căn phòng lụp xụp ở trụ sở xã, chỉ vào đống gỗ gốc cây sần sùi, có màu vàng đậm, nhạt, bảo: "Ngọc am đấy. Chúng tôi thu được từ những người dân khai thác, vận chuyển trái phép". Lũa ngọc am chỉ khác gỗ thường là nó tỏa ra mùi thơm thoang thoảng.
Anh Lù Văn Tuấn cho biết thêm: "Thời gian gần đây, có rất nhiều người dân vào rừng khai thác ngọc am trái phép. Họ thường đem theo một cái thuốn dài chừng 3-4m, làm bằng sắt 18. Đến những khu vực nghi có lũa ngọc am như vực, suối, họ chọc sâu xuống. Thấy vật cứng, rút thuốn lên, ngửi thấy mùi thơm là họ hè nhau đào bới để lấy lên. Các khúc gỗ này được rửa sạch, đem về, rồi tùy theo hình dáng mà chế tác ra các vật dụng như thùng tắm, bàn ghế ngồi, tạc các con vật, con giống… Nhưng do đây là loại gỗ quý, thuộc nhóm 1A trong danh mục phân loại thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ lâu đã nghiêm cấm khai thác, nên chúng tôi phải tuần tra, bảo vệ, không để người dân khai thác bừa bãi. Tính đến nay, Công an xã đã tuần tra, thu giữ được gần 1,2 tấn ngọc am rồi, nhưng cũng chưa xử phạt trường hợp nào".
Chúng tôi đến nhà C. "chó", một đầu nậu thu gom gỗ ngọc am trong dân quanh vùng, vận chuyển buôn bán lậu về xuôi. Nhà C. ở đầu con dốc gần trụ sở xã Tả Sử Choóng, vách gỗ, mái tôn, chênh vênh bên sườn núi. Trong nhà đầy các lũa ngọc am, phía sau nhà cũng có một chiếc lán lớn ngổn ngang thứ gỗ sực nức mùi thơm này.
Những cây ngọc am còn sót lại. |
C. vốn là tay nghiện hút nặng, thời gian ăn cơm trong tù nhiều hơn ăn cơm ở nhà với vợ, nên "ngang tàng" lắm, chẳng có gì phải giấu giếm: "Nói thực, tôi thu mua của dân đào rừng thì rẻ thôi. Sau đó về gọt rũa đi một chút cho có hình thù, ai thích cái nào tôi bán ngay cái đó. Nếu anh mua nhiều, tôi lo cho khâu vận chuyển. Khó gì, cứ cho vào các thùng giấy hay bao tải để khuất mắt đi, chở sau xe thì ai người ta hỏi. Với nữa, người ta cũng biết tôi làm nghề này rồi(!)".
C. cho biết thêm, những gốc lũa không có hình thù đặc biệt hoặc quá nhỏ, vụn vặt sẽ được chẻ nhỏ để chiết xuất dầu. Cứ vài tạ gỗ ngọc am sẽ chiết xuất được chừng 10kg dầu ngọc am thô. Từ thứ dầu thô màu nhớt xe máy này sẽ chiết xuất thành loại tinh dầu màu dầu chuối. Tinh dầu đang rất được ưa chuộng nên dễ bán, giá cao. Ngay tại các "xưởng" chế xuất, giá tinh dầu đã là hơn 2 triệu đồng/lít, nếu về đến Hà Nội hay qua bên kia biên giới, giá còn đội lên nhiều lần. Vì vậy, dân sang chiết tinh dầu nghĩ ngay đến chuyện làm giả: Dùng gỗ thông, pơmu… chiết xuất lấy tinh dầu, rồi trộn một lượng nhất định tinh dầu ngọc am vào để bán, vừa có mùi thơm, lại "sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về số lượng".
Cần sớm có biện pháp ngăn chặn
Một thời gian không lâu trước đây, các nhà khoa học đã tưởng loài cây ngọc am bị tuyệt chủng. Nhưng nó vẫn còn xuất hiện đâu đó tại vùng núi cao của Hà Giang và vùng Đông Bắc của nước ta. Tuy nhiên, số lượng cây sống còn rất hạn chế. Ngay ở xã Tả Sử Choóng (tức là Gốc cây to) cũng chỉ còn dăm ba cây ngọc am ở thôn Hóa Chéo Phìn.
Gỗ ngọc am bị khai thác trái phép trong rừng Hoàng Su Phì. |
Phó trưởng Công an xã Lù Văn Tuấn cho biết: "Xã chỉ quản lý một cây ngọc am phía đầu nguồn con suối, cao chừng 30m, đường kính thân chừng 1m, ở trên núi Túng Quá Sử (núi ngọc am). Còn hai cây to khác là của cá nhân, do hai anh Lù Seo Lèng, Lù Seo Hồ quản lý. Một cây nữa cũng trong vườn đồi nhà anh Vàng Seo Sấn, nên anh ấy quản lý. Trước đây, nhà anh Lèng đã có ý định đổi cây ngọc am lấy 2 chiếc xe Win Trung Quốc. Xã phải vận động, thuyết phục rằng đây là cây quý, cây di sản của xã, nên mới thôi".
Ở xã Bản Nhùng (huyện Hoàng Su Phì) núi rừng trùng điệp, cũng chỉ còn có hai cây ngọc am ở nhà anh Thèn Văn Tân, Trưởng Công an xã Bản Nhùng. Ông nội anh Tân là cụ Thèn Lao Chẩn (người Nùng) thời còn trẻ được một người Mông tặng hai cây ngọc am giống cao nửa gang tay. Ông Chẩn đem trồng, nhưng chỉ một cây sống được. Sau này ông Chẩn lại được một người cùng bản tặng thêm một cây giống nữa, nên bây giờ vườn nhà ông có hai cây ngọc am cao gần 20m.
Anh Thèn Văn Tân tâm sự: "Bố tôi cứ muốn bán đi một cây ngọc am, vì nhà tôi túng quá. Ông muốn giao cây cho Nhà nước quản lý, rồi xin ít tiền công trồng chăm sóc để cho con cháu ăn học, và mua một bộ quan tài gỗ tạp cho ông khi nằm xuống. Hoặc Nhà nước cho hạ bán đi một cây, để lại một cây, lấy gỗ ngọc am làm quan tài hoặc lấy tiền mua quan tài khác. Nhưng nó là cây quý, nghiêm cấm khai thác, nên không thể chặt được. Mà nhà thì ngày một nghèo túng, người cha thì ngày một già…".
Theo Báo CAND
"Khi đi vận động bà con không sử dụng, sản xuất và giao nộp súng, nếu không có sự tham gia của các già làng, trưởng bản, công việc sẽ không thuận lợi do nhận thức của bà con còn nhiều hạn chế. Phải giảng giải để bà con hiểu tàng trữ súng tự chế trong nhà là không đúng phép, là vi phạm luật", Thượng sỹ Đào Ngọc Du, Phụ trách địa bàn xã Chế Chu Nha, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, cho biết.
So với việc dẫn giải can phạm đi các trại cải tạo hay phục vụ các phiên tòa thì việc canh gác can phạm đi khám chữa bệnh vất vả hơn nhiều. Can phạm phải đến viện thường bệnh nặng, có khi không đi lại được, thế nên cán bộ đi canh gác nhiều khi còn phải làm luôn cả phần việc chăm sóc can phạm…
Sau khi mua thận của Văn và Truyền, Vương và A Trang (người Trung Quốc) đã bàn bạc với 2 thanh niên này về Việt Nam tìm kiếm những thanh niên khỏe mạnh, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn để đi qua Trung Quốc bán thận. Cứ một người mà Văn, Truyền đưa qua Trung Quốc giao cho Vương và A Trang dẫn đi bán thận thành công thì sẽ trả 10 triệu đồng.
(HBĐT) - Cử tri huyện Mai Châu hỏi: Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo thuộc vùng 135 thường phát chậm vì lý do chủ yếu là sai sót trong quá trình kê khai và làm thẻ. Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra và quy trách nhiệm rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Một ngày đầu tháng 5, trong cái nắng óng ả của buổi giao mùa, tôi gặp ông trong căn nhà nhỏ nằm tại con ngõ nhỏ ở phố Giáp Bát. Dáng người thanh nhã trong bộ trang phục giản dị, ông vui vẻ nói chuyện pha lẫn hài hước. Trung tướng Nguyễn Đức Chấn say sưa kể về công việc của mình suốt 40 năm trong nghề quản giáo, gắn kết cuộc đời mình với trại giam.
Khuôn mặt trái xoan, đôi mắt bồ câu đen tròn, thao tác nhanh nhẹn… đó là hình ảnh đầu tiên đọng lại trong tôi về nữ trinh sát trẻ và cũng là duy nhất của Phòng CSĐT tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù mới ra trường và tham gia lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy ít lâu, nhưng nữ trinh sát - Thượng sĩ Đào Thị Phương đã để lại nhiều dấu ấn với hàng chục vụ án khám phá ma túy lớn nhỏ trên địa bàn. Với Phương, mỗi vụ án, chuyên án đều tựa như những bài toán khó mà mình cần phải giải và đưa ra đáp án…