Nhiều đơn vị xây dựng tiểu phẩm tham gia Hội thi hòa giải viên giỏi huyện Kỳ Sơn mang tinh thần giáo dục pháp luật cao, nhận được sự cổ vũ của người xem. (Ảnh: Hòa giải viên xã Phú Minh trong tiểu Phẩm

Nhiều đơn vị xây dựng tiểu phẩm tham gia Hội thi hòa giải viên giỏi huyện Kỳ Sơn mang tinh thần giáo dục pháp luật cao, nhận được sự cổ vũ của người xem. (Ảnh: Hòa giải viên xã Phú Minh trong tiểu Phẩm " Chỉ có một lần " tham dự hội thi.

(HBĐT) - 9 tháng năm nay, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức được 210 hội nghị lồng ghép tuyên truyền pháp luật các cấp với trên 4.800 lượt người tham dự, tổ chức 113 cuộc tuyên tuyền miệng pháp luật cho trên 10.400 lượt người nghe, học tập. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được duy trì thường xuyên đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật trong cán bộ, công chức, nhân dân trên địa bàn.

 

Anh Nguyễn Quốc Tuấn, Phó phòng tư pháp huyện cho biết: Bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc thi, lồng ghép hội nghị của các ngành, tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh cơ sở, trợ giúp pháp lý (TGPL), thực hiện “Ngày pháp luật”…, huyện đã tập trung giới thiệu, phổ biến các văn bản luật, nghị định hướng dẫn thi hành trong các lĩnh vực đời sống quan tâm đến đông đảo nhân dân như: an toàn giao thông đường bộ, HN-GĐ, dân sự, hình sự, đất đai, phòng - chống tham nhũng, BHXH, vệ sinh an toàn thực phẩm… Bên cạnh đó, duy trì và phát huy hiệu quả khai thác tủ sách pháp luật, hoạt động hòa giải ở cơ sở, CLB pháp luật.

 

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp của huyện thường xuyên được kiện toàn. Huyện hiện có 14 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 570 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Thời gian qua, huyện đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về quyền tư pháp thu hút trên 300 người dự thi. Hội thi hòa giải viên giỏi lần thứ ba được tổ chức từ cấp cơ sở tạo sân chơi pháp lý sôi động, nhận được sự hưởng ứng, cổ vũ tích cực của nhân dân, tạo hiệu quả thiết thực trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Ông Lê Thiên Sinh, hòa giải viên xóm Ao Trạch (xã Dân Hòa), một thí sinh của hội thi hòa giải viên giỏi huyện tâm sự: Ông tham gia làm công tác hòa giải từ năm 2010, quá trình làm hoạt động ông nhận thấy công tác hòa giải rất được bà con ủng hộ, có tác dụng tích cực vì qua việc giải quyết thấu tình, đạt lý, vừa có căn cứ pháp luật, vừa bằng tình cảm các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng làng xóm, gia đình mang lại niềm vui đến từng nhà, giữ gìn tình cảm hàng xóm láng giềng tối lửa, tắt đèn có nhau. Qua việc hòa giải mâu thuẫn phân tích qiúp bà con hiểu rõ quy định của pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể, tạo sự tin tưởng của nhân dân vào chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Toàn huyện hiện có 85 tổ hòa giải ở thôn, xóm, khu phố với 750 tổ viên. Với thành phần là trưởng các ngành, đoàn thể ở cơ sở, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư nên kết quả hòa giải thành các vụ việc đạt cao. Từ đầu năm đến nay, các tổ tiếp nhận và hòa giải thành 77/80 vụ việc, đạt tỷ lệ trên 96%. Nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho hòa giải viên, huyện đã tổ chức 1 lớp tập huấn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho 55 hòa giải viên tham gia.

 

Cùng với đó, huyện đẩy mạnh trợ giúp pháp lý nhằm đưa pháp luật đến gần hơn với nhân dân, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Nguyễn Văn Hiến, cán bộ Chi nhánh TGPL huyện cho biết: Chi nhánh xây dựng kế hoạch TGPL lồng ghép với tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn, chủ yếu thực hiện trợ giúp theo đợt, tập trung ở những địa bàn vùng sâu, xa. Do đặc thù của nông thôn nên thời gian tổ chức thường vào thời điểm nông nhàn. Lĩnh vực được bà con yêu cầu tư vấn nhiều là đất đai, nhất là ở khu vực cụm công nghiệp, các xã có tuyến đường cao tốc đi qua.

