Lực lượng dân quân tự vệ cùng với cán bộ, chiến sỹ Biên phòng Đồn 629 tuần tra.
Với phương châm “Vững biên cương phải yêu thôn bản”, Đồn Biên phòng 629 Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở địa phương; tuyên truyền và trực tiếp hướng dẫn bà con các dân tộc làm kinh tế hộ gia đình... Cán bộ, chiến sĩ của đã luôn sát cánh cùng lực lượng dân quân, tự vệ tuần tra bảo vệ an ninh, chủ quyền biên giới...
Khi những tia nắng đầu tiên bừng lên sưởi ấm cho núi rừng, cỏ cây hoa lá, báo hiệu một ngày mới bắt đầu với vùng cao A Lưới. Chúng tôi có mặt tại Đồn Biên phòng 629 thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế . Đón chúng tôi Thượng tá Nguyễn Minh Đức, Đồn trưởng cho biết: “Đồn Biên phòng 629 có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 33 km đường biên giới với 9 mốc Quốc Giới tiếp giáp với tỉnh XaLaVan nước bạn Lào trải dài qua địa giới 4 xã. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc PaKô, Ta Ôi, những năm qua, đời sống đồng bào đã từng bước được cải thiện, nhờ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đồn Biên phòng 629 đã cử cán bộ, chiến sĩ xuống các bản vùng giáp biên hướng dẫn bà con các dân tộc phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đồng bào các dân tộc trong việc tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới”.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, cấp ủy, Chỉ huy Đồn Biên phòng 629 luôn duy trì đều đặn chế độ giao ban với cấp ủy, chính quyền địa phương; triển khai các nội dung, biện pháp xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Đơn vị thường xuyên cử cán bộ, chiến sĩ trực tiếp đến từng bản làng, từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, phá hoại của kẻ thù, lông ghép tuyên truyền nội dung các hiệp định, quy chế biên giới Việt – Lào cho 1.256 lượt người; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng làm tốt công tác tham mưu cho đảng ủy, chính quyền địa phương thực hiện Chỉ thị 34 của Bộ Tư lệnh Biên phòng về phát động phong trào “Quần chúng tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, đấu tranh tố giác tội phạm, ngăn chặn hoạt động di cư tự do, truyền đạo trái phép, tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn phụ trách”.
Cùng với việc tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở địa phương, cấp ủy, chỉ huy Đồn Biên phòng 629 đã tích cực, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng, tăng cường lực lượng xuống từng bản, làng với phương châm “bốn cùng, năm bám”, giúp đồng bào các dân tộc làm kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như phối hợp với giáo viên “cắm bản” vận động học sinh đi học; đến từng hộ gia đình để khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; phổ biến và trực tiếp cùng với bà con làm mô hình kinh tế hộ điểm, phát triển kinh tế đồi rừng, xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng rừng... đến nay, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn từng bước được nâng lên. Cán bộ, chiến sĩ biên phòng luôn được đồng bào tin yêu, mến phục. Ông Lê Văn Thiện, Chủ tịch UBND xã Hồng Bắc, cho biết: “Ban lãnh đạo, chỉ huy Đồn Biên phòng 629 đã có sự phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, chính quyền vận động nhân dân làm tốt công tác bảo vệ đường biên giới, ổn định an ninh trật tự khu vực biên giới, biên phòng giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.Với phương châm: “Vững biên cương phải yên thôn bản”, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 629 đã sát cùng địa phương củng cố cơ sở chính trị nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức quần chúng cùng nhau bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới”.
Những việc làm cụ thể, thiết thực của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 629 đã củng cố thêm niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Theo QDND
Trong vài năm trở lại đây, tội phạm ma túy hoạt động tại địa bàn Hòa Bình ngày càng tinh vi, xảo quyệt càng khiến công cuộc phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ của lực lượng chức năng cũng vì thế gian nan, vất vả hơn nhiều. Trong quá trình truy bắt, các đối tượng không chỉ liều lĩnh, manh động mà còn sẵn sàng dùng vũ khí nóng chống trả lực lượng truy bắt. Và trong cuộc chiến đầy cam go ấy, không ít cán bộ, chiến sỹ Công an Hòa Bình đã hy sinh và bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
(HBĐT) - Năm 2006, toàn thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có 12 đối tượng nghiện hút, đến nay, con số này giảm chỉ còn 6, trong đó có 5 đối tượng đang đi cai nghiện tập trung, không có đối tượng nghiện mới. Một tụ điểm mua bán ma tuý nhỏ lẻ cũng đã bị triệt phá. Phát huy sức mạnh của cộng đồng, thị trấn Cao Phong đang hướng đến mục tiêu “xây dựng địa bàn không có ma tuý”.
“Bộ GTVT đang xây dựng lộ trình hạn chế xe cá nhân, quý IV này sẽ hoàn thành đề án và quý I/2012 trình Chính phủ. Chúng tôi sẽ lấy ý kiến của chuyên gia, người dân để xây dựng đề án” - Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định.
Đây không phải là năm đầu tiên Trung úy Phạm Đức Thái - Đội CSGT huyện Minh Hoá, Quảng Bình lái ca nô đi giúp dân vùng lũ. Mùa mưa lũ các năm trước, anh cũng đã dũng cảm cứu được hàng trăm người dân thoát khỏi thủy thần. Đó không chỉ là niềm vui riêng mà của nhiều cán bộ, chiến sỹ khác, những người đã quên mình trong lũ để bảo đảm sự sống cho nhân dân.
Ngày 5/10, hội nghị trực tuyến tập huấn công tác văn thư hành chính, hồ sơ lưu trữ văn bản quản lý Nhà nước trong Công an nhân dân (CAND) đã diễn ra tại Hà Nội. Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự, chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị có đại diện Bộ Nội vụ; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng Bộ Công an.
Trong những ngày tác nghiệp tại vùng “rốn lũ” tại các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp, phóng viên Báo CAND đã ghi nhận nhiều câu chuyện cảm động về người dân, các em học sinh, sinh viên… tại các “rốn lũ” cùng với lực lượng Công an, Quân đội, lực lượng cứu hộ nỗ lực gia cố đê bao, bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân trong mùa lũ. Trong đó, nhiều người dân đã không tiếc công sức, tài sản của mình, chung sức cùng với chính quyền địa phương tập trung hộ đê, cứu lúa.