Ông Đỗ Phúc Hưng chỉ vị trí khu vực có 4 ngôi mộ của người thân bị vùi lấp.
Trước thông tin về việc Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam đang thực hiện một dự án xây dựng tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, đã ngang nhiên san lấp mặt bằng khi chưa được phép của các cơ quan chức năng, làm hàng trăm ngôi mộ bị vùi sâu dưới cát khiến người dân vô cùng bức xúc, PV Báo An ninh Thủ đô đã có buổi làm việc với lãnh đạo Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam nhằm làm rõ thực hư vụ việc “động trời” này.
Đơn vị thi công không lấp mộ
Ngay sau khi Báo An ninh Thủ đô đưa tin về vụ việc hàng trăm ngôi mộ của người dân Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt bị Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam cho các phương tiện cơ giới ủi hàng nghìn mét khối cát vùi lấp khiến dư luận vô cùng bức xúc, chiều 15-3, lãnh đạo công ty này đã có buổi gặp gỡ một số cơ quan báo chí, để cung cấp những thông tin liên quan đến việc san lấp mặt bằng của Công ty CT Việt Nam.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Trường - Phó Giám đốc Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam khẳng định: Việc san lấp mặt bằng tại dự án xây dựng Tứ Kỳ là hoàn toàn đúng luật, và trong quá trình san lấp này không hề có một ngôi mộ nào của người dân bị vùi dưới cát. Ông Trường cũng cho biết, trước khi san ủi cát, công ty đã phối hợp với người dân di dời khoảng 10 ngôi mộ theo đúng thủ tục tâm linh.
Ông Trường cũng cho biết, việc tổ chức san lấp mặt bằng của dự án đã được Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam thực hiện từ cả chục ngày trước khi người dân phát hiện mộ của người thân bị cát vùi lấp. Và ông Trường vẫn khẳng định chủ đầu tư chỉ tiến hành việc san lấp vào ban ngày chứ không phải vào ban đêm.
Tuy vậy, điều này có vẻ mâu thuẫn khi mà trước đó ngày 14-3, ông Phùng Trung Hải - Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt khẳng định có 1 ngôi mộ bị vùi lấp và 2 ngôi khác bị ảnh hưởng. Đồng thời, ông Hải cũng nhấn mạnh, việc san lấp mặt bằng của Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam là hoàn toàn sai quy định, vì dự án này chưa được các cấp có thẩm quyền bàn giao mặt bằng.
…nhưng người dân vẫn lội bùn tìm mộ
Cũng tại buổi làm việc với đại diện Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Tuấn, cán bộ kỹ thuật của công ty cũng cung cấp cho PV bản đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng của dự án này. Và ông Tuấn cho biết: Phần san ủi chỉ là để lấy đường phục vụ cho việc… di dời mộ của người dân. Nhưng thực tế tại hiện trường, cũng như trong báo cáo của chính quyền địa phương gửi UBND thành phố thì diện tích san ủi lên tới… 1ha! Trong khi đó tại Báo cáo số 214/UBND-BBT của UBND quận Hoàng Mai gửi tới UBND thành phố Hà Nội lại nêu: Tại biên bản điều tra kê khai của Tổ công tác GPMB phường và theo kiểm tra thực tế thì phần diện tích mà chủ đầu tư đã san lấp nêu trên không san lấp vào các ngôi mộ như các báo mạng đã đưa tin ngày 13-3-2012 với tiêu đề “Hàng trăm ngôi mộ bị san lấp trong đêm”.
Trong khi đông đảo PV các cơ quan báo chí đang làm việc với đại diện của Công ty CP Quốc Tế CT Việt Nam tại nhà điều hành dự án được xây dựng trên khu đất chưa được bàn giao, vẫn có rất nhiều người dân Tứ Kỳ xắn quần lội bùn qua ruộng vào khu vực đã bị đơn vị thi công san lấp, nhằm kiếm tìm, xác định vị trí những mộ phần của người thân.
Hiện việc xác định có bao nhiêu ngôi mộ đã bị vùi lấp vẫn chưa ngã ngũ. Bởi người dân vẫn kêu cứu việc nhiều ngôi mộ của gia đình vẫn nằm dưới lớp đất cát, còn chủ đầu tư và chính quyền địa phương lại phát biểu mỗi người một vẻ, khiến cho dư luận càng hồ nghi về năng lực công tác quản lý của UBND phường Hoàng Liệt cũng như việc chấp hành pháp luật của Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam. Hy vọng rằng các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xử lý dứt điểm, trả những ngôi mộ đã bị san lấp như phản ánh của người dân để tránh tình trạng bức xúc trước việc làm của đơn vị thi công dự án này.
Theo ANTĐ
Theo thông báo của lãnh đạo Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam, sáng nay 16-3, đơn vị này sẽ phối hợp cùng UBND phường Hoàng Liệt, các cơ quan chức năng quận Hoàng Mai và người dân Tứ Kỳ để tiến hành bới cát tại các điểm mà người dân cho rằng mộ phần của người thân bị vùi lấp nhằm làm sáng tỏ vụ việc. |
(HBĐT) - Ngày 14/3, Công an huyện Cao Phong đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương chiến công hạng nhì.
Ngày 13/3, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử 8 bị cáo về tội phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu sách đòi thành lập “Vương quốc Mông,” gây mất ổn định về tình hình an ninh trật tự tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2011.
Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đan Đức Hiệp cho biết, sau buổi tiếp xúc các chủ đầm ở xã Vinh Quang sẽ đến nơi khác để nghe tâm tư của bà con. Những kiến nghị của dân nếu thuộc thẩm quyền, thành phố sẽ giải quyết.
Tòa án không thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ tài sản ngay giữa công đường bởi "tình ngay, lý gian" án tại hồ sơ. Nếu như nhận thấy đằng sau những bản "Hợp đồng ủy quyền", "Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất" được lập một cách đúng luật mà họ trưng ra để chứng minh quyền sở hữu có vấn đề, Tòa án có thể chuyển cơ quan Công an điều tra để xử lý hình sự thì không có chuyện những người làm công tác xét xử "giữa đường thấy chuyện bất bình… vẫn tha".
(HBĐT) - Ngày 13/3, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức bế mạc lớp tập huấn cán bộ chính trị và quán triệt, học tập Quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng khóa XI.
(HBĐT) - Huyện Đà Bắc hiện có 162 tổ hòa giải ở 162 thôn, xóm, bản với 850 tổ viên. Thành viên của tổ ngoài trưởng thôn, bí thư chi bộ, cán bộ mặt trận và các tổ chức thành viên đã thu hút 70 già làng, trưởng bản tham gia công tác hòa giải. Thời gian qua, các tổ hòa giải thường xuyên được củng cố, kiện toàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.