Khi bị rơi vào tình cảnh có nguy cơ bị ngân hàng phát mại nhà đất để thu hồi nợ; chủ nợ đe lấy nhà..., những người bị "dính bẫy" "tín dụng đen" hoặc "cò" tín dụng thường đến cơ quan Công an tìm sự giúp đỡ. Vậy cơ quan Công an cấp nào sẽ thụ lý những vụ việc có tính chất nêu trên? Căn cứ nào để cơ quan điều tra tìm ra cái "ngay" của người dân và làm rõ hành vi phạm tội của người xấu?
Mỗi lần cầm trên tay các bộ hồ sơ ủy quyền, chuyển nhượng nhà đất của những người dân bị rơi vào vòng tròn cạm bẫy của "tín dụng đen", "cò" tín dụng của người dân khi tìm đến Báo CAND, chúng tôi đều thấy rõ sự "chắc tay" của kẻ bị tố cáo gian dối.
Thường là, đằng sau những bộ hồ sơ tròn trịa ấy luôn có những lá đơn trình bày, trong đó có nêu rõ sự thỏa thuận của các bên. Rằng bên có tài sản nhờ bên được ủy quyền hay bên mua cho vay tiền hoặc vay hộ tiền ngân hàng. Việc trong "Hợp đồng ủy quyền", "Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất" có nêu: ủy quyền thế chấp, sang nhượng nhà đất hoặc bán nhà đất... chỉ là hình thức hợp lý hóa để người được ủy quyền, được nhờ cậy có đủ giấy tờ hợp pháp để vay hộ tiền thôi.
Thế nhưng cái gì làm căn cứ chứng minh, có sự thỏa thuận nêu trên? Rất nhiều người dân cho biết, đó chỉ là thỏa thuận miệng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chúng tôi "gặp may" khi có người dân cung cấp thêm "Biên bản thỏa thuận" được ký kết giữa các bên ngoài "Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất", trong đó nêu không có việc mua bán thật mà là "nhờ vay tiền hộ, không phải bán nhà đất". Với trường hợp này, chúng tôi mừng vô cùng khi thấy rõ đây là căn cứ để cơ quan điều tra có thể xử lý hình sự vụ việc.
Mong muốn được các cơ quan bảo vệ pháp luật điều tra, làm rõ bản chất vụ việc và xét xử công bằng của những người dân chẳng may rơi vào những tình cảnh nêu trên là chính đáng. Cuộc trao đổi sau đây giữa phóng viên với Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật, Văn phòng CSĐT, Công an TP Hà Nội góp phần làm sáng tỏ vấn đề.
PV: Đồng chí có đánh giá thế nào về các vụ việc liên quan đến "tín dụng đen", "cò" tín dụng hiện nay?
Đồng chí Nguyễn Xuân Hùng (Đ/c N.X.H): Lợi dụng nhu cầu vay vốn của người dân, một số đối tượng nói có khả năng vay tiền ngân hàng nên yêu cầu người dân làm "Hợp đồng ủy quyền sử dụng nhà đất", "Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất". Cùng với đó, chúng lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân khi soạn thảo các hợp đồng để "cài" những điều khoản có lợi cho mình như: quyền thế chấp, chuyển nhượng nhà đất, hoàn thành việc mua bán nhà đất. Có trường hợp, người dân cảnh giác bắt viết giấy cam kết giao "sổ đỏ" chỉ để vay tiền, không được bán... nhưng khi đi làm thủ tục mua bán, sang tên "sổ đỏ" họ lại giấu loại giấy này đi.
Sau khi có trong tay những loại giấy tờ ủy quyền, chuyển nhượng nhà đất hợp pháp, đối tượng đem đi vay tiền ngân hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần nhu cầu vay của người dân và chiếm đoạt số tiền chênh lệch. Có trường hợp, họ đem bán thẳng nhà đất cho người khác.
