(HBĐT) - Trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã được ghi nhận trong pháp luật hình sự của nhiều nước. Ở nước ta đã đến lúc cần bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân để xử lý đối với các trường hợp tổ chức kinh tế (pháp nhân) vì chạy theo lợi ích cục bộ đã có sự thông đồng từ người phụ trách đến nhân viên, thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật mang tính chất tội phạm, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế như đầu cơ, trốn thuế, kinh doanh trái phép, buôn lậu hoặc vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động gây hậu quả nghiêm trọng.

 

Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân - một biện pháp mạnh để hỗ trợ cho các biện pháp xử lý khác (xử phạt hành chính, kiện đòi bồi thường dân sự...) nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật của các pháp nhân ở nước ta hiện nay, đồng thời, cũng phù hợp với khuyến nghị trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, nhất là Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Công ước chống tham nhũng.

 

Từ thực tiễn trên, dự thảo BLHS (sửa đổi) đã bổ sung quy định về xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là tổ chức kinh tế tại chương XI với 13 điều, quy định nguyên tắc cơ bản trong việc xử lý đối với pháp nhân phạm tội, phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân và chế tài xử lý vi phạm.

 

Về nguyên tắc, dự thảo luật quy định các điều kiện xử lý hình sự pháp nhân kinh tế và khi xử lý hình sự pháp nhân không loại trừ trách nhiệm hình sự cá nhân, việc xác định khung hình phạt của pháp nhân căn cứ theo khung hình phạt cá nhân.

 

 Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân được đề xuất 2 phương án gồm:

Phương án 1: Pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội: (1) gây ô nhiễm môi trường; (2) vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; (3) đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; (4) huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản; (5) huỷ hoại rừng; (6) buôn lậu; (7) trốn thuế; (8) cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; (9) sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; (10) thao túng giá chứng khoán; (11) trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động (dự kiến bổ sung); (12) tài trợ khủng bố; (13) rửa tiền; (14) nhận hối lộ; (15) đưa hối lộ.

 

Phương án 2: Pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về: môi trường, tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, xâm phạm sở hữu, xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và tội phạm về chức vụ do Bộ luật này hoặc luật khác quy định.

 

Tương ứng với tội phạm là các hình phạt chính được áp dụng với pháp nhân bao gồm: 1) phạt tiền; 2) tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn và 3) tước quyền sử dụng giấy phép vĩnh viễn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Các hình phạt bổ sung bao gồm: 1) cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; 2) cấm huy động vốn; 3) phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

 

Qua nghiên cứu, dự thảo luật cơ bản đáp ứng yêu cầu xử lý vi phạm pháp luật của các pháp nhân ngày càng gia tăng, trong khi các biện pháp xử phạt hành chính không xử lý được triệt để; phù hợp với pháp luật trên thế giới, việc xử lý vi phạm pháp luật phải giao cho tòa án xét xử. Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân còn nhằm bảo đảm công bằng giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài; xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chứng minh tội phạm và làm rõ hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm của pháp nhân, không đẩy trách nhiệm cho người dân.

 

Tuy nhiên, đây là một vấn đề mới do đó để đảm bảo tính khả thi của luật, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ một số nội dung sau: dự thảo quy định pháp nhân phải chịu chế tài hình sự là các tổ chức kinh tế mà chưa có sự phân biệt rõ địa vị pháp lý của từng loại pháp nhân, đề nghị cần xác định rõ địa vị pháp lý của từng loại hình pháp nhân để phân hóa về trách nhiệm trong trường hợp pháp nhân đa sở hữu (công ty cổ phần, công ty mẹ, công ty con...); pháp nhân thuộc sở hữu của Nhà nước. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự, ngoài 15 tội danh như Dự thảo bộ luật cần rà soát những sai phạm nghiêm trọng, phổ biến của các pháp nhân trong thực tế để đảm bảo tính bao quát hết những sai phạm cần xử lý hình sự đối với pháp nhân, tránh bỏ lọt tội phạm (ví dụ: tội sản xuất, buôn bán hàng giả, tội buôn bán hàng cấm, tội vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm...). Làm rõ sự khác biệt chế tài xử lý hành chính và xử lý hình sự, dự thảo quy định chế tài xử lý hình sự pháp nhân tương tự như chế tài dân sự, chế tài hành chính được quy định trong các luật chuyên ngành. Để tránh việc áp dụng pháp luật tùy tiện hoặc hình sự hóa các vi phạm hành chính cần bổ sung cấu thành tội phạm của các loại tội áp dụng với pháp nhân kinh tế, đồng thời bổ sung quy định hành vi đó đã bị xử lý hành chính nhưng tiếp tục vi phạm thì bị xử lý hình sự.

 

 

 Nguyễn Tiến Sinh

 Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh

 

Các tin khác

Cán bộ ngành Kiểm sát thường xuyên trao đổi nghiệp vụ nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu CCTP trong gia đoạn hiện nay.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao giải nhất cho đội Sở GD&ĐT.
Công an xã Định Giáo thường xuyên đến từng hộ gia đình ở xóm Sung để nắm tình hình, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh.
Không có hình ảnh

Không tuân thủ luật giao thông, làm 2 người thiệt mạng

(HBĐT) - Ngày 7/9, TAND tỉnh Hòa Bình đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Đức Lưu, trú tại xóm Dụ 5, xã Mông Hóa, Kỳ Sơn bị TAND huyện Kỳ Sơn xử phạt về tội “Vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” và đơn kháng cáo của đại diện hợp pháp bị hại yêu cầu tăng mức bồi thường.

Hình thức khiếu nại

(HBĐT) - Bà Bùi Thị Hà (Tân Lạc) hỏi: Đề nghị cho biết người khiếu nại có thể thực hiện việc khiếu nại bằng những hình thức nào?

Lĩnh 48 tháng tù vì tội “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”

(HBĐT) - Ngày 8/9, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo của bị cáo Quách Thị Mai (sinh năm 1974) trú tại xóm Bình Tân, xã Nam Thượng (Kim Bôi) bị TAND huyện Kim Bôi xử phạt 48 tháng tù về tội “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.

Bức xúc tình trạng họp chợ lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông

(HBĐT) - Hầu như ở đâu có nhu cầu mua, bán, trao đổi hàng hóa thì ở đó đều hình thành chợ. Với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, các huyện và thành phố trong tỉnh đều hình thành hệ thống chợ để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa. Cùng với những tác động tích cực đến sản xuất, đời sống, tình trạng ngang nhiên lấn chiếm hành lang ATGT, lòng đường, vỉa hè để họp chợ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình TTATGT trên địa bàn. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến TNGT trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng.

Giám định hàm lượng - khó khăn cho công tác xử lý tội phạm ma túy

(HBĐT) - Theo Công văn 234/TANDTC-HS của Toàn án nhân dân tối cao (TANDTC) thì “bắt buộc các cơ quan tố tụng phải giám định hàm lượng các chất ma túy trong các chất thu giữ nghi là ma túy để lấy đó làm căn cứ kết tội các bị cáo”. Tuy nhiên, đó lại là những bất cập trong công tác xử lý tội phạm ma túy của lực lượng chức năng trong cả nước nói chung và trong toàn tỉnh nói riêng thời gian qua.

Tuyên truyền toàn dân tham gia phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội

(HBĐT) - Ngày 8/9, tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, UB MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị tuyên truyền toàn dân tham gia phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới cho 50 đại biểu là trưởng xóm, trưởng công tác mặt trận tại 23 xóm trên địa bàn xã Ngọc Lương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục