Lê Văn Luyện bị khởi tố thêm tội danh mới
Theo những chứng cứ được thu thập trong quá trình điều tra, trước khi gây án, do thiếu tiền Luyện đã mượn chiếc xe máy của ông Trương Văn Nhị (chú rể, ở cùng thôn) đem đi cầm cố ở một cửa hàng cầm đồ tại xã Vô Tranh (Lục Nam) để lấy tiền ăn chơi.
Sau khi thực hiện hành vi giết người, cướp tiệm vàng và định trốn đi Lạng Sơn, Luyện đã đưa cho Trương Văn Hồng (anh họ) một số vàng để Hồng bán lấy tiền chuộc xe trả ông Nhị. Tuy nhiên, quá lo sợ trước hành vi của Luyện, Hồng đã đưa toàn bộ số vàng trên cho ông Lê Văn Miên, bố đẻ của Luyện.
Cùng với quyết định khởi tố thêm tội danh đối với Lê Văn Luyện, VKSND tỉnh Bắc Giang cũng phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với đối tượng Lê Văn Nghi (SN 1980), trú tại thôn Nà Tồng, xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn với tội danh “che dấu tội phạm”.
Trước đó, Lê Văn Luyện đã ẩn náu tại nhà Lê Văn Nghi và sau đó vượt biên trái phép sang Trung Quốc nhằm trốn tránh sự truy nã của lực lượng công an.
Trong một diễn biến khác, tại Trại tạm giam Bắc Giang, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã tiến hành thực nghiệm điều tra hành vi sát hại gia đình chủ tiệm vàng của bị can Lê Văn Luyện. Theo cơ quan điều tra, kết quả của buổi thực nghiệm cho thấy, những lời khai của Luyện khá trùng khớp với các chứng cứ khác của vụ án và không phát hiện những tình tiết mới.
Theo Tien Phong
(HBĐT) - Năm 2006, toàn thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có 12 đối tượng nghiện hút, đến nay, con số này giảm chỉ còn 6, trong đó có 5 đối tượng đang đi cai nghiện tập trung, không có đối tượng nghiện mới. Một tụ điểm mua bán ma tuý nhỏ lẻ cũng đã bị triệt phá. Phát huy sức mạnh của cộng đồng, thị trấn Cao Phong đang hướng đến mục tiêu “xây dựng địa bàn không có ma tuý”.
“Bộ GTVT đang xây dựng lộ trình hạn chế xe cá nhân, quý IV này sẽ hoàn thành đề án và quý I/2012 trình Chính phủ. Chúng tôi sẽ lấy ý kiến của chuyên gia, người dân để xây dựng đề án” - Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định.
Đây không phải là năm đầu tiên Trung úy Phạm Đức Thái - Đội CSGT huyện Minh Hoá, Quảng Bình lái ca nô đi giúp dân vùng lũ. Mùa mưa lũ các năm trước, anh cũng đã dũng cảm cứu được hàng trăm người dân thoát khỏi thủy thần. Đó không chỉ là niềm vui riêng mà của nhiều cán bộ, chiến sỹ khác, những người đã quên mình trong lũ để bảo đảm sự sống cho nhân dân.
Ngày 5/10, hội nghị trực tuyến tập huấn công tác văn thư hành chính, hồ sơ lưu trữ văn bản quản lý Nhà nước trong Công an nhân dân (CAND) đã diễn ra tại Hà Nội. Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị có đại diện Bộ Nội vụ; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng Bộ Công an.
Trong những ngày tác nghiệp tại vùng “rốn lũ” tại các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp, phóng viên Báo CAND đã ghi nhận nhiều câu chuyện cảm động về người dân, các em học sinh, sinh viên… tại các “rốn lũ” cùng với lực lượng Công an, Quân đội, lực lượng cứu hộ nỗ lực gia cố đê bao, bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân trong mùa lũ. Trong đó, nhiều người dân đã không tiếc công sức, tài sản của mình, chung sức cùng với chính quyền địa phương tập trung hộ đê, cứu lúa.
(HBĐT) - Nói về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn, chị Nguyễn Thị Bích Ngân, Trưởng phòng Tư pháp thành phố chia sẻ: Thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, đời sống KT-XH phát triển, nhân dân thường xuyên được tiếp cận với nhiều loại hình thông tin như internet, báo chí, truyền thanh - truyền hình, kiến thức, hiểu biết của nhân dân về các lĩnh vực đời sống KT-XH được nâng cao.