(HBĐT) - Thượng tá Tạ Ngọc Vũ, Giám đốc Trung tâm DNVL - Bộ CHQS tỉnh cho biết: xác định công tác đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ (BĐXN) là một nhiệm vụ quan trọng luôn được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh quan tâm. Hàng năm, Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nghề sát với tình hình thực tế và nhu cầu học nghề của BĐXN. Đồng thời, nghiên cứu nắm bắt nhu cầu học nghề, khả năng đào tạo các ngành nghề của các trường nghề trong và ngoài quân đội để thực hiện liên kết, nâng cao chất lượng đào tạo.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đã tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp nghề tại trung tâm, liên kết đào tạo ở 3 cấp trình độ nghề được 3.712 học viên. Trong đó, BĐXN có 3.419 học viên, lao động nông thôn và đối tượng chính sách xã hội 293 học viên. Trung tâm đã tổ chức đào tạo được 62 lớp cho 1.539 học viên gồm các ngành nghề: hàn điện, may công nghiệp, sửa chữa xe máy, tin học văn phòng. Trong đó, BĐXN có 1.246 học viên, lao động nông thôn 293 học viên. Trung tâm còn liên kết với các trường Cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong và ngoài quân đội mở 129 lớp đào tạo nghề cho 1.880 học viên gồm các ngành nghề: công nghệ xe ô tô, lái xe ô tô, vận hành máy công trình, vận hành máy xúc, hàn điện, hàn công nghệ cao, trong đó, BĐXN có 1.807 học viên. Ngoài ra, thực hiện Đề án số 1956/ĐA-CP của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tính từ năm 2010 đến nay, Trung tâm cũng đã tổ chức mở các lớp dạy nghề cho 285 học viên tại 10 xã của 5 huyện gồm Kỳ Sơn, Tân Lạc, Đà Bắc, Kim Bôi và Mai Châu. Ngành nghề đào tạo gồm hàn điện, sửa chữa xe máy và khôi phục nghề rèn. Tại thành phố Hòa Bình đã tổ chức dạy nghề sửa chữa xe máy và tin học văn phòng cho 81 lao động nông thôn là con thương binh, liệt sỹ, đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số. Trong quá trình tổ chức đào tạo nghề, Trung tâm đã gắn kết với tư vấn, giới thiệu việc làm cho các học viên sau khi hoàn thành khóa học. Trong đó, đã ký hợp đồng với các Công ty Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam, Công ty Sông Đà 6, Công ty Sông Đà 11.1, Công ty CP Sông Đà Someco, Công ty taxi Hòa Bình... để giới thiệu cho các học viên sau đào tạo nghề. Theo đó, 5 năm qua (2010 - 2015), Trung tâm đã giới thiệu việc làm cho 2.992/3.419 học viên là BĐXN, đạt tỷ lệ 87,5%; đối với lao động nông thôn và đối tượng chính sách xã hội 541/659 học viên, đạt tỷ lệ 82,1% số học viên sau đào tạo nghề với mức thu nhập ổn định từ 4,5 - 9 triệu đồng/tháng đối với lao động trong nước và mức lương từ 9,5 - 14 triệu đồng/tháng đối với các lao động làm việc tại các công trình xây dựng thủy điện trên nước bạn Lào.
