Già làng Xa Văn Thế (người ngồi thứ 2 từ trái sang), xóm Nhạp, xã Đồng Chum (Đà Bắc) tích cực tham gia các hoạt động, phong trào ở cơ sở, được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.

Già làng Xa Văn Thế (người ngồi thứ 2 từ trái sang), xóm Nhạp, xã Đồng Chum (Đà Bắc) tích cực tham gia các hoạt động, phong trào ở cơ sở, được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc hiện có 162 tổ hòa giải ở 162 thôn, xóm, bản với 850 tổ viên. Thành viên của tổ ngoài trưởng thôn, bí thư chi bộ, cán bộ mặt trận và các tổ chức thành viên đã thu hút 70 già làng, trưởng bản tham gia công tác hòa giải. Thời gian qua, việc tham gia hoạt động hòa giải của các già làng, trưởng bản đã góp phần công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, gìn giữ AN-TT ổn định tại địa bàn.

 

Đồng chí Xa Thị Ngọc, Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết: Già làng, trưởng bản là những người có uy tín trong cộng đồng, làng, xóm được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm. Nhiều người là cán bộ đã nghỉ hưu, có kiến thức sâu rộng, lời nói được bà con tin và nghe theo. Bằng vốn sống, kinh nghiệm, hiểu biết và uy tín của mình, khi tham gia hòa giải, tiếng nói của đội ngũ già làng, trưởng bản có trọng lượng, giúp cho việc hóa giải các mâu thuẫn, tranh chấp nhanh chóng, mang lại kết quả tích cực trong công tác hòa giải ở cơ sở.  

Ông Bùi Đức Thuận hiện làm công tác NCT thị trấn Đà Bắc, là tổ viên tổ hòa giải tiểu khu Đoàn Kết. ông tham gia công tác hòa giải từ năm 2000, hơn 10 năm là ông hòa giải, ông đã cùng các thành viên trong tổ hòa giải thành nhiều vụ việc, mang lại bình yên, hạnh phúc cho nhiều gia đình, gắn kết tình làng, nghĩa xóm. Tiểu khu có 150 hộ gồm nhiều thành phần là CNVC, hưu trí, lao động tự do. Nhiều vụ việc phức tạp cũng xảy ra về đất đai, hộ dân gây ô nhiễm vệ sinh môi trường, vợ chồng bất hòa muốn ly hôn... Khi có vụ việc, các thành viên tổ hòa giải thường là những người tiếp cận đầu tiên nắm bắt tình hình để tiến hành hòa giải. ông Thuận cho rằng, để hòa giải thành các vụ việc, người làm công tác hòa giải phải hội tụ nhiều yếu tố về kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết, tính kiên trì, am hiểu tâm tư, tình cảm, tâm lý của các bên, khi hòa giải phải phải thấu tình, đạt lý, trong những trường hợp cần thiết phối hợp với chính quyền, các đoàn thể. Trước mỗi vụ việc, ông đều tìm hiểu cụ thể để nắm được thông tin chính xác, nghiên cứu quy định của pháp luật về vụ việc để có hướng giải quyết, gặp gỡ các bên nắm bắt tâm tư, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp, từ đó chỉ rõ phải trái, giải thích cho các bên thấy được đúng sai, hiểu được quy định của pháp luật để có cách hành xử đúng. Đó cũng là một hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả thiết thực. Bằng tâm huyết, nhiệt tình với công việc mà các vụ việc xảy ra ở tiểu khu đều được tổ hòa giải tiến hành hòa giải thành, không có vụ việc phải chuyển cấp, không xảy ra đơn, thư KN-TC.  

Xóm Cha, xã Toàn Sơn có 110 hộ với gần 600 nhân khẩu gồm 3 dân tộc Mường, Dao, Kinh cùng chung sống, trong đó, chủ yếu là đồng bào Mường, Dao. ông Triệu Văn Hội, tổ trưởng tổ hòa giải xóm Cha cho biết: Các vụ việc xảy ra ở cơ sở chủ yếu do mâu thuẫn, bất đồng chính kiến trong gia đình, hàng xóm, thiếu hiểu biết pháp luật đòi hỏi khi hòa giải phải khéo léo, phân tích nguyên nhân, giải quyết vụ việc có trước, có sau, hài hòa lợi ích giữa các bên theo đúng quy định pháp luật. Vụ việc được hòa giải thành khi tạo được niềm tin, sự đồng tình, ủng hộ của những người liên quan đến vụ việc. Nếu không chỉ từ những mâu thuẫn nhỏ cũng có thể phát sinh thành vụ việc lớn, ảnh hưởng đến tình hình AN-TT tại cơ sở, các cấp chính quyền mất thời gian, công sức giải quyết.  

Bằng độ tuổi, kinh nghiệm sống, uy tín trong cộng đồng, tâm huyết, các già làng, trưởng bản thực sự là vốn quý của công tác hòa giải ở cơ sở, trở thành điểm tựa vững chắc cho sự yên ổn của cộng đồng, góp phần tích cực vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở huyện vùng cao Đà Bắc. Nhờ đó, những vi phạm pháp luật sẽ giảm đi đáng kể khi người dân hiểu biết tôn trọng pháp luật. Từ đầu năm đến nay, các tổ hòa giải toàn huyện đã tiếp nhận giải quyết trên 50 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 95%. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là các già làng, trưởng bản hầu hết không được học luật, ít được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chủ yếu hoạt động bằng kinh nghiệm và tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức pháp luật. Theo ông Bùi Đức Thuận, để công tác hòa giải ở cơ sở phát huy hiệu quả hơn nữa cần được quan tâm, hỗ trợ như cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hoà giải, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hiện hoà giải, sách, tài liệu hướng dẫn tìm hiểu pháp luật giúp các hòa giải viên, trong đó có các già làng, trưởng bản cập nhật kịp thời thông tin pháp luật, nâng cao kỹ năng phục vụ cho hoạt động hòa giải.

 

                                                                              Thu Hà 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nữ dân quân du kích phường Thái Bình (thành phố Hòa Bình) tham gia huấn luyện dân quân tự vệ năm 2012.
Không có hình ảnh
Cán bộ chiến sĩ LLVT huyện Kim Bôi tích cực tham gia giúp đỡ nhân dân ở những vùng ĐBKK chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình.

Tặng các chiến sỹ đảo Trường Sa và Nhà dàn DK1 1 tấn măng thành phẩm

(HBĐT) - Ngày 7/8, tại Bộ Tư lệnh Hải quân (Hải Phòng), đại diện Công ty CP Măng Kim Bôi (xã Thanh Nông - Lạc Thủy) đã tổ chức trao tặng cho cán bộ, chiến sỹ đang công tác, phục vụ tại quần đảo Trường Sa và nhà dàn DK1 1 tấn măng thành phẩm với mong muốn góp phần làm phong phú bữa ăn cho cán bộ, chiến sỹ đang công tác, bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và trên biển Đông.

Xung quanh việc quản lý đất lâm nghiệp ở xã Lạc Hưng

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của ông Bùi Văn Cơ, trú tại xóm Ang, xã Lạc Hưng (Yên Thủy) đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc đối với 8.000 m2 đất rừng của gia đình ông đã có GCNQSDĐ từ năm 1997 và sử dụng ổn định từ năm 1991.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thông qua hoạt động xét xử lưu động

(HBĐT) - Cuối tháng 5, trời mùa hè nắng như thiêu đốt nhưng khoảng gần 8.000 người dân đến từ các xã vùng nam huyện Kim Bôi vẫn kiên nhẫn nán lại chật kín sân vận động xã Nam Thượng (Kim Bôi) để theo dõi phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Văn Tuấn (trú tại tỉnh Hưng Yên) - kẻ đã giết người dã man, cướp tài sản rồi giấu xác xuống ruộng lúa ở thôn Bôi Cả (xã Nam Thượng).

Hội thi hòa giải viên giỏi huyện Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 7/8, huyện Mai Châu đã tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi lần thứ ba năm 2012. Tham gia hội thi có 29 hòa giải viên đến từ 23 xã, thị trấn được tuyển chọn và đoạt giải từ hội thi hòa giải viên giỏi ở cơ sở.

Chiếm dụng vỉa hè đường Chi Lăng để kinh doanh

(HBĐT) - Theo một số người dân khu vực đường Chi Lăng (TP Hoà Bình) phản ánh, từ nhiều năm nay, tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán đã gây bức xúc cho không ít hộ xung quanh cũng như ảnh hưởng đến việc đi lại của người đi bộ.

Cần sớm làm rõ và xử lý nghiêm hành vi bảo vệ chợ Nghĩa Phương cản trở phóng viên TTXVN tác nghiệp

(HBĐT) - Trưa ngày 2/8, tại khu vực chợ Nghĩa Phương (phường Phương Lâm -TPHB) đã xảy ra vụ việc khiến dư luận hết sức bất bình. Đó là hành vi của bảo vệ chợ Nghĩa Phương đối với phóng viên Phân xã TTXVN tại Hòa Bình Vũ Thu Hà khi chị đang tác nghiệp để giải quyết đơn thư KN-TC của xã viên HTX Nghĩa Phương về một số vấn đề tiêu cực liên quan đến quản lý tài chính, đất đai, xây dựng cơ bản, đền bù GPMB của một số người là lãnh đạo HTX Nghĩa Phương. Sự việc chỉ tạm thời lắng dịu khi CA TPHB có mặt can thiệp đưa phóng viên Vũ Thu Hà ra khỏi phòng bảo vệ của BQL chợ Nghĩa Phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục