Hai đối tượng đã được bàn giao cho đoàn công tác của Cảnh sát Việt Nam dẫn giải về Việt Nam vào tháng 1/2010 trong đợt công tác thứ 3 sang đất Thái, kết thúc 600 ngày truy lùng của Công an Việt Nam đối với những tên tù đào tẩu khỏi Trại tạm giam Cầu Đông Công an tỉnh Hà Tĩnh.
Cách đây 2 năm, vào rạng sáng 15/6/2008, có 6 tên tội phạm nguy hiểm đang bị giam giữ tại Trại tạm giam Cầu Đông, Công an tỉnh Hà Tĩnh cạy phá buồng giam số 12 để trốn. Ngay sau thời điểm đó, với sự ra quân đồng loạt của lực lượng Công an tỉnh Hà Tĩnh, 2 đối tượng là Nguyễn Hữu Phú và Trần Thanh Nhã đã bị bắt. 4 tên còn lại gồm: Trần Sỹ Bá, Trần Văn Quyền, Nguyễn Viết Sơn, cùng quê ở huyện Can Lộc; Trần Văn Quân, quê ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã vượt biên trái phép sang Lào, rồi từ đó tiếp tục chạy trốn đến ẩn náu ở Thái Lan… Công an tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Văn phòng Interpol Việt Nam (VPI) phối hợp truy bắt các đối tượng này. VPI đã đề nghị Ban Tổng thư ký Interpol ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với các đối tượng nói trên để phục vụ việc truy bắt. Qua kênh hợp tác Interpol, phát hiện các đối tượng đang lẩn trốn tại Thái Lan, từ ngày 16/8/2009, Bộ Công an quyết định cử đoàn công tác của Cảnh sát Việt Nam gồm: Công an tỉnh Hà Tĩnh, Cục CSĐT tội phạm về TTXH, VPI sang Thái Lan để phối hợp truy bắt 4 đối tượng trốn trại nói trên. Đoàn công tác đã làm việc với Cảnh sát quận Bang Na, quận Ban Khuôn Thien và Cơ quan xuất nhập cảnh Thái Lan để thống nhất kế hoạch truy bắt các đối tượng truy nã. Hai ngày liền, đoàn công tác không phát hiện được thông tin về các đối tượng. Tuy nhiên, qua công tác nắm tình hình, đoàn công tác phát hiện một đối tượng tên là Sơn mới bị Cảnh sát Thái Lan bắt giữ vì cư trú bất hợp pháp. Đoàn công tác nhanh chóng xác minh và phát hiện đó chính là Nguyễn Viết Sơn nên đề nghị phía Thái Lan bàn giao đối tượng để dẫn giải về Việt Tiếp tục xác minh và khai thác thông tin đối tượng Sơn, trong chuyến công tác đầu tiên, đoàn công tác phát hiện tiếp thông tin về Trần Văn Quân, nhưng đối tượng ẩn náu rất kỹ trong giới lưu manh người bản xứ. Các anh tìm cách tiếp cận Quân và đồng bọn khi biết chúng đang có 17 bộ máy tính trộm cắp được cần tiêu thụ. Nhưng thấy người lạ, chúng chưa yên tâm, không đồng ý bán. Tiếp đến, thông qua một số đối tượng người Việt Thua keo này bày keo khác, biết Quân quan hệ với các đối tượng chuyên môi giới làm hộ chiếu, các cán bộ của ta đã tính toán bắt đối tượng khi có điều kiện. Lần này, Quân mắc câu, gã đi cùng người thuê đến Đại sứ quán để môi giới làm hộ chiếu. Theo yêu cầu của đoàn công tác, các cán bộ Interpol Bangkok đã đề nghị Cảnh sát quận Lupini “ốp” Quân về trụ sở Cảnh sát để làm rõ.
Cơ quan Công an Việt Nam đọc lệnh bắt đối tượng Nguyễn Viết Sơn khi dẫn giải về sân bay Nội Bài.
Vì mang giấy tờ giả quốc tịch Lào, gã lại nói tiếng Thái như gió nên ban đầu Cảnh sát Thái Lan cũng hơi… ngại vì sợ bắt nhầm. Thế nhưng, chỉ 30 phút sau, với chiến thuật tấn công của đoàn công tác Việt Nam, đối tượng đã phải thốt lên bằng tiếng Việt Nam: “Vâng, cháu tên là Trần Văn Quân”. Vì đối tượng sử dụng giấy tờ giả, cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan nên ngày 26/8/2009, Trần Văn Quân bị đưa ra toà án tại Thái Lan xét xử và kết án 15 ngày tù giam, phạt 3.000 bạt.