Trung tâm cũng đã thực hiện nghiêm quy chế phối hợp tuyển sinh BĐXN học nghề với các cơ quan thuộc Bộ CHQS tỉnh và Ban CHQS 11 huyện, thành phố. Từ 2010 đến nay, Trung tâm đã tổ chức tư vấn, tuyển sinh cho 16.066 lượt BĐXN, quân nhân tại ngũ và tân binh nhập ngũ. Từ thực hiện tốt công tác tư vấn - giới thiệu việc làm gắn kết chặt chẽ với đào tạo nghề đã trở thành đòn bẩy thúc đẩy việc học nghề, tạo điều kiện trực tiếp cho người lao động có cơ hội đi làm việc, có thu nhập đảm bảo cuộc sống góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH. Kết quả, từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đã tư vấn cho 31.443 lượt lao động trên địa bàn tỉnh có nhu cầu làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Trong đó đã giới thiệu việc làm với mức thu nhập ổn định từ 4,2 - 5 triệu đồng/tháng cho 1.978 lao động. Trung tâm cũng chủ động liên kết với các Công ty tuyển dụng lao động đi xuất khẩu tại các nước UAE, Nhật Bản, Turkmenistan, Belarus, Liên bang Nga, Arab Saudi, Malaysia... Kết quả, Trung tâm đã tổ chức tư vấn cho 1.870 lượt lao động trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đi lao động tại nước ngoài, trong đó đã có 526 người trúng tuyển với mức lương từ 15 - 35 triệu đồng/tháng...
Có được những kết quả đó, theo thượng tá Tạ Ngọc Vũ, do Trung tâm đã đẩy mạnh tuyên truyền, đổi mới công tác tư vấn, tuyển sinh, tuyển lao động. Đồng thời, chú trọng kiện toàn đội ngũ CB,NV, giáo viên đủ số lượng, có chất lượng; liên kết với các trường, trung tâm trong và ngoài quân đội để tổ chức dạy nghề một cách hiệu quả.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Trong những năm qua, trong bối cảnh tình hình KT-XH có nhiều khó khăn, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, hệ thống văn bản pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp chưa đồng bộ…, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự nỗ lực của các cơ quan tư pháp, công tác cải cách tư pháp (CCTP) của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu CCTP trong tiến trình thực hiện Chiến lược CCTP đến năm 2020.
(HBĐT) - Ngày 9/9, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tư pháp, Sở VH-TT&DL tổ chức Hội thi “Cán bộ, công chức, viên chức với công cuộc CCHC Nhà nước” tỉnh, lần thứ III, năm 2015. Dự lễ tổng kết, trao giải Hội thi có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Xóm Sung có 55 hộ với 252 khẩu, chủ yếu là bà con dân tộc Mường chiếm 98% dân số. Địa bàn này từng được biết đến là “điểm nóng” về ANTT của xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc với các hiện tượng như: say rượu gây rối, bạo lực gia đình, trộm cắp vặt, việc tổ chức hiếu hỉ còn gây mất ANTT… Do đó, tháng 3/2014, xóm Sung đã được xã Địch Giáo lựa chọn để xây dựng điểm mô hình xóm “An toàn về ANTT”.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch của Bộ CA, Cục CSGT về tổ chức Cuộc thi viết về hình ảnh người chiến sỹ CSGT năm 2015, CA tỉnh xây dựng kế hoạch với các nội dung sau: Cuộc thi nhằm động viên, khuyến khích các nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên phản ánh trung thực, sinh động những tập thể, cá nhân tiêu biểu của lực lượng CSGT trong công tác đảm bảo TTATGT, TTATXH trên đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa. Thông qua cuộc thi nhằm phát hiện những gương điển hình, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác đảm bảo TTATGT của lực lượng CSGT. Đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh người chiến sĩ CSGT Việt Nam “thân thiện, trách nhiệm, nhân văn” trong toàn xã hội. Cuộc thi viết về hình ảnh người chiến sỹ CSGT được phổ biến rộng rãi nhằm thu hút các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước tham gia.
(HBĐT) - Ngày 7/9, TAND tỉnh Hòa Bình đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Đức Lưu, trú tại xóm Dụ 5, xã Mông Hóa, Kỳ Sơn bị TAND huyện Kỳ Sơn xử phạt về tội “Vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” và đơn kháng cáo của đại diện hợp pháp bị hại yêu cầu tăng mức bồi thường.
(HBĐT) - Bà Bùi Thị Hà (Tân Lạc) hỏi: Đề nghị cho biết người khiếu nại có thể thực hiện việc khiếu nại bằng những hình thức nào?