Cán bộ ngành Kiểm sát thường xuyên trao đổi nghiệp vụ nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu CCTP trong gia đoạn hiện nay.

Cán bộ ngành Kiểm sát thường xuyên trao đổi nghiệp vụ nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu CCTP trong gia đoạn hiện nay.

(HBĐT) - Trong những năm qua, trong bối cảnh tình hình KT-XH có nhiều khó khăn, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, hệ thống văn bản pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp chưa đồng bộ…, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự nỗ lực của các cơ quan tư pháp, công tác cải cách tư pháp (CCTP) của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu CCTP trong tiến trình thực hiện Chiến lược CCTP đến năm 2020.

 

Hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược CCTP đến năm 2020 của tỉnh khi có sự thay đổi về nhân sự. Đến nay, 11/11 huyện, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo CCTP và kịp thời kiện toàn khi có thay đổi về nhân sự, đảm bảo đúng cơ cấu, thành phần. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp ngày càng được hoàn thiện. Từ khi thực hiện mô hình tổ chức bộ máy Cơ quan điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được nâng lên rõ rệt. Các cơ quan điều tra đã khám phá nhiều vụ án phức tạp, tỷ lệ điều tra khám phá án hàng năm đạt trên 80%, riêng án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90%. Công tác thi hành án hình sự được thực hiện có nề nếp, đảm bảo 100% bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành. Trong giai đoạn 2011-2015 đã thi hành án  2.650 trường hợp, thi hành án tử hình 4 trường hợp, xét giảm án tù có thời hạn 274 bị án cải tạo tốt. Ngành Kiểm sát tỉnh lồng ghép, thực hiện CCTP ở tất cả các khâu công tác chuyên môn, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu CCTP. Ngành thực hiện đổi mới mạnh mẽ nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên toà, không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp. Kiểm sát chặt chẽ hoạt động xét xử của toà án, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong 5 năm qua ngành Kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử trên 2.300 vụ với trên 4.000 bị cáo. Không có trường hợp nào Viện kiểm sát truy tố Toà án tuyên không phạm tội. Viện KSND hai cấp đã chủ động phối hợp với các ngành hữu quan, tập trung đẩy mạnh công tác kiểm sát thi hành án đảm bảo các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được thi hành đầy đủ, kịp thời, nghiêm minh. Ngành Toà án tiếp tục thực hiện đổi mới thủ tục xét hỏi và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần CCTP, đảm bảo tính dân chủ, khách quan trong hoạt động xét xử, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được kiện toàn, tăng cường chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu chiến lược CCTP trong giai đoạn hiện nay.

 

Hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp, luật sư, công chứng từng bước đi vào nề nếp, hiệu quả, theo quy định pháp luật. Thực hiện các Đề án “Phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”, “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh đến năm 2020”, toàn tỉnh hiện có 2 phòng công chứng, 7 văn phòng công chứng với 13 công chứng viên, thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch thu phí trên 6,7 tỉ đồng nộp NSNN. Tại tỉnh hiện có 7 luật sư hành nghề, đã tham gia bào chữa, đại diện, tư vấn pháp luật trên 760 vụ, việc. Thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh hiện có Trung tâm pháp y (Sở Y tế) và Phòng kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh), công tác giám định được tiến hành theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu điều tra, xử lý vụ án. Lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp được tăng cường cả về số lượng, chất lượng, đảm bảo bảo vệ tốt các phiên toà xét xử hình sự, dân sự, các phiên toà xét xử lưu động và thi hành án. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp được sắp xếp, kiện toàn theo quy định tổ chức bộ máy của ngành, bố trí vị trí việc làm hợp lý. Việc bổ nhiệm các chức danh tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên tuân thủ chặt chẽ về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Các cơ quan tư pháp đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

 

Những kết quả đạt được trong công tác CCTP của tỉnh đã góp phần thực hiện có hiệu quả Chiến lược CCTP đến năm 2020, hướng tới mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại.

 

 

 

                                               Hà Thu

 

 

 

 

Các tin khác

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao giải nhất cho đội Sở GD&ĐT.
Công an xã Định Giáo thường xuyên đến từng hộ gia đình ở xóm Sung để nắm tình hình, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh.
Không có hình ảnh
Bị cáo Nguyễn Đức Lưu tại phiên tòa phúc thẩm.

Hình thức khiếu nại

(HBĐT) - Bà Bùi Thị Hà (Tân Lạc) hỏi: Đề nghị cho biết người khiếu nại có thể thực hiện việc khiếu nại bằng những hình thức nào?

Lĩnh 48 tháng tù vì tội “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”

(HBĐT) - Ngày 8/9, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo của bị cáo Quách Thị Mai (sinh năm 1974) trú tại xóm Bình Tân, xã Nam Thượng (Kim Bôi) bị TAND huyện Kim Bôi xử phạt 48 tháng tù về tội “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.

Bức xúc tình trạng họp chợ lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông

(HBĐT) - Hầu như ở đâu có nhu cầu mua, bán, trao đổi hàng hóa thì ở đó đều hình thành chợ. Với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, các huyện và thành phố trong tỉnh đều hình thành hệ thống chợ để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa. Cùng với những tác động tích cực đến sản xuất, đời sống, tình trạng ngang nhiên lấn chiếm hành lang ATGT, lòng đường, vỉa hè để họp chợ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình TTATGT trên địa bàn. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến TNGT trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng.

Giám định hàm lượng - khó khăn cho công tác xử lý tội phạm ma túy

(HBĐT) - Theo Công văn 234/TANDTC-HS của Toàn án nhân dân tối cao (TANDTC) thì “bắt buộc các cơ quan tố tụng phải giám định hàm lượng các chất ma túy trong các chất thu giữ nghi là ma túy để lấy đó làm căn cứ kết tội các bị cáo”. Tuy nhiên, đó lại là những bất cập trong công tác xử lý tội phạm ma túy của lực lượng chức năng trong cả nước nói chung và trong toàn tỉnh nói riêng thời gian qua.

Tuyên truyền toàn dân tham gia phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội

(HBĐT) - Ngày 8/9, tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, UB MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị tuyên truyền toàn dân tham gia phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới cho 50 đại biểu là trưởng xóm, trưởng công tác mặt trận tại 23 xóm trên địa bàn xã Ngọc Lương.

Hạn chế hình phạt tử hình trong Dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi)

(HBĐT) - Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của nước ta và chỉ được áp dụng đối với người phạm một số tội đặc biệt nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, xu hướng chung của thế giới hiện nay là thu hẹp phạm vi áp dụng và tiến tới xoá bỏ hoặc chỉ giữ lại rất ít tội có hình phạt tử hình và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Chủ trương hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình là phù hợp với tinh thần các Công ước quốc tế về quyền con người mà nước ta là thành viên, đồng thời phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục