Lao động tự do luôn đối mặt với nguy cơ tai nạn lao động.

Lao động tự do luôn đối mặt với nguy cơ tai nạn lao động.

(HBĐT) - Không được đào tạo cơ bản, phần nhiều dựa vào kinh nghiệm, ít quan tâm tới các điều kiện về an toàn lao động, làm việc theo thỏa thuận, người lao động, làm thuê trực tiếp đối mặt với nguy cơ tai nạn lao động, nhẹ thì vẫn còn làm được, nặng thì từ bỏ nghề, có khi mất mạng.

 

Chưa tính đến các tai nạn hầm lò gây chết người. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống, hiện tồn tại lượng lao động hàng ngày bươn trải tại các công trình xây dựng dân dụng luôn đối mặt với những nguy cơ không an toàn. Hơn tháng nay, bà Nguyễn Thị Hiếu ở tổ 16, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã chính thức nghỉ việc phụ vữa xây dựng ở một nhà dân. Bà bị gãy chân, phải bó bột do leo tường khi đi phụ vữa. Cuộc sống gia đình khó khăn. Bà Hiếu khoảng 60 tuổi, các con đều làm thợ phụ xây dựng. Bị gãy chân, bà không có bảo hiểm, không được bồi thường hỗ trợ, mọi chi phí chữa bệnh phải tự trả. Nguồn sống của gia đình trông vào người con cũng đi phụ vữa. Tuổi cao, sau này có khỏi cũng đã yếu, hy vọng tiếp tục làm nghề rất khó. Bà tâm sự: Chỉ mong sớm lành chân để đi làm trở lại còn có tiền trang trải cuộc sống.

 

Tổ 16, phường Tân Thịnh trước là KDC công nhân sông Đà. Rất nhiều công nhân không lương, không phụ cấp, con cái họ không có điều kiện học hành nên ở nhà đi làm thợ phụ cho công trình xây dựng. Người có kinh nghiệm, có trình độ hơn thì làm thợ chính, sửa điện, làm đường ống nước, làm cửa, thợ sắt thu nhập cao hơn. Còn lại là lao động phụ việc, thợ hồ, thợ xây thu nhập không cao nhưng tính theo công nhật cũng được khoảng 150.000 đồng/ngày. Lao động vất vả, làm việc trong điều kiện không an toàn và nhiều nguy cơ rủi ro. Chỉ cần sơ sẩy là ngã, có thể thiệt mạng. Cách đây 2 tháng, 2 người thợ được một gia đình thuê xây tường, sửa chữa mái nhà bị dột trên tầng 2. Mọi việc tưởng suôn sẻ, ấy vậy mà anh Bình thợ xây bất cẩn thế nào bị dây điện 220 KV quàng vào tay, lộn mấy vòng rơi vào cây bàng rồi xuống đất, ngất tại chỗ, may không chết nhưng bị bỏng, việc sửa nhà bị bỏ dở. Anh Bình may mắn được gia chủ thăm hỏi, hỗ trợ đôi chút nhưng vẫn có nhu cầu tiếp tục được làm việc, có điều phải cẩn trọng hơn.

 

 Nhu cầu xây dựng tăng cao, kéo theo nhu cầu lao động cũng tăng. Mỗi nhà dân xây dựng cần khoảng chục lao động. Các khu đất đấu giá hàng chục nhà khởi công, số lao động lên tới hàng trăm. Phần lớn làm theo thoả thuận giữa người lao động với chủ thầu xây dựng, theo phương thức chấm công nhật. Chỗ khá thì trang bị quần áo, mũ, ủng... Còn các quy định về an toàn lao động mang tính chuyên nghiệp coi như bị bỏ qua.

 

Trao đổi với đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm và ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) được biết: Xây dựng là ngành nghề có nguy cơ rủi ro cao. Không giống các công trình của các công ty xây dựng, doanh nghiệp có sự giám sát của cơ quan quản lý, được tập huấn về các quy định an toàn lao động, ít xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Thực tế từ trước đến nay, nhà thầu và người lao động tại các công trình dân dụng nhỏ lẻ chưa được quản lý, mặc dù hoạt động này khá sôi động. Chủ yếu là tự thỏa thuận giữa người lao động với nhà thầu về chế độ, chính sách, tiền lương, bảo hộ lao động. Nguy cơ tai nạn lao động tại các công trình này rất cao. Những bất cập này sẽ được khắc phục từ ngày 1/7/2016, khi Luật An toàn vệ sinh lao động chính thức có hiệu lực. Luật này xác định vai trò, trách nhiệm của Phòng LĐ-TB&XH, UBND huyện, xã trong việc giám sát cơ sở thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động, các chế độ của người lao động, bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Sở LĐ-TB&XH đang xây dựng kế hoạch triển khai luật này.

      

 

                                                                        Lê Chung

 

Các tin khác

Các chiến sỹ trung đội dân quân cơ động huyện Lạc Thuỷ thi đấu ở nội dung bắn súng AK bài 1.
Phụ nữ xã Tu Lý (Đà Bắc)  tham dự buổi tư vấn pháp luật về đất đai tổ chức tại xã.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hiệu quả mô hình quản lý cư trú trên địa bàn phường Tân Thịnh

(HBĐT) - Tân Thịnh là một phường thuộc thành phố Hòa Bình có diện tích 3,92 km2 với địa hình đa dạng, bao gồm cả vùng sông nước, đồi núi. Toàn phường có 3.360 hộ dân với 11.565 nhân khẩu, trong đó, thường trú có 2.713 hộ,tạm trú 647 hộ. Ngay sau khi Cục C72 - Bộ Công an có Kế hoạch số 354/C72(P2) ngày 15/5/2013 xây dựng mô hình điểm về nâng cao hiệu quả quản lý cư trú phục vụ phòng, chống tội phạm tại cơ sở, cấp ủy, chính quyền nhận thấy sự cần thiết của việc thành lập mô hình nhằm đưa việc quản lý cư trú đi vào nề nếp.

Bắt giữ đối tượng truy nã nguy hiểm

(HBĐT) - Sau 6 tháng lẩn trốn, Bùi Văn Thông, SN 1989 ở xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) sa lưới pháp luật. Thông nằm trong nhóm đối tượng sử dụng hung khí nóng hỗn chiến với nhóm thanh niên khác ở tuyến đường Nguyễn Xiển, huyện Thanh Trì (Hà Nội) gây phẫn nộ dư luận, ảnh hưởng tới ANTT địa phương.

“3 cùng” ở Hang Kia, Pà Cò

(HBĐT) - Từ những chuyến công tác “cùng ăn, cùng ở, cùng vận động” với người dân, lực lượng Công an tỉnh đã thu hồi hàng trăm khẩu súng các loại; vận động hàng chục đối tượng có quyết định truy nã ra đầu thú...

“Sao vuông” huyện Kim Bôi ra quân huấn luyện

(HBĐT) - Hòa chung khí thế huấn luyện sôi nổi của lực lượng dân quân tự vệ trong tỉnh, những ngày qua, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi cũng đồng loạt ra quân huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ. Với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, các chiến sỹ “sao vuông” đã thể hiện quyết tâm có một mùa huấn luyện đạt kết quả cao nhất. Năm nay, huyện kim Bôi có 40 đơn vị ra quân huấn luyện, trong đó, 28 xã, thị trấn và 12 đơn vị tự vệ.

Sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị của Quân uỷ Trung ương về tăng cường công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong thời kỳ mới

(HBĐT) - Ngày 26/5, Đảng uỷ - Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 124-CT/QUTW của thường vụ Quân uỷ Trung ương về tăng cường công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong tình hình mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục