Thời gian vừa qua tại Hà Tĩnh đã xảy ra một loạt vụ vỡ tín dụng đen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lúc mọi người còn đang ngỡ ngàng khi hai vợ chồng tiệm may Hải – Tam bỏ trốn khi nợ 7,7 tỷ đồng thì lại thêm một vụ lừa đảo với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.
'Cơn lốc' vỡ nợ
Ngày 20/10, Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tiến hành niêm phong toàn bộ khối tài mà đôi vợ chồng chủ tiệm may Phan Thanh Hải - Lê Thị Tam (TP Hà Tĩnh) đã cầm cố để vay 7,7 tỷ đồng.
Trước đó, hàng chục gia đình ở Hà Tĩnh hoang mang lo lắng sau khi đôi vợ chồng Phan Thanh Hải (SN 1974) và Lê Thị Tam (SN 1976) - chủ tiệm may Hoàng Hải ở số nhà 78 đường Phan Đình Giót, TP Hà Tĩnh bỗng dưng “biến mất” khỏi địa bàn, ôm theo nhiều tỷ đồng tiền mặt, tiền vay ngân hàng.
Tiệm may Hoàng Hải của vợ chồng Hải – Tam đã bị niêm phong sau khi hai con nợ này bỏ trốn khỏi địa bàn mang theo khoản nợ gần 8 tỷ. |
Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên là nơi đơn vị đầu tiên xác nhận đã cho vợ chồng Hải - Tam tín chấp 5 sổ đỏ vay 7,7 tỷ đồng.
Sự việc chưa lắng xuống thì thời gian gần đây, dư luận tại Hà Tĩnh xôn xao một vụ vỡ nợ, lừa đảo khác với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Nạn nhân của vụ lừa đảo mới này chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức và một số lãnh đạo.
Nghi can bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là Lê Thị Tương, trú tại phường Thạch Linh, TP. Hà Tĩnh.
Bản thân Tương nguyên là dược sỹ, đang làm việc tại khoa dược, Bệnh viện Hà Tĩnh. Trong vài năm trở lại đây, người ta thấy gia đình Tương giàu lên một cách nhanh chóng. Thị mua biệt thự, lập công ty và được xem là một đại gia trong giới bất động sản không chỉ tại Hà Tĩnh mà còn tại các thành phố lớn.
Theo theo một số bị hại kể lại, thấy ai cần mua đất thì Tương xuất hiện ngay và thông tin về những mảnh đất mà thị đang sở hữu để người cần tha hồ lựa chọn.
Dược sỹ Lê Thị Tương bị cơ quan điều tra khởi tố bắt tạm giam với nghi án lừa đảo hàng chục tỷ đồng. |
Sau khi xem đất, giấy tờ thủ tục và thoả thuận giá cả, Tương nhận tiền, viết giấy chờ ngày bàn giao sổ đỏ.
Nhưng rồi một thời gian rất lâu, người mua vẫn không thấy Tương bàn giao bìa đất, thấy nạn nhân đòi gắt gao quá thì Tương lại viết cho một giấy vay tiền. Thế là từ chỗ người đi mua đất, họ trở thành chủ nợ bất đắc dĩ.
Ông L., phó giám đốc một cơ quan nhà nước ở TP. Hà Tĩnh cũng mắc vào lưới của ả dược sỹ này.
Bản thân ông có mối quan hệ với thị từ lâu, thấy Tương có nhu cầu bán đất, vị này đứng ra gọi người mua. Thế rồi khi giao dịch xong, nhận tiền của người mua nhưng Tương vẫn không giao đất. Khi bị người mua đòi gắt gao quá, vị phó GĐ này đành phải dùng đất nhà mình thế vào.
Và lúc này, Tương chỉ có thể viết cho ông này một tờ giấy nợ. Theo thông tin có được, giá trị khoản nợ này hơn 2 tỷ đồng.
Lừa cả bố mẹ đẻ, cô giáo
Quay lại vụ đôi vợ chồng chủ tiệm may Hoàng Hải, khi chìm sâu vào nợ nần, hai người này đã lập mưu lừa cả bố mẹ đẻ mình.
Ông là Lê Đình A, bà là Phạm Thị Hảo (cùng 68 tuổi) ở thôn 3, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, bố mẹ đẻ của Lê Thị Tam.
Căn biệt thự của mà Tương dùng để loè thiên hạ nay đã có chủ nhân mới. |
Ngôi nhà cấp 4 khá khang trang của ông A. và bà Hảo từ mấy tháng nay luôn đóng kín. Cứ có tiếng xe máy vụt qua, tiếng người gọi cửa là vợ chồng ông lại giật mình thon thót, lo có chủ nợ ghé nhà.
Bà Hảo sụt sùi kể: “Mấy tháng trước, con Tam gọi điện về bảo cho nó mượn cái sổ đỏ. Hỏi để làm gì thì nó không nói, đến vài ba hôm sau thấy nó về cũng không nói chi đến chuyện này nữa. Thế rồi mấy hôm sau tui vào mở tủ thì không thấy cái sổ đỏ nữa.
Gọi điện gặng hỏi thì nó trả lời tỉnh bơ: con mượn đi cầm cố rồi. Mấy bữa nữa giải quyết xong chuyện làm ăn, con lấy về trả lại cho bố mẹ”.
Giờ đây hai vợ chồng già đang phải đối mặt với khoản nợ 450 triệu đồng, mà hai người con của ông bà thì đã cao chạy xa bay.
Đối với 'nữ quái' Lê Thị Tương, chẳng trừ thủ đoạn nào, miễn là lừa được. Có thông tin, ông Nh., nguyên giám đốc Bệnh viện Hà Tĩnh, sếp cũ của thị cũng bị ả lừa nhiều tỷ đồng.
Mới đây, vào trung tuần tháng 10 vừa qua, dư luận tiếp tục xôn xao vì hành vi trắng trợn lừa đảo của Tương đối với cô giáo cũ của mình. Vụ việc còn liên quan đến một người trong ngành công an ở Hà Tĩnh, bị tố cáo là đã cướp sổ đỏ của cô giáo này.
Người bị tố cáo là ông Phạm Đình K., trung tá, đang làm việc tại một đơn vị y tế thuộcCông an Hà Tĩnh. Theo trình bày của ông Nguyễn Hữu Liên, thì vào ngày 22/09/2011, anh Nguyễn Minh Thắng (con trai cô giáo dạy Tương) trú tại tổ 11 phường Bắc Hà – TP Hà Tĩnh có mua của chị Lê Thị Tương một mảnh đất có diện tích là 119,1 m2 tại phường Thạch Linh – TP Hà Tĩnh với giá là 500.000.000đ.
Hai bên đã thống nhất bán đất và đã trả tiền đầy đủ cùng với các giấy tờ đất và bìa đỏ. Nhưng sau đó Tương không nhận được sự đồng ý của chồng nên xin được trả lại tiền và lấy lại đất.
14h30 ngày 06/10/2011, khi ông Liên cùng Tương và bà cô của trên đường ra TP Vinh (Nghệ An) lấy lại tiền cho anh Thắng, mọi người đã dừng lại ăn cơm tại quán Bà Bốn ở thị trấn Thạch Hà.
Sau khi ăn cơm gần xong thì thấy ông K. vào bàn ăn của ông Liên, lúc này ông K. to tiếng và mắng Tương là đồ lừa đảo. Rồi sau khi mượn bìa đỏ để xem, ông K. đã lấy luôn. Sự việc xảy ra trước sự chứng kiến của một công an huyện.
Những người liên quan đến sự việc lộn xộn trên được mời về Công an Thạch Hà, nhưng rồi sau đó cũng không được giải quyết rõ ràng, ông Liên đã đâm đơn tố cáo ông K. cướp sổ đỏ và yêu cầu phải trả lại.
Một lãnh đạo công an Thạch Hà cho biết, việc ông K. lấy bìa đỏ từ tay ông Liên là sai. Hiện vụ việc đã được báo cáo gửi công an tỉnh và chờ ý kiến chỉ đạo.
Tiếp xúc với P.V, ông K. cho rằng ông cũng là nạn nhân trong những trò lừa đảo của 'nữ quái' Tương. Do là bạn học của Tương, nên ông K. tin tưởng khi nghe thị muốn bán đất, nhờ ông lấy bìa đỏ từ hiệu cầm đồ ra để bán.
Thế rồi khi lấy được bìa đỏ ra, Tương đã tìm cách lừa ông, mượn lại bìa đỏ rồi bán lại cho con trai của cô giáo mình nhưng không có chữ ký của chồng.
Hiện gia đình ông Nguyễn Hữu Liên đang điêu đứng vì bị lừa mất 500 triệu đồng và đang mong chờ các cơ quan chức năng phán xử, yêu cầu ông K., một cán bộ công an đã lấy sổ đỏ từ tay nạn nhân rồi đem trả lại cho hiệu cầm đồ, như lời ông nói.
Với nhiều thủ đoạn trơ tráo, tinh vi, “nữ quái” đội lốt dược sỹ đã lừa đảo được rất nhiều người. Số tiền của người bị thị lừa vẫn tăng lên từng ngày, thực sự là một chấn động đối với người dân tỉnh nghèo như Hà Tĩnh.
Theo Vietnamnet
Những kỷ niệm về tình thầy trò, những ký ức về một thuở ban đầu tề tựu dưới mái trường C500 còn bao bỡ ngỡ; những đêm chong đèn dầu ngồi học trong khu ký túc xá lợp tranh tre nứa lá cùng bao kỷ niệm xúc động khác đã được 10 Anh hùng lực lượng vũ trang (AHLLVT) của Học viện ANND chia sẻ trong đêm giao lưu ấm tình đồng đội với cán bộ, học viên của nhà trường vào tối 4/11...
Vụ vỡ nợ của vợ chồng Quang, Quyên ở Đan Phượng, Hà Nội; vụ vỡ nợ của Nguyễn Thị Dậu ở Hà Đông (Hà Nội); vụ lừa đảo mạo danh hãng bảo hiểm của Bùi Thị Thu Hằng (Quảng Ninh); vụ Huỳnh Thị Thu Huyền Như ở TP HCM và gần đây nhất là vụ vỡ nợ do Nguyễn Thị Cúc thực hiện tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội… cho thấy đối tượng phạm tội phần lớn là nữ giới "chân yếu, tay mềm".
12h15' ngày 5/11, Công an TP Hải Phòng và Cục CSĐT tội phạm về ma túy (C47) - Bộ Công an phá chuyên án ma túy, bắt 2 đối tượng, thu lượng tang vật lớn nhất từ trước tới nay tại Hải Phòng gồm: 18 bánh heroin, gần 1kg ma túy đá, nhiều hồng phiến, 1 khẩu súng AK, 2 khẩu K59 cùng 9 viên đạn, 1 kiếm, 1 xe ôtô Captiva 7 chỗ, 4 ĐTDĐ, 2 máy bộ đàm, 154 triệu đồng, 1 mũ cảnh sát cũ (dùng để ngụy trang).
(HBĐT) - Ngày 4/11, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân”. Tới dự có lãnh đạo BCĐ Chỉ thị 26 tỉnh, Hội ND tỉnh, thành phố, các UBND xã, phường trên địa bàn thành phố.
(HBĐT) - Khoảng hơn 9h ngày 4/ 11, người dân đã phát hiện một thanh niên từ 30 – 40 tuổi tử vong ở mép nước sông Đà, gần gầm cầu Hòa Bình.
Từ 5/11, lực lượng công an sẽ thí điểm xử lý người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm quy định về nồng độ cồn ở Hà Nội.