 

Tại buổi TGPL, theo nhu cầu của bà con về lĩnh vực pháp luật cần trợ giúp, cán bộ TGPL tuyên truyền, giới thiệu chung các quy định của pháp luật về lĩnh vực đó. Ngoại trừ trường hợp có nhu cầu tư vấn riêng, việc trả lời các câu hỏi của bà con cũng được thông tin tại hội trường để tất cả mọi người cùng nghe, nắm bắt. Từ việc TGPL kết hợp với tuyên truyền pháp luật nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhiều xã cùng tham gia, trực tiếp trả lời, giải đáp cho nhân dân với các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của xã đã mang lại hiệu quả tích cực. Thời gian qua, Chi nhánh đã phối hợp với Trung tâm TGPL tỉnh tổ chức tư vấn lưu động tại 20 điểm cho gần 600 lượt đối tượng chính sách, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số về các lĩnh vực đất đai, chế độ chính sách, dân sự… Huyện hiện có 5 CLB TGPL, trong đó có 1 CLB thuộc xã 135, 4 CLB thuộc xã cận nghèo. Thông qua sinh hoạt CLB cũng đã tích cực phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến hội viên và nhân dân.

 

Khó khăn hiện nay là kinh phí cho phổ biến, giáo dục pháp luật hạn chế nên việc triển khai chưa đạt hiệu quả như mong muốn - Anh Nguyễn Quốc Tuấn cho biết thêm. Cũng do thiếu kinh phí nên sau khi hết dự án, hoạt động của các CLB pháp luật cũng không phát huy hiệu quả như thời kỳ đầu. Đây là vấn đề cần được sự quan tâm của các cấp, ngành để công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn được tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa, không ngừng nâng cao hiểu biết pháp luật trong nhân dân.

 

                                                          Hà Thu

 

 

Các tin khác

Lực lượng dân quan xã Thanh Nông (Lạc Thủy) không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện SSCĐ.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hội thi hòa giải viên giỏi huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 18/9, huyện Lạc Sơn đã tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi năm 2012. 28 thí sinh là các hòa giải viên xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở đã tham dự hội thi.

Xuất hiện tài liệu tuyên truyền mê tín dị đoan trái phép trên địa bàn thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 14/9, theo phản ánh của nhân dân tổ 4, phường Thịnh Lang, TPHB (khu vực đối diện cổng trưởng THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) lại nhận được một bộ tài liệu tuyên truyền mê tín dị đoan. Đây không phải là lần đầu tiên các hộ dân trong khu vực nhận được tài liệu này.

Nét mới trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở Cao Phong

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Cao Phong đã tích cực triển khai các chương trình, dự án tuyên truyền PBGDPL, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể như: MTTQ, VH-TT, giáo dục, tư pháp trong tuyên truyền, PBGDPL đến nhân dân. Đặc biệt là cùng với các ngành, đội ngũ cán bộ tư pháp huyện đã tuyên truyền, phổ biến với hình thức tư vấn thu hút đông đảo đối tượng là nhân dân các dân tộc trên địa bàn, trọng điểm là các xã vùng cao, sâu, xa.

Nhà máy thủy điện suối Tráng xả nước làm 2 người thương vong

(HBĐT) - Theo thông tin từ Công an huyện Cao Phong, ngày 15/9, tại nhà máy thủy điện suối Tráng (xóm Dài - xã Bắc Phong - Cao Phong) thuộc Công ty TNHH Văn Hồng xảy ra vụ tai nạn làm 1 người chết, 1 người bị thương.

Công an huyện Mai Châu vì nhân dân phục vụ

(HBĐT) - Nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của CVĐ “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ, hơn 1 năm qua, Đảng ủy, lãnh đạo Công an huyện Mai Châu đã tập trung chỉ đạo toàn đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện, đưa CVĐ từng bước đi vào chiều sâu với nhiều nội dung, hình thức cụ thể, bước đầu mang lại hiệu quả trên các mặt công tác.

Triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo TTATGT

(HBĐT) - Nhân tháng cao điểm về công tác TTPBGDPL về TTATGT và tăng cường TTKS, xử lý nghiêm các hành vi phạm pháp luật về TTATGT năm 2012. Đồng chí Phạm Anh Quý, Phó Giám đốc Sở GT-VT, kiêm Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về thực trạng, kết quả cùng những tồn tại, bất cập và định hướng trong công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục