(HBĐT) - Là thanh niên nông thôn thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, ở tuổi 18, Tô Xuân Thái nhập ngũ và được biên chế vào C53, D346, E57, F304 tập kết lên vùng Nông Cống, Thạch Thành (Thanh Hóa) để tập huấn. Giữa cái rét mùa đông Quý Tỵ 1953, đơn vị vượt sang Hòa Bình đi ngược đường 6 lên Sơn La, qua dốc Cun rồi qua đèo Pha Đin đến cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đường hành quân trèo đèo, lội suối trùng điệp trong tiếng hát, tiếng hò của các anh bộ đội ra trận, anh xe đạp thò, chị dân công tải đạn chở lương thực, thanh niên xung phong mở đường. Cả một vùng Tây Bắc đang rạo rực, háo hức một cuộc hành quân vĩ đại của cả dân tộc. Trên đường ra trận, các anh, chị dân công cho biết, hậu phương đang phát động giảm tô, tiến tới cải cách ruộng đất để dân cày có ruộng làm nức lòng anh bộ đội vốn dân quê đang hành quân ra trận đánh quân thù. Trong đội ngũ trùng điệp, với bí mật quân sự, không ai bảo ai nhưng họ linh cảm cuộc hành quân này sẽ làm nên một trận đánh lớn vào đội quân viễn chinh Pháp. Bất chấp cái rét cuối năm, bộ đội ta với mũ lá, áo trấn thủ, dép cao su ngày nghỉ, đêm đi vượt đèo, lội suối đến Điện Biên những ngày giáp Tết.
Được lệnh của cấp trên, đơn vị được phép tổ chức đón xuân ngay trên chiến hào, có gạo rang, có góc bánh chưng của đồng bào dân tộc Thái tiếp tế cho bộ đội. Họ đón Tết đơn sơ, giản dị nhưng vui, đậm tình đồng đội. Đơn vị của anh được điều lên đồi Hồng Cúm, thế của đơn vị trên cao đứng trên đầu thù vẫn lặng lẽ giữ bí mật đào giao thông hào bên những cành hoa ban nở trắng, củng cố vững chắc công sự, chuẩn bị tinh thần dội lửa xuống Mường Thanh.
Trên bầu trời Điện Biên hàng ngày, những chiếc máy bay B24, B26 Runke, bà già bay trên đầu oanh tạc, nhòm ngó nếu có hiện tượng khả nghi là bom, đạn dội xuống. Đêm về, bầu trời Điện Biên đỏ rực pháo, súng giặc bắn lên nhưng mọi trận địa vẫn được ngụy trang che mắt quân thù. Bộ đội ta vẫn kiên trì đào núi, khoét hầm những mét giao thông hào xích lại trận địa của địch, khi địch phát hiện ra thì chúng vô cùng hoảng sợ vì sự xuất thần của Việt Minh làm cho máy bay cũng như pháo tầm xa của địch bị vô hiệu hóa.
Nhớ đêm 15/4, đơn vị được lệnh tập trung hỏa lực dội lửa vào căn cứ giặc dưới cứ địa Mường Thanh. Giặc hoảng hốt huy động xe tăng, lính bộ binh phản công nhưng được sự yểm trợ pháo cao xạ 82 lần đầu tiên xuất trận. Những quả pháo vút ra khỏi nòng chớp lửa trên bầu trời Hồng Cúm, Mường Thanh.
Một đêm dội lửa lên đầu thù, làm cho chúng hoang mang, khiếp sợ, địch thất bại nặng nề, quân ta thắng lợi, phấn khởi chuẩn bị cho đợt tấn công thứ ba trên toàn chiến dịch. Trong trận đánh Hồng Cúm dội lửa lên đầu thù, anh chiến sĩ Tô Xuân Thái bị thương ở bàn tay và bả vai, được anh em tải thương chuyển ra bệnh viện hỏa tuyến. Đến nay đã 59 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ông vẫn nhớ mãi đêm chiến đấu hào hùng của quân đội ta, ở tuổi gần 80 với 50 tuổi Đảng, thương tật 2/4, lúc trái nắng, trở trời, vết thương ông lại đau nhức nhưng tinh thần người CCB Điện Biên, người đảng viên 50 tuổi Đảng vẫn trân trọng kỷ vật chiếc Huy hiệu Điện Biên và tấm giấy chứng nhận của thủ trưởng Trung đoàn 83, Sư đoàn 304 ký cấp ngày 12/9/1958. Kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, một chiến thắng “lừng lẫy năm châu/ Chấn động địa cầu” luôn náo nức trong lòng người lính già, người CCB Điện Biên Phủ.
Văn Song (T.T.V)
(Ghi theo lời kể của ông Tô Xuân Thái, chiến sĩ Điện Biên ở tổ 12, phường Đồng Tiến, TPHB).
(HBĐT) - Theo thông tin từ Phòng CSGT (Công an tỉnh), trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (27/4 – 1/5), toàn tỉnh không xảy ra vụ TNGT nào.
(HBĐT) - Trưởng thành từ một người lính, từng tham gia chiến đấu và chứng kiến những đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường Campuchia khi đang còn là học viên trường sĩ quan lục quân 2, đến nay, thượng tá Nguyễn Văn Sơn, Phó tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh đã có 28 năm thâm niên trong binh nghiệp. Dù ở nhiều cương vị khác nhau nhưng với anh, những năm tháng cùng đồng đội kề vai, sát cánh, chia ngọt, sẻ bùi để góp phần gìn giữ sự bình yên và chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trên quần đảo Trường Sa là những tháng ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời binh nghiệp.
(HBĐT) - Họ gặp lại nhau sau 38 năm đất nước trọn niềm vui, những chàng trai trẻ tuổi mười chín, đôi mươi giờ đã phơ phơ mái đầu bạc. Tay bắt mặt mừng, tâm hồn họ như trẻ lại cùng trôi về quá khứ, những năm tháng khoét núi, ngủ hầm, bát cơm sẻ nửa, đồng cam cộng khổ với một ý chí quyết tâm cao: đánh đuổi giặc Mỹ để giành độc lập, tự do cho dân tộc.
(HBĐT) - Là con em phường Thịnh Lang (TPHB) thế hệ sinh ra sau ngày giải phóng nhưng tôi đã từng được các ông, bà, các cựu quân nhân kể về lịch sử quê hương. Nói về lịch sử quê mình, ông nội tôi (nguyên xã đội trưởng thời kỳ kháng chiếng chống Mỹ) hết mực tự hào bởi nhân dân Thịnh Lang đã làm tròn vai hậu phương vững chắc, chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước. Ông kể:
(HBĐT) - Cán bộ và nhân dân xã Kim Bôi (Kim Bôi) đang nỗ lực phát huy truyền thống anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ bằng những việc làm thiết thực để xây dựng quê hương. Về xã Kim Bôi vào những ngày này, cờ đỏ sao vàng tung bay đường quê, ngõ xóm. Kim Bôi đã thực sự đổi thay. Làng quê rộn rã tiếng cười vui, hạnh phúc. Người dân hăng say lao động sản xuất gặt hái những mùa vàng tốt tươi, cuộc sống no ấm.
(HBĐT) - Ngày 30/4, tại Trại tạm giam - Công an tỉnh, Hội đồng xét duyệt giảm án tỉnh đã công bố quyết định giảm thời gian chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân có ý thức chấp hành tốt kỷ luật tại nơi giam giữ nhân dịp các ngày kỷ niệm lớn 30/4 và 1/5.