Thay mặt lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Tô Lâm gặp mặt các già làng, trưởng bản tỉnh Hòa Bình. ảnh: H.Đ (T.T.V)
(HBĐT) - Nghị quyết (NQ) liên tịch giữa Bộ Công an và UBMTTQ Việt Nam về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong thời kỳ mới” được triển khai thực hiện từ năm 2001, trong 5 năm gần đây, các ban chỉ đạo từ T.ư đến địa phương đã thay đổi tên gọi là Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, hợp nhất các ban chỉ đạo song phương thành ban chỉ đạo chung do lãnh đạo cơ quan công an làm trưởng ban, lãnh đạo MTTQ làm phó trưởng ban, các đơn vị thành viên của MT làm uỷ viên. Đồng thời kiện toàn các ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã như mô hình tổ chức cấp tỉnh.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các thành viên Ban chỉ đạo đã phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các chỉ thị, NQ về đảm bảo ANTT, nâng cao ý thức chấp hành của quần chúng nhân dân, từng bước đưa NQ của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. MTTQ các cấp đã có nhiều hình thức tổ chức đa dạng, động viên nhân dân các dân tộc lồng ghép các phong trào, CVĐ, nhất là 2 CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và “Ngày vì người nghèo”, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân vững chắc. Triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để hạn chế tình trạng thắc mắc khiếu kiện sai và khiếu kiện vượt cấp, tham gia giám sát hoạt động của hệ thống chính trị, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền Nhà nước và nhân dân, góp phần phát huy mọi nguồn lực trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Tổ chức cho hội viên thông qua hoạt động của công tác tuyên truyền với hàng ngàn lớp, buổi, đợt tập huấn, truyền thông, hoạt động CLB, hoạt động tình nguyện, qua các buổi giao lưu văn nghệ thể thao kết hợp với hoạt động truyền thông, phân phát khuyến cáo; các cuộc thi tìm hiểu pháp luật... Từ đó tổ chức cho hội viên với gần 40.000 đại diện hộ gia đình, trên 40.000 lượt hội viên trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể, nhà trường ký cam kết chấp hành tốt chính sách pháp luật, gia đình không có người thân phạm tội và vi phạm TTATXH; tổ chức cho hội viên tham gia quản lý, giúp đỡ con em, người thân trong tổ chức có vi phạm pháp luật, vi phạm TTATXH theo tinh thần Nghị định 163 để họ mau chóng hoàn lương, tiến bộ. Hàng năm có trên 90% gia đình đăng ký thực hiện 6 nội dung CVĐ, phấn đấu đạt gia đình văn hoá. Trong 10 năm (2001 - 2011), toàn tỉnh đã vận động các tầng lớp nhân dân đóng góp quỹ Vì người nghèo đạt 29.405.400.000 đồng; xây dựng, sửa chữa được 3.083 ngôi nhà đại đoàn kết; tỷ lệ hộ nghèo đến nay còn 31,51% (theo tiêu chí mới), góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển KT-XH và củng cố QP-AN, giúp nhau xoá đói - giảm nghèo, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 139.635 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 83% KDC tiên tiến; 68,3% KDC văn hóa; 67% KDC có nhà văn hóa; 100% KDC tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với 325.523 lượt người tham dự. Toàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo như mô hình “Xoá nhà tạm, nhà dột nát, không đói nghèo, không ma tuý, không mại dâm”. Toàn tỉnh có 84 KDC” không còn hộ đói nghèo, không có nhà dột nát và không có tệ nạn ma túy.
MTTQ và Công an các huyện, thành phố đã tham mưu và chỉ đạo các tổ chức thành viên gắn nội dung xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú; phù hợp với đặc điểm địa bàn cơ sở. Tham mưu hướng dẫn xây dựng và duy trì 53 cụm liên kết giữ gìn ANTT, 3.266 tổ an ninh nhân dân, 1.230 tổ an ninh công nhân, 1.959 tổ tuần tra và 1.865 tổ hoà giải thường xuyên hoạt động có hiệu quả. Mở rộng, nâng cao chất lượng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC” lồng ghép với các chương trình, dự án, phong trào đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng - chống ma tuý, phòng - chống tội phạm từ tỉnh đến cơ sở. Phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” nhiều xã, thị trấn tổ chức sơ, tổng kết chuyên đề như: mô hình tự quản ở xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ), Vũ Lâm, Tân Mỹ (Lạc Sơn), Tử Nê (Tân Lạc), Nhuận Trạch (Lương Sơn), thị trấn Hàng Trạm, xã Yên Lạc (Yên Thuỷ)... làm cơ sở để nhân rộng điển hình ra toàn huyện, tỉnh. Công an tỉnh phối hợp với các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội, nghề nghiệp thực hiện có hiệu quả NQ 09/CP và chương trình quốc gia phòng - chống tội phạm, phòng - chống ma túy của Chính phủ. Xây dựng mô hình điểm KDC đoàn kết thực hiện gia đình ấm no, tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc, thực hiện tốt hương ước làng, bản không có ma túy và tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật, giữ gìn tốt ANTT. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn đã xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, 100% KDC xây dựng được quy ước; duy trì xây dựng điểm 5 huyện, 32 xã, phường, thị trấn không có ma tuý. Tăng cường công tác quản lý vũ khí vật liệu nổ, vận động nhân dân thu hồi, giao nộp gần 7.000 súng các loại, 345 kg thuốc nổ, 59 quả lựu đạn và 4 quả bom. Thông qua hòm thư tố giác tội phạm đã cung cấp hơn 4.000 nguồn tin, có 850 tin phục vụ điều tra, khám phá 263 vụ, xử lý 173 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá hàng tỷ đồng. Tổ chức 28 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, làm rõ 3.592 vụ việc, triệt phá 291 ổ nhóm tội phạm các loại; phát hiện, bắt giữ 1.188 vụ, 1.665 đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ 233,844 kg hêrôin, 29,8 kg thuốc phiện, 14.145 viên ma túy tổng hợp; mở 12 đợt tìm bắt, vận động đầu thú 451 đối tượng truy nã, làm giảm số đối tượng này xuống còn 2 con số. Có 8 đơn vị thuộc các tổ chức thành viên của MTTQ được Bộ Công an tặng bằng khen, 29 cá nhân được Bộ Công an tặng Kỷ niệm chương Bảo vệ an ninh tổ quốc.
Phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” đã phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và phát triển KT-XH của địa phương. Từ đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là, nhiệm vụ bảo vệ ANCT-TTATXH phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, sự điều hành, quản lý của chính quyền các cấp.
Hai là, việc thực hiện NQ phải được gắn với thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương và lồng ghép với các chương trình, mục tiêu, phong trào thi đua khác. Phải có cơ chế chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ cùng với sự phối hợp đồng bộ với các ban, ngành, đoàn thể và tổ chức thành viên.
Ba là, công tác tuyên truyền, giáo dục phải được đặt lên hàng đầu, thực hiện thường xuyên, liên tục. Nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với từng vùng, KDC, địa phương.
Bốn là, phải duy trì thường xuyên chế độ giao ban, trao đổi thông tin, kiểm tra, đôn đốc giữa lực lượng công an với MTTQ và các tổ chức thành viên để kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm, những mặt tích cực, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong chỉ đạo điều hành, phối hợp phát huy và kịp thời sửa chữa cho chất lượng thực hiện ngày càng tốt hơn.
Đây không phải là năm đầu tiên Trung úy Phạm Đức Thái - Đội CSGT huyện Minh Hoá, Quảng Bình lái ca nô đi giúp dân vùng lũ. Mùa mưa lũ các năm trước, anh cũng đã dũng cảm cứu được hàng trăm người dân thoát khỏi thủy thần. Đó không chỉ là niềm vui riêng mà của nhiều cán bộ, chiến sỹ khác, những người đã quên mình trong lũ để bảo đảm sự sống cho nhân dân.
Ngày 5/10, hội nghị trực tuyến tập huấn công tác văn thư hành chính, hồ sơ lưu trữ văn bản quản lý Nhà nước trong Công an nhân dân (CAND) đã diễn ra tại Hà Nội. Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị có đại diện Bộ Nội vụ; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng Bộ Công an.
Trong những ngày tác nghiệp tại vùng “rốn lũ” tại các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp, phóng viên Báo CAND đã ghi nhận nhiều câu chuyện cảm động về người dân, các em học sinh, sinh viên… tại các “rốn lũ” cùng với lực lượng Công an, Quân đội, lực lượng cứu hộ nỗ lực gia cố đê bao, bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân trong mùa lũ. Trong đó, nhiều người dân đã không tiếc công sức, tài sản của mình, chung sức cùng với chính quyền địa phương tập trung hộ đê, cứu lúa.
(HBĐT) - Nói về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn, chị Nguyễn Thị Bích Ngân, Trưởng phòng Tư pháp thành phố chia sẻ: Thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, đời sống KT-XH phát triển, nhân dân thường xuyên được tiếp cận với nhiều loại hình thông tin như internet, báo chí, truyền thanh - truyền hình, kiến thức, hiểu biết của nhân dân về các lĩnh vực đời sống KT-XH được nâng cao.
Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị hiện trưng bày nhiều lá thư như thế được tìm thấy trong các cuộc quy tập hài cốt liệt sỹ. Và giữa những con chữ lặng im ấy chợt nhận ra khí phách của những người lính bất khuất, giúp thế hệ mai sau hiểu sâu sắc hơn "vì sao chúng ta chiến thắng" để biết trân trọng hơn giá trị của hòa bình.
Truy tìm người mất tích, tung tích nạn nhân hay truy tìm tang vật, tài sản liên quan đến các vụ án đều là những việc tưởng chừng như vô vọng, dễ khiến người ta nản chí. Thế nhưng, bằng sự kiên trì, bền bỉ, lần theo từng mắt xích, chắp nối các thông tin, các chiến sĩ Phòng Truy tìm - Cục Cảnh sát truy nã tội phạm đã đến được đích bằng con đường ngắn nhất.