Tháng 1/2010, Trần Văn Quân thi hành án xong. Đoàn công tác gồm Công an Hà Tĩnh và VPI lại xuất quân sang Thái Lan lần thứ 2 để làm thủ tục nhận bàn giao đối tượng đưa về Việt
Đoàn công tác đã làm việc với Interpol Bangkok để xác minh làm rõ vụ việc. Mẫu vân tay của đối tượng ET nhanh chóng được chuyển về nước để giám định, so sánh. Hai ngày sau, kết quả giám định chuyển sang nức lòng các cán bộ trong đoàn công tác: đối tượng ET chính là Trần Sỹ Bá. Tuy nhiên, theo quy định của luật pháp Thái Lan thì phía bạn sẽ xem xét việc chuyển giao cho phía Việt Nam sau khi Trần Sỹ Bá thi hành án xong tại nhà tù Bangkok Remand (sau ngày 15/11/2009).
Cũng trong đợt công tác này, bằng các biện pháp nghiệp vụ, đoàn đã phối hợp với Cảnh sát Thái Lan phát hiện được đối tượng trốn trại thứ 4, đó là Trần Văn Quyền, hiện mang giấy tờ giả quốc tịch Lào và đang làm việc cho một nhà hàng tại ngoại ô Bangkok, Thái Lan. Đoàn công tác đã kêu gọi Quyền ra đầu thú nhưng đã 2 lần gã hứa ra, rồi lại biến mất. Chính vì thế, đoàn Cảnh sát Việt
Ngay sau khi bắt giữ Quyền, Cảnh sát Thái Lan đã tiến hành họp báo và sáng hôm sau, nhiều báo chí Thái Lan đã đăng tải về việc Cảnh sát Thái Lan và Cảnh sát Việt Nam phối hợp bắt đối tượng có lệnh truy nã quốc tế. Tuy nhiên, vì đối tượng Quyền vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Thái Lan nên đã bị phạt tiền và giam giữ 30 ngày chờ bàn giao cho phía Việt Nam. Chính vì thế, trong lần thứ 2 sang đất Thái, đoàn công tác chỉ dẫn giải được đối tượng Quân về Việt
Ngày 15/11/2009, đối tượng Trần Sỹ Bá đã được chuyển từ nhà tù Bangkok Remand đến giam giữ tại Trại giam của Cơ quan xuất nhập cảnh Thái Lan, chuẩn bị bàn giao cho phía Việt Nam. Giam giữ cùng Bá có ông bạn “cùng hội cùng thuyền” Trần Văn Quyền. Thế là, bọn chúng đã câu kết với các đối tượng người Việt bị giam giữ cùng trại giam để bỏ trốn. Thông tin đáng buồn đó đến với đoàn công tác của Việt
Với sự truy lùng gắt gao của Cảnh sát Thái Lan, gần 1 tháng sau, Trần Sỹ Bá và Trần Văn Quyền đã bị bắt giữ lại và tiếp tục bị giam tại Trại giam của Cục Xuất nhập cảnh. Hai đối tượng đã được bàn giao cho đoàn công tác của Cảnh sát Việt Nam dẫn giải về Việt Nam vào tháng 1/2010 trong đợt công tác thứ 3 sang đất Thái, kết thúc 600 ngày truy lùng của Công an Việt Nam đối với những tên tù đào tẩu khỏi Trại tạm giam Cầu Đông Công an tỉnh Hà Tĩnh.
Theo Báo CAND
(HBĐT) - Thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao động cho các loại hình doanh nghiệp, 9 tháng năm 2011, Sở LĐ-TB&XH đã xuất bản tài liệu tuyên truyền cho 63 doanh nghiệp, 800 lao động và 400 ban quản trị các HTX; tuyên truyền Luật BHXH tự nguyện cho 600 cán bộ cấp xã, phường, thị trấn và người lao động.
Sau nhiều ngày bỏ trốn với số tiền nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng, Nguyễn Thị Cúc (SN 1979, ở xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã tới cơ quan CA đầu thú.
Liên quan đến vụ việc đại úy Lê Quang Bình (SN 1975, công tác tại văn phòng Công an tỉnh Bình Dương) gây tai nạn vào tối 20-10 làm một người tử vong, rồi lái xe bỏ chạy, chiều 23-10, thượng tá Phạm Xuân Trường, quyền Chánh văn phòng Công an tỉnh Bình Dương cho biết, Ban lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đại úy Bình.
Thời gian gần đây, một số vụ việc không lớn, nhưng khi bộc phát luôn để lại hậu quả nghiêm trọng. Là một hiện xã hội cần xử lý nghiêm để góp phần lọai trừ những nguyên nhân dẫn đến những vụ án nghiêm trọng phát sinh từ mâu thuẫn nhỏ…
HBĐT) - Luật Công chứng ra đời đã cho phép thành lập các phòng công chứng và văn phòng công chứng. Cho đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã thành lập được 1 phòng công chứng là Phòng Công chứng số 1 (tại phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình) và 3 văn phòng công chứng là Văn phòng công chứng Tín Phát (phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình), Văn phòng công chứng Đại Nam (phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình) và Văn phòng công chứng Hưng Thịnh (thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn).
Ngày 23/10, Cục Hải Quan Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn ngà voi được vận chuyển bằng thuyền qua biên giới Việt-Trung ở khu vực Móng Cái.