Người mua đến cơ quan quản lý nhà đất sang tên "sổ đỏ". Khi chủ mới đến đòi nhà, người dân mới biết mình đã bán nhà. Từ đây, tạo ra sự tranh chấp gây mất ổn định ANTT. Có cả trường hợp, chúng thuê đối tượng xấu đến khủng bố tinh thần, đổ dầu luyn, phân tro vào nhà để đe dọa...
Thế nhưng, cơ quan pháp luật lại khó xử lý vì "giấy trắng mực đen" là việc mua bán có giấy tờ hợp pháp. Nhiều trường hợp, người dân bị ép không chịu nổi phải giải quyết theo hướng có lợi cho đối tượng xấu như trả thêm tiền, bán nhà đất với giá rẻ... Việc này đã tạo ra sự bất ổn trong xã hội.
PV: Để xảy ra tình trạng này, theo đồng chí nguyên nhân do đâu?
Đ/c N.X.H: Hiện nay, luật pháp cho phép các hoạt động cầm đồ, thế chấp. Một số đối tượng đã lợi dụng hoạt động này trục lợi, trong đó không thể phủ nhận là có cả hành vi phạm pháp. Trong khi đó, một bộ phận người dân thiếu hiểu biết pháp luật, kể cả sự hiểu biết về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của mình cũng không cặn kẽ.
Đối tượng đưa ra hợp đồng mà chúng tự soạn thảo, trong đó "cài" ý tạo tiền đề cho hoạt động phạm tội nhưng không phát hiện ra nên vẫn ký. Ngoài ra, còn có việc quản lý các hoạt động công chứng chưa chặt chẽ, nhiều trường hợp công chứng viên biết nhưng chỉ vì mục đích thu tiền dịch vụ nên cứ công chứng.
Nếu như họ giải thích rõ trách nhiệm của chủ tài sản khi ủy quyền thế chấp tài sản, chuyển nhượng tài sản có thể bị mất nhà nếu người được ủy quyền không trả nợ... thì vấn đề đã khác. Người dân bị đối tượng với thủ đoạn tinh vi cho vào tròng, công chứng viên dùng pháp luật che đậy các thủ đoạn trên khiến phần thua thiệt đẩy về phía người dân.
Công tác quản lý, đăng ký nhà đất còn quan liêu. Nếu khi sang tên "sổ đỏ", cơ quan quản lý kiểm tra, xác minh nguồn gốc đất thì sẽ "lòi" ra kẻ lừa đảo. Bên cạnh đó, còn phải kể đến trách nhiệm của ngân hàng khi không làm rõ việc ủy quyền có đúng hay không, ủy quyền ở mức độ nào. Khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng thì chính quyền, tòa án phải vào cuộc.
Tòa án cần đánh giá đúng bản chất việc ủy quyền, giao dịch tín dụng. Nhiều vụ, tòa án chỉ căn cứ vào hợp đồng ủy quyền để cho rằng, việc phát mại nhà đất để thu hồi nợ là đúng pháp luật mà không tính đến bản chất giao dịch. Có những giao dịch do lừa đảo bởi có dấu hiệu gian dối ngay từ đầu. Theo Luật Dân sự, khi có gian dối thì hợp đồng dân sự vô hiệu.
PV: Khi chẳng may bị rơi vào tình cảm "tình ngay lý gian" trong các giao dịch dân sự như nêu ở trên, người dân cần tìm đến đâu để mong được giúp đỡ? Căn cứ nào để cơ quan điều tra xử lý hình sự những vụ việc này thưa đồng chí?
Đ/c N.X.H: Người dân viết đơn trình báo với cơ quan Công an. Căn cứ vào tính chất vụ việc, thẩm quyền cơ quan Công an từng cấp, người dân trình báo cho đúng cấp có thẩm quyền. Riêng tại Hà Nội hiện nay, Giám đốc Công an TP Hà Nội giao Văn phòng CSĐT thụ lý những vụ việc có tính chất như trên. Thế nên, người dân hãy trình báo tại Văn phòng CSĐT, ở địa chỉ 55 Lý Thường Kiệt.
Những tranh chấp có dấu hiệu lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cơ quan Công an kiên quyết đấu tranh, xử lý theo pháp luật, truy bắt các đối tượng gây án xong bỏ trốn khi đã có quyết định truy nã. Nhằm ngăn chặn các hành vi tẩu tán tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại tài sản cho cá nhân, Nhà nước, doanh nghiệp, khi khởi tố vụ án, cơ quan Công an kê biên tài sản ngay.
Để làm rõ hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hay "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" trong các vụ án có tính chất như nêu ở trên, cơ quan điều tra phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi gian dối và những dấu hiệu phạm tội khác đã được pháp luật quy định. Căn cứ vào từng vụ việc, chúng tôi sẽ điều tra làm rõ để xử lý hình sự theo thẩm quyền.
Gỡ tội cho người bị "tín dụng đen" cho ... vào tù
Cần tiền, anh N.V.H. phải tìm đến "tín dụng đen" và được người này đưa cho ký hai loại giấy tờ liên quan đến việc mua bán ôtô cùng lời hăm dọa, "ký vào đây có thể bị vào tù". Thế nhưng, do cần tiền nên anh H. vẫn ký. Và đúng như lời thách thức, sau thời gian không trả lại số tiền đã vay như cam kết, anh H. bị tố cáo phạm tội.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ, anh H. bị bắt tạm giam. Bản chất vụ việc sau đó được cơ quan điều tra làm rõ, không có việc mua bán, chiếm đoạt tài sản như giấy tờ mà anh H. đã ký. Anh H. được tha bổng. Vụ việc này cho thấy sự "cao tay" của các đối tượng hoạt động "tín dụng đen" và chiêu "sử dụng Công an" để "dằn mặt" "khách hàng" của chúng.
Nếu những người làm công tác điều tra không giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao thì những đối tượng xấu sẽ lợi dụng pháp luật để gây mất ổn định xã hội
Theo CAND
Tòa án không thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ tài sản ngay giữa công đường bởi "tình ngay, lý gian" án tại hồ sơ. Nếu như nhận thấy đằng sau những bản "Hợp đồng ủy quyền", "Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất" được lập một cách đúng luật mà họ trưng ra để chứng minh quyền sở hữu có vấn đề, Tòa án có thể chuyển cơ quan Công an điều tra để xử lý hình sự thì không có chuyện những người làm công tác xét xử "giữa đường thấy chuyện bất bình… vẫn tha".
(HBĐT) - Ngày 13/3, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức bế mạc lớp tập huấn cán bộ chính trị và quán triệt, học tập Quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng khóa XI.
(HBĐT) - Huyện Đà Bắc hiện có 162 tổ hòa giải ở 162 thôn, xóm, bản với 850 tổ viên. Thành viên của tổ ngoài trưởng thôn, bí thư chi bộ, cán bộ mặt trận và các tổ chức thành viên đã thu hút 70 già làng, trưởng bản tham gia công tác hòa giải. Thời gian qua, các tổ hòa giải thường xuyên được củng cố, kiện toàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Sáng 12/3, Công an Hà Nội đã thi hành lệnh bắt giam trở lại 2 thanh niên trong kỳ án hiếp dâm ở xã Yên Nghĩa, quận Hà Đông, là Nguyễn Đình Tình và Nguyễn Đình Kiên, nhưng cả hai đều không chấp hành.
Sau khi nghe HĐXX tuyên án, chị Như cảm thấy trời đất sụp dưới chân mình. Nhìn người chị họ thân thiết với gia đình, người đã "lo" chị bị mất nhà khi "cắm" sổ đỏ ở hàng cầm đồ bình thản ra về, chị càng uất nghẹn. Chị đã thua ngay giữa công đường.
(HBĐT) - Trong những năm qua, LLCA huyện đã phát huy vai trò tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm trên địa bàn. Nhờ đó, tình hình ANCT trên địa bàn huyện được giữ vững, ổn định, ANTT - TTATXH được đảm bảo - Thượng tá Bùi Xuân Diệu, Trưởng Công an huyện Cao Phong nhấn mạnh.