Sách pháp luật được luân chuyển đến điểm BĐ-VH xã Thống Nhất (TPHB) thu hút nhiều đến tìm, khai thác
(HBĐT) - Nói về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn, chị Nguyễn Thị Bích Ngân, Trưởng phòng Tư pháp thành phố chia sẻ: Thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, đời sống KT-XH phát triển, nhân dân thường xuyên được tiếp cận với nhiều loại hình thông tin như internet, báo chí, truyền thanh - truyền hình, kiến thức, hiểu biết của nhân dân về các lĩnh vực đời sống KT-XH được nâng cao.
Đây là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn đặt ra cho những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để công tác tuyên truyền có hiệu quả, thu hút được sự hưởng ứng của nhân dân.
Cùng với hình thức tổ chức các hội nghị tập huấn, tuyên truyền pháp luật đến cán bộ, công chức, nhân dân ở các cơ quan, đơn vị, KDC, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, mô hình tủ sách pháp luật là một kênh tuyên truyền pháp luật mang lại hiệu quả thiết thực. Theo quy định, tủ sách pháp luật được đặt tại trụ sở UBND xã, phường, quá trình triển khai thực hiện trên địa bàn cho thấy, việc đặt tủ sách pháp luật tại UBND xã, phường thuận lợi cho công tác quản lý nhưng chưa thật sự thuận lợi cho người dân, đối tượng phục vụ chủ yếu là đội ngũ cán bộ, công chức, nhiều đơn vị, cơ sở chật chội chỉ có chỗ kê tủ sách mà không có chỗ ngồi đọc nên người dân ít đến khai thác. Qua tìm hiểu nhận thấy, tại cơ sở có hai điểm người dân thường hay đến với tâm lý thoải mái, cán bộ phụ trách rỗi về thời gian đó là Bưu điện - văn hóa xã và Trung tâm học tập cộng đồng, Phòng Tư pháp thành phố đã chủ động phối hợp tổ chức luân chuyển sách pháp luật đến hai điểm này. Sau khi làm điểm tại phường Tân Hòa và Đồng Tiến cho kết quả tích cực, lượng người đến khai thác tăng hơn, thành phố đã nhân rộng ra 15 xã, phường trên địa bàn. Đặc biệt, thành phố là đơn vị đã thực hiện luân chuyển sách từ tủ sách pháp luật đến BĐ-VH xã tại 100% cơ sở trước khi UBND tỉnh triển khai kế hoạch luân chuyển sách pháp luật trên toàn tỉnh. Tháng 4/2011, tỉnh triển khai thực hiện, xã Thống Nhất và phường Tân Hòa (TPHB) được chọn là hai trong 6 đơn vị làm điểm của tỉnh. Chị Trần Thị Bình, cán bộ Tư pháp xã Thống Nhất cho biết: Trước đây, để tủ sách pháp luật tại bộ phận “một cửa” của UBND xã, nhân dân đến giao dịch thường chỉ xem qua sách mà không có thời gian đọc, khi luân chuyển sách đến BĐ-VH xã đã thu hút nhiều người đến đọc hơn, số người khai thác tăng từ vài chục đến hơn 100 lượt người/tháng. Chị Nguyễn Thị Thạnh, nhân viên BĐ-VH xã cho biết thêm, luân chuyển sách pháp luật đến BĐ-VH xã là cách làm hiệu quả bởi tâm lý của người dân khi đến UBND xã thường e ngại, đến điểm BĐ-VH họ có thể thoải mái lựa chọn và ngồi đọc các loại sách khi có nhu cầu hoặc có thể mượn về nhà để nghiên cứu. Quá trình triển khai, cán bộ phụ trách được tập huấn thực hiện luân chuyển, xã tổ chức tuyên truyền, thông tin về việc luân chuyển sách để nhân dân biết đến điểm luân chuyển đọc, khai thác tài liệu. Theo số liệu thống kê, 9 tháng năm nay, thành phố đã thu hút trên 3.300 lượt người đến khai thác tủ sách pháp luật.
Từ kết quả đạt được, Phòng Tư pháp thành phố tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đưa pháp luật đến nhân dân. Qua tìm hiểu, học hỏi ở các địa phương về hình thức tủ sách dòng họ, tủ sách thôn, bản, nhận thấy, việc luân chuyển sách đến BĐ-VH vẫn chỉ ở khu vực trung tâm ủy ban xã, địa bàn với 245 tổ dân phố, trên 100 nhà văn hóa, nếu đưa được sách pháp luật đến nhà văn hóa sẽ gần, sát dân hơn, phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa. Ngay đầu năm 2011, Phòng đã tham mưu cho lãnh đạo thành phố về công tác luân chuyển sách pháp luật đến nhà văn hóa. Tuy nhiên, do điều kiện một số nhà văn hóa chưa có tủ sách, Phòng tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo thành phố phát động đợt vận động quyên góp ủng hộ xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật cho các nhà văn hóa từ tháng 6 đến hết tháng 10/2011, hướng đến từng bước xã hội hóa xây dựng tủ sách pháp luật. Hưởng ứng đợt vận động, 100% cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, hơn 40 doanh nghiệp đăng ký ủng hộ bằng tiền, hiện vật (sách pháp luật, bàn, ghế, trang thiết bị phục vụ hoạt động nhà văn hóa…). Nhiều nhà văn hóa đã xây dựng được tủ sách đẹp, trang bị bàn ghế tạo thuận lợi cho nhân dân đến sinh hoạt, khai thác tài liệu như nhà văn hóa tổ 1 (phường Thịnh Lang), nhà văn hóa xóm Miều (xã Trung Minh)… Định kỳ 6 tháng, Phòng giới thiệu các đầu sách mới sách mới đến các xã, phường tạo điều kiện cập nhật thường xuyên để đăng ký mua các loại sách phù hợp với cơ sở.
Chị Nguyễn Thị Bích Ngân, Trưởng phòng Tư pháp thành phố cho biết thêm: Trong quá trình triển khai thực hiện cũng gặp những khó khăn, vướng mắc như về kinh phí triển khai, cơ chế phối hợp giữa công chức tư pháp, nhân viên BĐ-VH xã, phụ trách nhà văn hóa vì hoạt động hoàn toàn không có thù lao. Mặc dù vậy, Phòng luôn quyết tâm thực hiện nhằm đưa pháp luật đến gần dân hơn. Đây cũng là mục tiêu đưa pháp luật vào đời sống, góp phần nâng cao kiến thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.
(HBĐT) - Ngày 6/7/2011, Bộ Công an ra Thông tư số 48 ( TT48) quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/8/2011, thay thế quy chế ngày 9/11/1998 về thực hiện dân chủ trong công tác này.
(HBĐT) - Trong 9 tháng năm 2011, toàn tỉnh xảy ra 428 vụ phạm pháp hình sự, làm 12 người chết, 98 người bị thương, tài sản thiệt hại trị giá khoảng 6,35 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2010 tăng 35,8% (428 vụ). Lực lượng Công an đã điều tra, khám phá, làm rõ 270 vụ, đạt tỷ lệ 63%, bắt 361 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá 1,74 tỷ đồng.
Cách đây 50 năm, trước yêu cầu cấp thiết chi viện cho chiến trường miền Nam, ngày 23/10/1961, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn 759 (sau đổi tên thành Đoàn 125). Từ đây, những con tàu không số thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hơn 150 nghìn tấn vũ khí cùng hơn 80 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ chi viện cho chiến trường miền Nam.
Trao đổi với phóng viên Báo CAND sáng 3/10, Thượng tá Bùi Như Luyến, Trưởng Công an huyện Bình Giang (Hải Dương) cho biết: Cơ quan CSĐT đã ra lệnh truy nã 5 đối tượng trong nhóm đánh bạc, cướp tài sản và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Nghe vị đạo sĩ có số máy 01644356999 hù dọa 2 vợ chồng sẽ gặp bất hạnh nếu không mua, vì tên đã được khắc lên "cặp đá uyên ương", anh Hải buộc phải chuyển tiền vào tài khoản của gã ... Chờ mãi không thấy "đôi uyên ương" kỳ lạ, anh Hải mới tá hỏa gọi điện hỏi thì không liên lạc được, lúc này anh mới biết mình bị lừa.
(HBĐT) - Ngày 4/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Theo đó, lực lượng Cảnh sát PCCC (C66) được thành lập và ngày 4/10 trở thành ngày truyền thống của lực lượng C66.