Tiểu phẩm “Chỉ tại cái lò” của phường Tân Thịnh (TPHB) tham dự hội thi “Hòa giải viên giỏi tỉnh” lần thứ ba năm 2012 mang đến thông điệp mọi người cùng chung tay xây dựng đô thị văn minh, xanh-sạch-đẹp.
(HBĐT) - Hội thi hòa giải viên giỏi tỉnh lần thứ ba năm 2012 đã khép lại với những giải thưởng được trao. Với mỗi hòa giải viên, đây là sân chơi pháp lý bổ ích và lý thú, giúp họ có điều kiện giao lưu gặp gỡ, trao đổi những kinh nghiệm hay, cách làm tốt trong công tác hòa giải ở đơn vị bạn, từ đó vận dụng giải quyết những vụ việc xảy ra tại địa bàn mình nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.
Đồng chí Quách Đình Minh, Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở, kế hoạch của UBND tỉnh về việc tổ chức hội thi “Hòa giải viên giỏi” tỉnh lần thứ ba năm 2012, Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo việc tổ chức hội thi tại các huyện để lựa chọn cán bộ hòa giải tiêu biểu tham dự hội thi cấp tỉnh. Nhiều địa phương đã tổ chức hội thi từ cấp cơ sở tạo nên không khí sôi động, thu hút sự quan tâm, cổ vũ của nhiều người, góp phần tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân. Tham dự hội thi cấp tỉnh lần này có 18 thí sinh đến từ 11 huyện, thành phố, các thí sinh đã mang đến cho hội thi sự độc đáo, sáng tạo, bằng kiến thức, kinh nghiệm thực tế với sự hiểu biết pháp luật, phong tục tập quán địa phương để giải quyết các tình huống có lý, có tình, giúp giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn TTATXH ở cơ sở.
Những tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống đối với mỗi gia đình, làng xóm là điều khó tránh khỏi. Đó là chuyện gia đình “cơm chẳng lành, canh không ngọt”, là tranh chấp bờ rào, bờ giậu giữa các gia đình liền kề, chung vách, tranh chấp đất đai… Với sự tham gia hoà giải của các tổ hoà giải đã góp phần mang lại hoà thuận, xóa đi những bất đồng, khúc mắc trong mỗi người, giúp cho mâu thuẫn lớn thành nhỏ, không để những vụ việc nhỏ trở nên phức tạp. Đội ngũ những người làm công tác hòa giải có người còn trẻ về tuổi đời, có người đã ở tuổi hưu trí nhưng với tinh thần tận tâm, nhiệt tình, kiên trì hoà giải một cách khách quan, thấu tình, đạt lý là chất keo hàn gắn những rạn nứt, bất đồng, mâu thuẫn. Hòa giải viên Xa Văn Hòe ở xóm Doi, xã Hiền Lương (Đà Bắc) sinh năm 1987, là thí sinh trẻ tuổi nhất hội thi “Hòa giải viên giỏi tỉnh” nhưng đã có 5 năm tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. Anh tâm sự: Với tuổi đời còn trẻ nên đôi khi trong công việc cũng có những khó khăn vì nhiều vụ việc đối tượng hòa giải là những người ở tuổi cha, chú mình. Nhưng với tinh thần, trách nhiệm của một hòa giải viên bằng vốn kiến thức, hiểu biết, kỹ năng nghiệp vụ, bên cạnh đó còn có các thành viên trong tổ cùng tham gia hòa giải nên hầu hết các vụ việc, tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra đều được hòa giải thành ngay tại cơ sở. Kết quả đó góp phần tích cực vào việc giữ gìn ổn định AN-TT, thôn xóm bình yên, hạn chế tình trạng đơn thư, KN-TC. Anh Bùi Văn Dim, tổ trưởng tổ hòa giải xóm Trang, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) đã có thâm niên 14 năm tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. Hơn 10 năm làm công việc của một hòa giải viên anh được tiếp cận với rất nhiều vụ việc xảy ra trên địa bàn ở các lĩnh vực khác nhau như về tranh chấp đất đai, mâu thuẫn vợ chồng, tranh cãi giữa hàng xóm, láng giềng… Anh cho biết: Mỗi vụ việc đều có những nguyên nhân, tính chất khác nhau đòi hỏi trong quá trình hòa giải phải xác định được đúng sai, phân tích được cái lý, cái tình để đôi bên cùng hiểu rõ. Người làm hòa giải phải nắm được tâm tư, nguyện vọng của các đương sự, nắm vững kiến thức pháp luật giúp cho các bên có cách hành xử đúng, giữ được hòa khí trong gia đình, làng xóm. Từ những vụ việc đã trực tiếp tham gia hòa giải, anh đã sáng tác bài thơ “Chuyện làng tôi” tham dự hội thi “Hòa giải viên giỏi tỉnh”.
Với phương châm “bám sát cộng đồng”, các địa phương trong tỉnh đã chú trọng xây dựng mô hình tổ hoà giải phong phú, đa dạng. Đến nay, tỉnh ta đã xây dựng và duy trì được hoạt động của mạng lưới tổ hoà giải ở hầu hết các xóm, bản, tổ dân phố, cụm dân cư gồm 2.019 tổ hoà giải với 11.192 hoà giải viên. Hoạt động của các tổ hòa giải cơ sở thường xuyên được kiện toàn, củng cố, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Hàng năm, 100% các vụ việc mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp nhỏ phát sinh trong cộng đồng dân cư đều được các tổ hòa giải phát hiện và hòa giải kịp thời, trong đó, tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 85%, góp phần vào việc giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, giữ ổn định AN-TT ở cở sở, hạn chế các vụ việc khiếu kiện vượt cấp. Đồng thời, thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở đã tuyên truyền pháp luật đến người dân, giúp mọi người sống vì lợi ích chung của cộng đồng, từ đó nêu cao ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ quy ước, hương ước của thôn, xóm đã đề ra.
Hà Thu
(HBĐT) - Ngày 19/9/2012, Chính phủ ban hành Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 10/11/2012, thay thế Nghị định 33/2011/NĐ-CP ngày 16/5/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP. Sau đây là toàn văn của Nghị định.
(HBĐT) - Trong những năm qua, cơ quan quân sự các cấp trong tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh phong trào TĐQT trong đơn vị với các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, sát với thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ chính trị của LLVT và từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
(HBĐT) - Xác định mục tiêu quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ diễn tập chiến đấu trị an (CĐTA) cấp phường, xã năm 2012 là tập trung nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp, trình độ tham mưu của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cũng như rèn luyện khả năng xử lý các tình huống của CBCS các lực lượng và nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ giữ vững ổn định ANCT - TTATXH trên địa bàn.
(HBĐT)-Những năm qua, tình hình mua bán sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK-VLN-CCHT) trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày càng phức tạp. Một bộ phận người dân chưa thấy hết được tính nguy hiểm của loại phương tiện này hoặc do lợi nhuận về kinh tế vẫn cố tình buôn bán, sản xuất các loại VK-VLN-CCHT.
(HBĐT) - Ngày 1/11/2012, khi Thông tư số 151/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực thì mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do XCG gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm được điều chỉnh cụ thể như sau:
(HBĐT) - Ngày 14/11, UBND phường Phương Lâm (TPHB) phối hợp với Công an phường, BQL xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố, Thanh tra đô thị tiến hành thu hồi, giao đất cho đơn vị thi công công trình nhà lớp học 6 phòng trường mầm non Phương Lâm.