Lực lượng Cảnh sát ra quân bảo vệ tuyệt đối an toàn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.

Lực lượng Cảnh sát ra quân bảo vệ tuyệt đối an toàn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.

Bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị trọng đại; tổ chức thành công kỳ họp lần thứ 80 Đại hội đồng Interpol, siết chặt an ninh tài chính, tiền tệ… là những dấu ấn tích cực nổi bật về an ninh năm 2011.Về trật tự xã hội, những vụ trọng án bức xúc dư luận, các vụ tai nạn thương tâm, scandal hành vi sa đọa, phạm pháp của một số công chức miền Tây Nam Bộ… cũng gây sốc và đứng top vào nhất về mảng tối đời sống xã hội năm qua.

1. Bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII: Lực lượng CAND với vai trò chủ công, phối hợp các lực lượng khác liên quan đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án và triển khai lực lượng bảo vệ tuyệt đối an  toàn Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 1/2011) và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII (tháng 5/2011). Đây là kết quả góp phần quan trọng trong thành công chung của Đại hội Đảng và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.

2. Tổ chức thành công kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80: Với chủ đề “Kết nối cảnh sát toàn cầu vì một thế giới hòa bình hơn, tăng cường quan hệ đối tác, xây dựng năng lực và đổi mới”, kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 đã diễn ra tại Hà Nội từ 31/10 tới 2/11. Tham dự có trên 1.200 cảnh sát đến từ 188 quốc gia, vùng, lãnh thổ.

Những vấn đề về tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, cướp biển, công nghệ cao, buôn bán ma túy... được Interpol đưa ra họp bàn. Lần đầu tiên đăng cai kỳ họp, Bộ Công an Việt Nam được Interpol đánh giá cao vai trò tổ chức cũng như việc đưa ra các sáng kiến, góp phần quan trọng trong thành công chung của Đại hội đồng.

3. Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành: Kể từ 1/7/2011, Luật Thi hành án hình sự (được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 7) có hiệu lực thi hành. Luật quy định các điểm mới như: quản lý thống nhất các hình phạt ngoài tù, tái hoà nhập cộng đồng và vấn đề tổ chức của cơ quan quản lý thi hành án phạt tù. Đặc biệt, Luật bỏ hình thức thi hành án tử hình từ xử bắn sang tiêm thuốc độc. Hiện, Bộ Công an đang chỉ đạo Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng và huấn luyện lực lượng thi hành án, đảm bảo việc thi hành án bằng tiêm thuốc độc được thực hiện từ đầu năm 2012.

4. Siết chặt an ninh lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tiền tệ: Công tác quản lý của các ngành chức năng bị buông lỏng trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng “đô la hóa”, “vàng hóa” nền kinh tế, làm suy yếu đồng nội tệ. Hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép, các giao dịch bằng đồng USD phổ biến gây phức tạp về an ninh kinh tế. Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ và Điện số 89 của Bộ Công an, lực lượng CSKT đồng loạt ra quân, phát hiện, xử lý trên 90 vụ mua bán ngoại tệ trái phép, thu giữ trên 500 nghìn USD, 600 vạn đồng nhân dân tệ và trên 8,5 tỷ đồng. Tuy  nhiên, đây chỉ là phần nổi và lĩnh vực này “sóng ngầm” vẫn rất phức tạp.

Trong khi đó, vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán với tính chất, mức độ nghiêm trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng, một can phạm bị khởi tố về tội danh chứng khoán (ông Lê Văn Dũng, nguyên Giám đốc Công ty Dược Viễn Đông, vừa bị tòa tuyên phạt 4 năm tù hôm 30/12).

Lần đầu tiên, tòa xử một bị cáo phạm tội về chứng khoán (bị cáo Lê Văn Dũng).

5. Xảy ra hàng loạt vụ đổ vỡ “tín dụng đen”: Trước tình hình tài chính khó khăn, tín dụng thắt chặt, nhiều nhà đầu tư bị “tuột xích”, tình trạng vỡ nợ xảy ra ở nhiều địa bàn trong cả nước, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều vụ vỡ nợ xảy ra, cơ quan Công an vào cuộc điều tra nhưng rất khó xử lý hình sự và phải chuyển qua tòa án dân sự hoặc kinh tế giải quyết, việc thu hồi nợ rất khó vì các chủ nợ đã sử dụng số vốn vay vào đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản thua lỗ... 

Một số vụ điển hình: Vụ vợ chồng Bùi Thị Quyên và Tạ Việt Quang, chủ tiệm vàng Quang Quyên (Đan Phượng, Hà Nội) vỡ nợ trên 500 tỷ đồng; vụ vợ chồng Nguyễn Thị Minh Tâm và Nguyễn Chí Việt (trú tại Suối Hoa, Bắc Ninh) lừa đảo chiếm đoạt trên 500 tỷ đồng của nhiều người…

6. Khám phá nhanh các vụ trọng án: Năm 2011, án giết người do nguyên nhân xã hội và giết người, cướp tài sản diễn biến phức tạp, xảy ra một số vụ đặc biệt nghiêm trọng, tính chất côn đồ, man rợ. Với sự vào cuộc quyết liệt của Công an các đơn vị, địa phương, trong đó có vụ Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm chỉ đạo và tung lực lượng phá án.

Vì vậy, các vụ trọng án đều được khám phá nhanh, bắt giữ thủ phạm để điều tra, xử lý nghiêm trước pháp luật. Điển hình: vụ Lê Văn Luyện (Bắc Giang) sát hại 3 người, cướp tiệm vàng; vụ trùm giang hồ đội lốt doanh nhân Ngô Quang Trưởng thuê côn đồ truy sát người dân (tòa phúc  thẩm vừa tuyên y án chung thân); vụ Nguyễn Văn Đế và Nguyễn Văn Nội (Hà Giang) hiếp dâm, giết hại man rợ 3 người trong một gia đình (sau 7 tháng thụ lý, TAND tỉnh Hà Giang tuyên tử hình hai kẻ mất nhân tính).

7. Bê bối tiêu cực, phạm pháp của quan chức miền Tây: Cuối năm 2011, dư luận cả nước bàng hoàng trước vụ Phó Giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng  Nguyễn Thanh Lèo đánh cờ tướng mỗi ván 5 tỉ đồng, đến mức con trai công tử Bạc Liêu nổi tiếng “đốt tiền nấu cháo” cũng ngao ngán bái phục.

Ngôi nhà của vị công chức đánh cờ mỗi ván 5 tỷ gây rúng động dư luận.

Đây chỉ là một trong hàng loạt vụ bê bối của giới quan chức miền Tây trong suốt năm qua: vụ hai lãnh đạo Viện KSND Cần Giuộc ăn nhậu bê tha, liên quan tới cái chết đau lòng một cô gái; bê bối của ông Nguyễn Văn Tâm, Chi cục QLTT Long An - người tình bà Trần Thúy Liễu, vợ nhà báo Hoàng Hùng bị đốt chết; vụ Phó ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Cần Thơ Nguyễn Hùng Dũng và ông Huỳnh Văn Phương, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu “ghi danh cha trên thiếp cưới con”.

Những kiểu gạ tình kỳ quặc của thẩm phán Huỳnh Hồng Thắng (Phó Chánh án TAND TP Sóc Trăng), thẩm phán Nguyễn Thanh Mộng (Phó Văn phòng TAND tỉnh Cà Mau), với câu nói hài hước nhất năm “vào nhà nghỉ để tư vấn luật”. 

8. Xảy ra nhiều vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng: Ngày 25/12, con tàu được mệnh danh “Nữ hoàng biển cả” Vinalines Queen trọng tải 5,6 vạn tấn, chở quặng nikel, khi qua vùng biển phía Bắc đảo Luzon, Philippines, bất ngờ bị mất liên lạc.

5 ngày sau, thủy thủ duy nhất còn sống sót cho hay, tàu Vinalines Queen bị sóng đánh chìm, 22 thủy thủ đoàn đã mất tích. Đây là vụ tai nạn nghiêm trọng  trong vận tải hàng hải Việt Nam trên vùng biển quốc tế.  

Vụ chìm tàu Dìn Ký là một trong các tai nạn đặc biệt nghiêm trọng năm 2011.

Cũng trong năm 2011 xảy ra nhiều vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng: tháng 2, vụ chìm tàu du lịch ở Hạ Long làm 12 người chết; tháng 5, lại vụ chìm tàu Dìn Ký ở Bình Dương cướp sinh mạng 16 người; vụ cháy xe khách ở Bình Thuận làm 10 người chết, 22 người bị thương; đầu tháng 12, xe chở gỗ ở Nghệ An lật đè chết 10 người. Cũng từ vụ tai nạn lật xe gỗ lộ ra đường dây kiểm lâm “ăn rừng”, trong đó Trạm trưởng kiểm lâm Đào Công Thắng được cho là trùm “lâm tặc”. 

9. Bí ẩn những vụ ôtô, xe máy bốc cháy: Hàng loạt xe máy, ôtô, kể cả ôtô khách đang lưu thông bỗng dưng bốc cháy dữ dội. Nhiều ôtô, xe máy để trong nhà cũng đùng đùng nổi lửa, chốc lát còn trơ khung sắt. Hậu quả các vụ cháy xe rất nghiêm trọng, nhiều người bị lửa thiêu chết. Nghi vấn ban đầu quy cho hãng sản xuất, sau đó dồn sang chất lượng xăng.

Ôtô con bốc cháy trên đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn.

Nhưng ngày 30/12,  Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường, Chất lượng công bố chưa đủ cơ sở kết luận "thủ phạm" xăng gây cháy Sự việc lại rơi vào bí ẩn, nhưng rất có thể nguyên nhân lại bắt đầu từ sai sót đơn giản của người sử dụng, điều khiển như đánh rơi tàn lửa, không bảo dưỡng để xe hoen gỉ, sử dụng điện thoại di động trong môi trường nhiều khí xăng...

10. Nóng bỏng tội phạm chống người thi hành công vụ: Nhiều vụ chống người thi hành công vụ gia tăng, hành vi chống đối manh động, liều lĩnh hơn (trong năm 2011 xảy ra 761 vụ, tăng 6,9% so với năm 2010, chủ yếu chống Công an, Kiểm lâm, Thanh tra giao thông..., trong đó có 383 vụ chống lại lực lượng Công an).

Đáng chú ý, tình trạng người vi phạm Luật Giao thông đường bộ không những không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, còn ngang nhiên chống đối, lao ôtô, xe máy vào CSGT, xâm phạm sức khỏe và sự tôn nghiêm pháp luật. Các vụ chống người thi hành công vụ được Công an các địa phường điều tra, xử lý nghiêm.

Trong năm, 3 clip gây xôn xao cộng đồng mạng liên quan một nữ sinh lớp 12 Phạm Thị Mỹ Linh lăng mạ CSGT, clip CSCĐ Trần Đại Phúc (TP HCM) tấn công CSGT, clip Nguyễn Thị Luyện xô xát CSCĐ trên phố... được CQĐT vào cuộc, khởi tố, làm rõ.

Nữ sinh lớp 12 Mỹ Linh lĩnh án 9 tháng tù, CSCĐ Phúc bị tước quân tịch, truy tố, còn “yêng hùng” Nguyễn Thị Luyện cũng đã bị khởi tố

 

                                                                Theo Báo CAND

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục